MỐI QUAN HỆ ĐỒNG THẦY VÀ ĐỒNG ĐỀN TRONG NGHI LỄ HẦU ĐỒNG
Bài viết trích từ cuốn ” Cung văn và Điện thần ” – Tác giả Y Linh
Mặc dù là một người quan trọng trong nghi lễ hầu đồng . Nhưng đồng đền ít có sự chú ý hơn các bài viết hay những nghiên cứu .
Việc đầu tiên mà Đồng đền đảm nhận là lo hậu cần cho Đền về mặt vật chất ( Đèn hoa , hương nến cho điện thờ ). Ngoài nhiệm vụ cai quản đền ( hoặc đền là của họ ) , đồng đền trong nghi lễ hầu bóng phải làm lễ ít nhất bốn lần
trong năm để thay mặt cho con nhang đệ tử
Đồng đền thường làm vai trò của một đồng thầy
Đồng thầy có vai trò duy nhất mang tính chất ” chuyên nghiệp ” trong nghi lễ hầu bóng bởi họ sống bằng nghề , giữ gìn và quản lý đền phủ . Họ là những người có sự am hiểu về truyền thống , văn hóa , tín ngưỡng lễ bái . Và một trong nhiệm vụ chính là mở phủ các tân đồng ( tức làm cho truyền thống sống động và tồn tại ) . Họ đóng vai trò chủ chốt trong việc bảo tồn và duy trì nghi lễ hầu đồng , nhưng vai trò này của họ , rất đậm nét trong tổ chức lễ bái
Mỗi đồng thầy có con nhang và đệ tử đi lễ và ra đồng dưới sự ” bảo trợ ” của họ . Một đồng thầy có thể có rất nhiều con nhang đệ tử thuộc thế hệ khác nhau , tất cả đều là con nhang của Đền . Chức năng mà một đồng thầy đảm nhiệm là một ví dụ điển hình của quá trình chuyên môn hóa trong một xã hội nông nghiệp . Đây cũng là một ví dụ cho thấy sự đa dạng hóa chức năng của vai trò của đệ tử tính thích ứng của nghi lễ trong luồng phát triển của nó
Việc mở phủ cho một đồng tân được coi là mnang thêm phúc cho đồng thầy hay không ? Tôi không nghĩ có hiệu quả trực tiếp , mà đồng thầy coi đây như nhiệm vụ để cho nghi lễ hầu đồng được thịnh hành và phát triển
Họ có thể lập gia đình nhưng thường cống hiến rất nhiều cho Đền , Đồng đền có thể do toàn bộ con nhang để tử chị định hoặc thường thấy hơn là những người có điện tư và chuyên chú vào việc lễ bái , người có hiểu biết sâu hơn các đệ tử bình thường , dần dâng được nâng lên điện tư thành đền chung. Nhiều khi cũng là do cha truyền con nối
Chẳng hạn như trong lễ hầu Thượng Nguyên để tôn trọng lệ Đầu năm khai ấn , cuối năm xếp ấn. Đồng thầy phải dâng sớ viết bằng chữ Hán nôm để tổng kết năm cũ đã qua và cầu an cho năm mới đang tới . Theo như một Đồng thầy thì sớ này không giống như sớ hầu bình thường ( được đóng dấu bởi thầy cúng trước khi làm lễ ) . Sớ của Đền được dâng cho một nanwm vị Quan Lớn để ngài đóng triện khi ngài giáng trong buổi hầu đồng lễ Thượng NGuyên của Đồng đền trước khi hóa ( đốt ) . Việc ngài đóng triện trên sớ của Đền là dấu hiệu ngài chứng tâm của đồng đền, con nhang đệ tử nhằm cầu được năm mới bình an
Những quan sát thấy trên đây nhằm để nhấn mạnh sự phân biệt vai trò giữ đệ tử có đồng bình thường và đồng thầy chứ không đi sâu vào khả năng chi tiết và tính chất công việc của các đồng thầy
Diễn Đàn Hát Văn Việt Nam ( chép bút )