Hà nội và các hoạt động kỷ niệm ngày di sản 2019 < Diễn Đàn Hát Văn Việt Nam
Diễn Đàn Hát Văn Việt Nam
Tin tức

Hà nội và các hoạt động kỷ niệm ngày di sản 2019

BAN QUẢN LÝ PHỐ CỔ HÀ NỘI TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHÀO MỪNG NGÀY DI SẢN VĂN HÓA VIỆT NAM 23/11.

🎁 Chủ đề “TIẾNG TƠ”

⏰ Thời gian khai mạc: 19h30 Ngày 22/11/2019 (Thứ Sáu);

⏰ Địa điểm: Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội, 50 Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

– Nội dung: Giới thiệu, trình diễn trang phục lụa từ tơ tằm và tơ sen, kết hợp với biểu diễn âm nhạc dân gian truyền thống.

❤️ Nội dung hoạt động:
Với mục đích bảo tồn các giá trị di sản, đặc biệt, quảng bá giá trị nghề truyền thống, tôn vinh nghệ nhân, thúc đẩy phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh Khu Phố cổ Hà Nội nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung; Đồng thời tăng cường hợp tác giao lưu giữa các địa phương, các tổ chức cá nhân trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể;
Tiếp nối hành trình bảo vệ, bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng,. Nhân kỷ niệm 14 năm ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11/2019, Ban quản lý Phố cổ Hà Nội phối hợp với các tổ chức và cá nhân tổ chức chuỗi HĐVH chủ đề “Tiếng Tơ” từ ngày 22/11 – 15/12/2019, với các nội dung sau:

🌹 Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội, 50 Đào Duy Từ, P.Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, HN

👉 Trưng bày giới thiệu một số công đoạn làm tơ của nghệ nhân

⏰ Thời gian: Từ ngày 22/11 đến ngày 15/12/2019

Tơ tằm là chất liệu quý được phát minh ở Á Châu. Từ nhiều ngàn năm trước, việc giao thương chất liệu này đã khai sinh ra những con đường xuyên lục địa huyền thoại, những con đường tơ lụa trên bộ và trên biển. Phố Hàng Đào đầu thế kỷ XX là một trung tâm truyền thống lâu đời của nghề cổ. Trong hoạt động văn hóa lần này, Ban quản lý Phố cổ Hà Nội phối hợp với Nghệ nhân Ưu tú Phan Thị Thuận tổ chức giới thiệu về nghề dệt lụa truyền thống;
Cho đến thời điểm hiện nay, nghệ nhân Phan Thị Thuận là người duy nhất có thể “điều khiển” con tằm thành “thợ dệt” và bà cũng là người duy nhất thành công trong việc “bắt” sen nhả tơ;
– Tại không gian trưng bày tầng 1, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội giới thiệu tới du khách mô hình nhà quấn sợi tơ, các công đoạn, quy trình ươm, dệt lụa tơ tằm và tơ Sen của NNƯT Phan Thị Thuận; Qua đó tôn vinh nghệ nhân và giới thiệu quảng bá các kỹ thuật mới của nghề truyền thống. Đặc biệt, trưng bày giới thiệu khung cửi dệt tơ tằm cổ của nghệ nhân.

👉 Trình diễn thời trang “Tiếng tơ” của các nhà Nhà thiết kế Trịnh Bích Thủy – Thương hiệu Trịnh Fashion; Nhà thiết kế La Hằng – Thương hiệu Áo dài La Hằng; Nhà thiết kế Thùy Anh – Thương hiệuTAF;

⏰ Thời gian: 19h30, Ngày 22/11/2019 (Thứ 6)

👉 Biểu diễn âm nhạc nghệ thuật “Chuyện nhạc phố cổ”

⏰ Thời gian: 19h30, Ngày 23/11/2019 (Thứ 7)

👉 Tọa đàm “Câu chuyện Tiếng Tơ” với sự tham gia của các nhà nghiên cứu văn hóa, nghệ nhân và các Nhà thiết kế.

⏰ Thời gian: 9h00 Ngày 30/11/2019 (Thứ Bảy):

“Tiếng Tơ” là câu chuyện nhắc lại những nét đẹp của chất liệu tơ trong đời sống văn hóa và văn minh vật chất của người Việt từ xưa đến nay. Thông qua triển lãm, trình diễn thời trang và tọa đàm văn hóa, chúng tôi muốn giới thiệu về một chất liệu gắn kết nhiều di sản văn hóa Việt.
– Đơn vị phối hợp: Họa sĩ Đào Ngọc Hân – Ủy viên BCH Hội Khảo cổ học Việt Nam, Phó Giám đốc Trung tâm Khảo cổ học ứng dụng;

🌹 Ngôi Nhà di sản 87 Mã Mây, P.Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội

👉 Ban quản lý Phố cổ Hà Nội phối hợp Nghệ nhân Văn hóa Nghệ thuật ẩm thực trà Nguyễn Cao Sơn tổ chức hoạt động với chủ đề “Huyền thoại Trà di sản – Giàng Pằng Sùng Đô”: giới thiệu quần thể 100 cây chè Shan tuyết cổ thụ Giàng Pằng, xã Sùng Đô, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đã được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận Cây Di sản Việt Nam.

Nghệ nhân Cao Sơn bắt đầu dành thời gian chuyên tâm nghiên cứu về trà Việt qua các tài liệu trong nước và quốc tế từ năm 2007, anh đã đi thăm quan tìm hiểu khắp các vùng trà shan tuyết cổ thụ Tây Bắc và Đông Bắc Việt Nam. Năm 2018, nghệ nhân Cao Sơn đã tham dự “Cuộc thi Quốc tế lần thứ nhất Chè Thế giới – AVPA Paris 2018” và giành giải cao, cũng như đạt được những ghi nhận tích cực của các chuyên gia quốc tế.

🌹 Đình Kim Ngân – 42, 44 Hàng Bạc, P.Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, Hà Nội

👉 Triển lãm ảnh với chủ đề “Di sản trong lòng Hà Nội” của Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Lê Bích, với hơn 12 năm cầm máy ảnh, Nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Bích đặc biệt yêu mến các làng nghề truyền thống, anh đã đi và trải nghiệm, qua đó, tích lũy vốn kiến thức sâu về các làng nghề, phố nghề, các nghệ nhân, cũng như các giá trị xưa cũ, truyền thống đang có nguy cơ mai một.
– Thời gian triển lãm: Từ 22/11 -15/12/2019.

👉 Tổ chức Lễ công bố bằng xếp hạng
Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Thành phố đình Trương Thị, 50 Hàng Bạc.

⏰ Thời gian: 9h00, Ngày 23/11/2019 (Thứ 7);

🌹 Đền Quan Đế – 28 Hàng Buồm, P. Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội

– Sư Thầy Thích Chỉnh Tuệ – Hội Phật giáo Việt Nam, Ủy viên Ban Văn hóa Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Trung tâm Mỹ thuật Mặc Nhân. Tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Sài Gòn, ĐH Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, Thầy là một họa sư có rất nhiều tác phẩm đã đấu giá giành tiền cho các quỹ từ thiện.
Trong chuỗi HĐVH “Tiếng tơ”, Ban QLPCHN phối hợp cùng thầy Thích Chỉnh Tuệ trưng bày giới thiệu hơn 30 tác phẩm Thi – Thư – Họa miêu tả vẻ đẹp hoa Sen của sư thầy, họa sĩ Thích Chỉnh Tuệ (Tuệ Nhật Mặc Nhân);

⏰ Thời gian trình diễn: 9h00’ Ngày 23/11/2019 (Thứ Bảy ): Giới thiệu và trình diễn vẽ tranh Thủy mặc và Thư pháp.
– Thời gian trưng bày: Từ 22/11 – 15/12/2019.

BAN TỔ CHỨC TRÂN TRỌNG KÍNH MỜI !

Lưu ý: Quý khách đến tham gia khai mạc HĐVH Chào mừng Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam 23/11, xe ô tô gửi trên phố Nguyễn Hữu Huân, xe máy tại Gầm cầu Chương Dương

Bài viết liên quan

Sai lầm của chúng ta là: NỔI NÓNG với NGƯỜI THÂN nhưng lại KHOAN DUNG với NGƯỜI LẠ

admin

Nghệ thuật dân gian trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt

admin

Một số quan niệm sai lầm của Phật tử về đạo Phật

admin

Bình luận

Để lại Bình luận