Tìm Hiểu Một số Đình , Đền , Chùa tại Quận Ba Đình - Hà Nội < Diễn Đàn Hát Văn Việt Nam
Diễn Đàn Hát Văn Việt Nam
Lễ hội - Đền phủ

Tìm Hiểu Một số Đình , Đền , Chùa tại Quận Ba Đình – Hà Nội


1. Chùa An Cây Đề (Thanh Ninh tự) ở số 2 phố Lê Trực, p. Điện Biên, q. Ba Đình.
Tương truyền có từ thời Lý (1031). Ngày nay do điều kiện lịch sử, khuôn viên chùa rất nhỏ hẹp.


2. Đình, Chùa Bát Tháp
Chùa Bát Tháp còn gọi là chùa Vạn Bảo ở số 211 phố Đội Cấn, p. Đội Cấn, q.Ba Đình.
Có thể đây là chùa Chân Giáo xây dựng năm 1024, nơi vua Huệ Tông nhà Lý bị Trần Thủ Độ bức tử.
Đình Vạn Bảo còn có tên đình Vạn Phúc ở trong một ngõ nhỏ thuộc phố Đội Cấn, p. Đội Cấn, q. Ba Đình.
Thờ Linh Lang Đại vương là hoàng tử Hoằng Chân, người tướng giỏi đã có công chống giặc Tống năm 1077 trong trận tuyến sông Như Nguyệt (sông Cầu)..
Lễ hội: 10/02


3. Chùa Châu Long ở số 112 phố Trấn Vũ, p. Trúc Bạch, q. Ba Đình.

Có từ thời Trần gắn liền với một nàng công chúa của vua Trần Nhân Tông. Về sau, chùa có dựng tượng thờ bà và được các vương triều sắc phong: Linh Thông Công Chúa.
Khảo cứu: Vua Trần Nhân Tông chỉ có 3 công chúa với danh tính và nhân thân rõ ràng như dưới đây:

a). Thiên Trân (vợ Uy Túc Vương Văn Bích).
b). Thượng Trân (vợ Văn Huệ vương Quang Triều-con dâu Hưng Nhượng Vương Quốc Tảng).
c). Huyền Trân (Hoàng hậu của chúa Chiêm Thành Chế Mân)
Do vậy Linh Thông công chúa có thể là con vua Trần Thánh Tông chăng?
Trần Thánh Tông có 4 công chúa trong đó có 2 bà không rõ danh tính và nhân thân.


4. Đình Cống Vị ở ngõ 518 phố Đội Cấn, p.Đội Cấn, q. Ba Đình.

Đình được khởi dựng từ thời Lý.
Thờ: Đức Thánh hoàng Phúc Trung, tức ông Hoàng Lệ Mật.
Lễ hội: 02- 03/02


5. Đình Cống Yên ở số 124, ngõ 639 Hoàng Hoa Thám, q. Ba Đình.
Chưa có tư liệu về năm khởi dựng đình.
Thờ Đức Thánh Quảng Hồng sinh trưởng tại Cống Yên có công đánh giặc Nguyên ở TK 13.
Lễ hội:12-13/01


6. Đình Đại Yên thuộc phư Ngọc Hà, Ba Đình.

Đình Đại Yên được xây dựng từ thế TK 12-13 và đã qua nhiều lần sửa chữa và trùng tu vào năm 1886, 1901, 2001 và trùng tu toàn bộ ngôi đình vào năm 2003.

Thờ Thành hoàng làng là Ngọc Hoa công chúa, mới 9 tuổi đã có công trong trận đánh chúa Chăm là Chế Ma Na vào năm 1104, sau chết ở làng Đại Yên, được vua phong Ngọc Hoa công chúa (cha bà người Yên Định, Thanh Hóa, ra dạy học lấy vợ người Đại Yên).
Lễ hội: 13-14/3.


7. Đền Đống Nước ở Ngách 173/63 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình.

Chưa rõ đền được xây dựng khi nào.
Thờ Bạch Ngọc Nương công chúa-người con gái sinh ra khác thường, khi hóa, trời mưa to.
Lễ Hội: 11-12/01


8. Đình Giảng Võ ở p. Giảng Võ,  Ba Dình.

Đình được xây dựng từ TK 15.
Thờ Lý Châu Nương (bà Chúa Kho), một nữ tướng xuất sắc thời Trần. Vua giao cho bà quản quốc khố nên phong Quản Chưởng Quốc Khố.

Lễ hội: 11-12/02 và ngày hoá 20/7

Đình có cỗng tam quan có tên là Bảo Khánh Môn, nay chỉ còn lại dấu tích là 4 viên đá xanh cỡ lớn. Ở cửa này đã diễn ra trận đánh dân làng chống lại quân Cờ Đen vào cướp bóc cuối TK 19, nên đã bị chúng tàn sát tới 72 người.

9. Chùa Hòe Nhai (Hồng Phúc tự) ở số 19 phố Hàng Than, p. Nguyễn Trung Trực, q. Ba Đình.
Tương truyền chùa xây từ đời nhà Lý.
Chùa Hòe Nhai là “chốn tổ” của phái Tào Động, một trong hai phái lớn của Phật giáo ở miền Bắc Việt Nam


10. Đình Kim Mã ở ngõ 221 phố Kim Mã, p. Kim Mã, p. Kim Mã, q. Ba Đình.
Tương truyền đình được xây dựng từ TK 11.
Thờ 3 vị Thành hoàng là: Bố Cái đại vương, Linh Lang đại vương, và quan thái giám thái tể Hoàng Phúc Trung (1027-1119).


11. Chùa Kim Sơn ở số 73 phố Kim Mã, p. Ba Đình.

Trước kia nơi đây là bãi tha ma, làm pháp trường xử trảm các tội nhân. Người dân thôn Mã Trại dựng am Vạn Linh bằng tranh để siêu độ âm hồn. Sau này nơi đây cũng là nơi mai táng thi hài các chiến sĩ tử trận Đống Đa trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh năm 1789.
Năm 2011, Nhà bia tưởng niệm Tây Sơn tại chùa Kim Sơn được xây dựng, văn bia do Anh hùng Lao động – Giáo sư Vũ Khiêu soạn.


12. Đình, Đền Liễu Giai ở ngõ 345 Đội Cấn, p. Liễu Giai, q. Ba Đình.

Đền: chưa có tư liệu thành văn chính thức về niên đại của ngôi đền. Trải qua nhiều lần trùng tu sửa chữa, hiện tại đền mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn.

Thờ Thánh Mẫu và Thủy Tinh phu nhân. Theo thần tích còn lưu ở đền, tại làng Phan Sơn, huyện Bằng Châu, phủ Nam Sách, tỉnh Hải Dương, có một gia đình ông Lý Nghi, vợ họ Hoàng có truyền thống văn học. Lý Nghi làm quan bộ Lễ dưới triều Trần, nhân đi chơi thuyền về phía tây thành Thăng Long thấy chim nhạn sà xuống một hồ nước nhỏ, địa thế khúc khuỷu, nhác trông như con thiên mã, bèn đến xây nhà rồi cho vợ dời quê lên đấy. Một hôm trời nóng, bà ra hồ Bạch Nhạn tắm. Bỗng dưng sóng gợn, hiện lên một con rắn trắng bơi đến rồi quấn chặt mình bà.

Năm sau, đúng giờ Thìn ngày 21 tháng 3 Giáp Thìn, bà sinh ra một bé gái, đặt tên là Ngọc Nương, càng lớn càng xinh, đức độ hiền hòa thông minh hơn người. Năm 18 tuổi, Ngọc Nương đi thuyền ngắm trăng vào đêm 17 tháng 8 đến địa phận trại Liễu Giai thì gặp cơn dông. Thuyền đắm, Ngọc Nương hóa. Bố mẹ vô cùng thương xót, xây miếu thờ nàng trên mảnh đất long chầu hổ phục cạnh hồ Bạch Nhạn, sau gọi là hồ Đống Nước. Đời Trần Anh Tông, quân giặc sang xâm lược nước ta, Ngọc Nương đã âm phù giúp vua đánh thắng. Vua bèn ban cho dân làng 100 quan tiền tu bổ sửa chữa miếu thờ và sai hai làng Liễu Giai (nơi hóa), Đống Nước (nơi sinh) cùng thờ phụng Mẫu Ngọc Nương.
Đình Liễu Giai thờ thành hoàng Hoàng Phúc Trung, người lập ra “Thập tam trại” ở phía tây-nam thành Thăng Long thời Lý.


13. Chùa Một Cột ở phố Chùa Một Cột, ngay cạnh Quảng trường Ba Đình.

Chùa Một cột còn có tên gọi khác là Chùa Diên Hựu hay Liên Hoa đài.
Chùa được khởi dựng từ mùa đông năm 1049 dưới thời vua Lý Thái Tông (1028-1054). Về sau vua Lý Anh Tông (1138-1175) thường lui tới cầu nguyện. Không lâu sau Hoàng hậu hạ sinh một Hoàng tử khôi ngô, nhà vua cho rằng đó là do Đức Phật ban cho, nhà vua liền cho tu sửa chùa và dựng thêm một ngôi chùa bên cạnh chùa Một Cột để tạ ơn. Cụm hai ngôi chùa Một Cột và ngôi chùa mới xây có tên là chùa Diên Hựu với hàm ý là “phúc bền dài lâu”.
Trải qua thời gian hơn 960 năm từ Lý, Trần, Lê, Nguyễn chùa được trùng tu và sửa chữa nhiều lần. Bởi vậy mà những đặc trưng văn hóa-kiến trúc trong từng thời kỳ cũng có những thay đổi, duy chỉ cột trụ dưới lòng hồ Linh Chiểu là vẫn giữ được dáng vẻ xưa. Và đó cũng chính là nét độc đáo của ngôi chùa này. Do vậy mà ngôi chùa được Kỉ lục Guiness Việt Nam vinh danh là “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam”.


14. Đình Ngọc Hà ở p. Ngọc Hà, q. Ba Đình.
Xây dựng vào cuối Lê đầu Nguyễn.
Thờ ông Hoàng Lệ Mật.
Lễ hội: 19/ 01


15. Đình, chùa Ngũ Xá

Đình Ngũ Xã ở số 16 phố Nguyễn Khắc Hiếu p. Trúc Bạch, q. Ba Đình.
Thờ Thiền sư Nguyễn Minh Không (1066-1141), vị tổ sư nghề đúc đồng được tôn làm thành hoàng làng..

Chùa Ngũ Xã (Thần Quang tự hay Phúc Long tự) ở số 44 phố Ngũ Xã, p. Trúc Bạch, q. Ba Đình. Chùa cũ bị cháy, năm 1949 được xây dựng lại. Chùa theo hệ phái Bắc Tông.
Chùa cũng thờ Thiền sư Nguyễn Minh Không.
Lễ hội: 17/01


16. Đền Núi Sưa nằm trong khuôn viên Công viên Bách Thảo, p. Ngọc Hà, q.Ba Đình.

Được xây dựng vào TK 19
Thờ Huyền Thiên Hắc Đế – vị thần có công chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập, tự chủ của dân tộc.

Đền lập năm 1012. Từng trải qua 7 đợt trùng tu từ đầu TK 17 đến giữa TK 20. Trong đó đợt trùng tu năm Đinh Tỵ niên hiệu Vĩnh Trị thứ 2 (1677) đời vua Lê Hy Tông là lớn nhất. Trịnh Tạc ủy cho con là Trịnh Căn chủ trì việc xuất của kho để tôn tạo Trấn Vũ Quán và pho tượng Thánh Trấn Vũ. Ông cho đúc tượng Huyền thiên Trấn Vũ bằng đồng đen, thay cho pho tượng bằng gỗ trước đó. Năm Cảnh Thịnh 2 (1794) đời vua Quang Toản, viên Đô đốc Tây Sơn là Lê Văn Ngữ cho đúc chiếc khánh đồng lớn. Năm 1842, vua Thiệu Trị đến thăm đền và ban tiền đúc vòng vàng đeo cho tượng Trấn Vũ.
Quán là nơi thờ tự của Đạo Giáo tức đạo Lão, nên dân chúng thường gọi là Đền Trấn Vũ hay Đền Quán Thánh.
Lễ hội: 03/3


18. Đền Voi Phục còn được gọi là Đền Voi Phục Thủ Lệ để phân biệt với Đền Voi Phục Thụy Khuê tại số 251 đường Thụy Khuê, q. Tây Hồ. Tương truyền, đền Voi Phục được xây dựng năm Chương Thánh Gia Khánh thứ 7 (1065) đời vua Lý Thánh Tông. Đền nằm trong hệ Tứ Trấn, “trấn giữ” phía Tây kinh thành.
Thờ hoàng tử Linh Lang, con của vua Lý Thái Tông (1028-1054).
Lễ hội: 09-10/02


19. Đền Yên Thành ở số 28 phố Phan Huy Ích, p. Nguyễn Trung Trực, q. Ba Đình
Đền Yên Thành có khởi nguồn tạo dựng khá sớm, nhưng nhiều di vật có giá trị văn hoá nghệ thuật thuộc TK 19. Trong cung cấm có tượng Vua bà Lý Chiêu Hoàng và 8 pho tượng của 8 vị vua Triều Lý.
Thờ Vua bà Lý Chiêu Hoàng, đời vua thứ chín và cũng là vị vua cuối cùng của nhà Lý.
Lễ hội: 15/3 (ngày Lý Thái Tổ lên ngôi) và 23/9 (ngày giỗ Vua Bà).

Bài viết liên quan

Bàn về đối tượng thờ phụng trong các ngôi chùa Việt ở miền Bắc.

admin

Thông tin và số điện thoại các Đền phủ thờ Mẫu

admin

Đền Sòng Sơn

admin

Bình luận

Để lại Bình luận