Tìm hiểu Lô Nhang ( bát hương ) ? < Diễn Đàn Hát Văn Việt Nam
Diễn Đàn Hát Văn Việt Nam
Dân gian Việt Nam Thắc Mắc Bốn Phủ Văn hóa Dân gian

Tìm hiểu Lô Nhang ( bát hương ) ?

Lô Nhang (bát hương) theo quan niệm dân gian


Trong các vật phẩm cúng lễ chúng ta thường thấy có 6 loại đồ cúng bao gồm : Hương, hoa, đăng, trà, quả, thực trong đó Hương là thức cúng đứng đầu của các phẩm vật vì hương là cầu nối giữa âm và dương, khi chúng ta châm hương để cúng dàng tiên tổ thì chính lúc ấy là chúng ta đang có một sợi dây kết nối để chúng ta được giãi bày, cầu nguyện với tổ tiên với các đấng thiêng liêng tối cao, hương khi được châm lên giúp quy phục lại cãi tâm đang loạn động của chính mình để nhất tâm hướng về tiên tổ chính vì thế lô nhang (bát hương) là vật không thể thiếu được trong không gian thờ cúng của người Việt.

Bát hương hiện nay thường có hình trụ hình hoặc hình một cái bát tô đáy nông, thường được làm bằng các chất liệu như đất sét nung thành bát hương sành sứ, làm bằng gỗ, bằng đồng. nhưng theo tôi thì bát nhang của chúng ta với nơi thờ tự tại gia thì nên làm bằng gốm sứ, bởi vì theo quan điểm của ngũ hành thì gốm sứ chính là từ đất mà thành do đó mang hành thổ (đất),mà chúng ta biết rằng vạn vật sinh linh đều khởi đầu và phát sinh ra từ đất mẹ và rồi trải qua quá trình hình thành phát triển, theo chu kỳ hạn định của tạo hóa thì lại trở về với đất mẹ, do đó đất là điểm khởi đầu cũng là điểm kết thúc chu kỳ của vạn vật, đất là hình ảnh của sự bao dung, che chở, đức hy sinh nhẫn nại, lòng bao dung rộng lớn, trong những bát nhang các nhà khảo cổ tìm ra thì phần lớn đều làm bằng gốm sứ Trong đó bát hương thường cắm một trụ bằng gỗ, sơn màu đỏ và gắn lên đó một chữ thọ để thắp hương vòng vào các ngày lễ tết, cái trụ đó nhất thiết phải là gỗ (mộc) vì Mộc từ đất mà sinh ra, mà hình ảnh của địa chính là bát nhang, như vậy nhất thiết trụ cắm hương vòng phải bằng gỗ để tương sinh với đất, tương hợp với sự phát triển của trời đất đó gọi là thuận hành. Tuy nhiên chúng ta vẫn thấy có rất nhiều gia đình sử dụng bát nhang bằng đồng trong việc thờ phụng điều đó cũng không phải là sai là phạm, chức năng của bát nhang chỉ là để cắm hương, còn những điều trình bày ở trên chỉ là lý giải dựa trên ngũ hành mà thôi. Vì con người ta làm một việc gì thường dựa trên một quan niệm nào đó để lấy đó làm cơ sở cho hành động, có người bố trí theo ngũ hành, có người thì chỉ coi bát nhang là nơi cắm hương không quan trọng hoặc coi nhẹ các quan niệm khác, vì vậy cũng không nên đặt nặng quá.

Còn vất đề nữa là bây giờ có nhiều gia đình hay mua chụp bát nhang bằng đồng, để khi thắp hương tàn hương không bị rơi ra ngoài, người ta sợ bẩn ban thờ nhưng theo tôi điều này chỉ là một sự ngụy biện của việc lười biếng trong việc chăm nom, không nên làm điều đó không tốt vì: Đồng mang tính Kim khí tương khắc với Hỏa khi đốt hương làm mất cân bằng âm dương, mất cân đối ngũ hành và hình ảnh bát nhang được chụp bằng đồng từ xưa đến nay không hề có, chúng ta nên cân nhắc trước khi làm bất cứ một điều gì, nhất là việc thờ phụng cho thật đúng với truyền thống, có cải biên cho trang nghiêm tố hảo nhưng không phải là pha tạp, không có cơ sở để trở nên nhố nhăng.

Hoa văn trên Lô Nhang: hiện nay trên bát hương thường vẽ hình song long tranh châu hay lưỡng long chầu nguyệt. Rồng là biểu tượng cho mưa gió, cho sự cân đối âm dương, đối với cư dân nông nghiệp thì Rồng được tôn thờ mang ý nghĩa cho sự mưa thuận gió hòa, đất đai trù phú, là hình ảnh của quyền lực, no đủ, đó là sự kết nối giữa trời đất (Rồng sống được cả dưới nước lẫn trên trời) nên trên bát hương thường vẽ hình ảnh rồng. Hiện nay còn có các bát hương vẽ hình hoa cúc biểu trưng cho sự trường trọ.

– Màu sắc: Màu sắc bát hương cổ chúng ta thường thấy hai màu xanh dương (xanh nước biển) và trắng. đều biểu trưng cho tính Thủy. cho sự cổ kính, trang nghiêm và dân dã đời thường. Hiện nay có một số gia đình sử dụng bát hương màu vàng theo tôi là không phù hợp vì màu vàng mang hành kim mà Hỏa khắc Kim.

Dân gian người ta quan niệm bát nhang là nơi cư ngụ của tổ tiên, thần linh.Trong bát hương thường chứa tro được đốt từ rơm nếp rơm từ cây lúa cây lúa sinh ra hạt gạo “hạt ngọc trơi” rất quý giá với con người, là tinh túy của trời đất,còn có cốt được làm bằng thất bảo bao gồm 7 thứ quý báu như vàng, bạc, san hô, hổ phách, ngọc trai, ngọc bích, mã não , có dị hiệu nghi đối tượng được thờ (ngày xưa chỉ có dị hiệu làm gì có tiền mà mua cốt vàng bạc như bây giờ), người ta rất sợ làm kinh động đến bát hương, sợ làm kinh động đến nơi cư ngụ của tiên tổ điều này đúng hay sai? hãy khoan xét chuyện đúng sai, nhưng theo tôi quan niệm đó làm cho con người ta tôn kính, cẩn trọng hơn trong việc phụng thờ tổ tiên, thử hỏi cái gì dễ dãi quá liệu có tôn ti trật tự không, con người có biết tôn trọng hay kinh sợ điều gì không? vì vậy tôi thiết nghĩ quan niệm đó có giá trị trong tâm linh, mà người được lợi chính là người có quan niệm đó

Bao nhiêu bát hương là đủ: Cái này còn tùy theo quan niệm của từng cá nhân, có gia đình thì chỉ thờ duy nhất 1 bát công đồng gia tiên và thần linh, có gia đình thờ 3 bát, có gia đình thờ 5 bát thậm trí nhiều hơn nếu nghe người ta bảo 1 bát 3 bát mới đúng thế hóa ra thờ theo người ta à?, mà đối tượng thờ của chúng ta có khác nhau mà, tuy nhiên chúng ta thấy rằng làm gì có ai cấm thờ phụng bao giờ, mình tôn kính tưởng nhớ thì thờ, nhưng ta nên làm sao cho nó hợp lý, ít không thiếu nhiều không thừa cân đối mỹ quan, thì không gian thờ cúng tiên tổ sẽ trở nên linh thiêng ấm cúng hơn là lộn xộn không có quỷ củ phép tắc theo tôi thì 3 bát đối với gia đình chỉ thờ bên nội, 5 bát đối với gia đình thờ cả nội và ngoại.

Thờ là để tu cái tâm nhớ ơn, biết cội biết nguồn, gieo cái nhân kính trọng tiền nhân cho con cháu, biết cúi đầu ngày giỗ ngày chạp, còn cúi được đầu là còn biết khiêm nhường, cung kính rồi đấy.

Bài viết : Đông Cuông Vọng Từ / FB

Bài viết liên quan

Tôn nhang bản mệnh và ý nghĩa là gì?

admin

Tháng 9 – Lễ Hội Cơm mới Đền Đông Cuông

Cuối Mùa Rơm

HẦU ĐỒNG CÓ NHỮNG LỢI LẠC GÌ ?

admin

Bình luận

Để lại Bình luận