NHỮNG ĐIỀU CON HƯƠNG ĐỆ TỬ NÊN BIẾT KHI HÀNH LỄ TRƯỚC THẦY THEN < Diễn Đàn Hát Văn Việt Nam
Diễn Đàn Hát Văn Việt Nam
Nghiên cứu tín ngưỡng Văn hóa Dân gian

NHỮNG ĐIỀU CON HƯƠNG ĐỆ TỬ NÊN BIẾT KHI HÀNH LỄ TRƯỚC THẦY THEN

LỄ PHONG ẤN; LỄ KHAI ẤN, NHỮNG ĐIỀU CON HƯƠNG ĐỆ TỬ NÊN BIẾT KHI HÀNH LỄ TRƯỚC THẦY THEN

1. LỄ PHONG ẤN

Sau một năm làm việc, Thầy then sẽ chọn ngày từ 23 tháng Chạp đến chiều 30 tháng Chạp để phong ấn tức là thầy then thu quân về, cho mời các con hương đệ tử đến dự (mỗi người cũng đem theo một túi gạo) để đóng góp nuôi quân, cấp ngân khố tiền vàng cho các quân quyền của nhà then được về trời nghỉ ngơi sau một năm làm việc và cũng trong thời gian này thầy then không làm lễ nữa. Ai chết hay nhà có việc… vào thời gian mà thầy then đã làm lễ phong ấn thì thầy then cũng sẽ từ chối nhà đó phải làm “phi héo” tức (ma khô) chôn trước làm lễ sau vì không có quân quyền trong tay.
– Lễ Phong ấn gồm
+Lễ Mặn: Xôi gà, thịt lợn luộc, bánh chưng, giò …
+ Lễ Chay: Thanh bông hoa quả, rượu ,bánh khảo, chè lam, khấu nô…
+ Tiền vàng , có đủ loại cả tiền âm, cả tiền dương, đủ mệnh giá càng tốt.
– Cách thức : Thầy then làm lễ thu quân quyền, cấp tiền vàng ngân khố đồ đạc hành lý tiễn quân quyền xong sau đó chuẩn bị 1 Chậu đồng hoặc 1 chiếc dậu hay thúng, giải tiền 4 hoặc 7 đồng hình Sao Bắc Đẩu ( giống hình cán muôi) xuống dưới đáy (cứ cho là mình cất vào dậu) sau đó lần lượt thu kiếm, chuông, lệnh bài, đài âm dương đặt vào dậu, sau đó lại phủ gạo tiền lên, tiền gạo ở đây là của thầy then chuẩn bị và các con hương đệ tử đóng góp (điều này Cô đã cho làm thay gạo bằng tiền nhét vào ồng cây nêu là mang ý nghĩa như thế ).

Sau đó các đồ làm lễ, chiêng, mõ, xóc nhạc (pác mạ), rồi tiếp tục phủ gạo tiền, cuối cùng trên cao nhất để một nậm rượu phủ lại bằng vải đỏ hoặc dán giấy đỏ đặt ở bàn thờ. Gấp áo then, mũ then, gậy thần thông của thầy, các đồ làm then cũng phủ vải đỏ và đặt cạnh dậu gạo đồ lễ và thầy then buông rèm niêm phong âm cho đến khi làm lễ Khai ấn.

2. LỄ KHAI ẤN

Nếu như lễ Phong ấn là thầy then làm lễ cho quân quyền về trời nghỉ ngơi thì lễ Khai ấn là lễ Đón quân quyền trở về để tiếp tục công việc Cứu nhân độ thế, phổ độ cho dương gian trần thế. Thời gian do thầy then quyết định nhưng không bắt đầu từ Giao thừa cho đến tối mồng một năm mới.
– Lễ gồm:
+Lễ Mặn: Xôi gà, thịt lợn luộc, bánh chưng, giò …
+ Lễ Chay: Thanh bông hoa quả, rượu ,bánh khảo, chè lam, khấu nô… Có cả hoa chuối(Pí Khé)
+ Tiếp theo thầy then làm phép kiểm đếm năm qua làm được bao nhiêu lễ cứu giúp mọi người bằng cách đếm lại các đôi đũa bông nhổ trên con”Cay phi ” mà khi đi làm lễ thường được cắm trên con gà luộc bàn then để báo cáo Ngọc Hoàng rồi xin hóa, sau đó thầy mới mở tấm vải đỏ lấy đồ thờ đồ lễ lau sạch sẽ, xếp, treo ngăn nắp gọn gàng trở lại bàn thờ. Thầy then làm lễ khai quân quyền và bắt đầu làm việc then cho một năm mới.
+ Thầy then làm lễ phát lộc cho mọi người gồm, gạo, tiền, quà bánh, chỉ ngũ sắc để mọi người, con cháu, con hương đệ tử, hưởng lộc then lấy may.
+ Lúc này hát then, múa then, cầu an, cầu mát, giải hạn liên tục. Nhà nào đến hỏi việc đầu tiên thì phải mang đến lễ thầy một con gà trống thiến đây là lễ đầu tiên trong câu then cổ có hát tức là “…Síp giờ kén đáy giờ đáy miệc… Pác giờ kén đay giờ nấy đây…” ngày “Khảy pác “,”Khảy tủ” của thầy để chào quân quyền về việc đầu tiên.

3. NHỮNG ĐIỀU CON HƯƠNG ĐỆ TỬ NÊN BIẾT KHI HÀNH LỄ TRƯỚC THẦY THEN

+ Trong then thì thầy then là người giữ vai trò quan trọng trong mọi việc. Thầy then có sứ mệnh riêng của thầy then, khi thực hiện lời nguyền được sư phụ đi trước cấp sắc trao quyền về những điều cấm kỵ có đoạn ” Sư phụ dẫn đệ tử ra ngoài trời hoặc ngoài ruộng thề rồi về quỳ trước bàn then tổ nghiệp trao mũ áo và lấy thanh kiếm chỉ vào mặt đệ tử dặn …từ nay đi làm phúc cứu người, ai khó khăn có việc mời cũng phải đi, dù giàu dù khó ko đòi hỏi lễ lạc, sau đó sư phụ trao những lời nguyền cho đệ tử, lời nguyền gì thì còn tùy vào từng dòng then và thề không phạm phải những điều cấm kỵ nếu phạm phải sẽ bị xiên vào gai Bồ kết, xiên nọ xiên kia…phạm nhẹ, không bị quy âm con cháu hoặc con hương đệ tử, phải đội rế nồi 3 ngày đến 7 ngày xin sám hối tạ tội với Ngọc Hoàng. Thế nên con hương đệ tử, những người hành lễ đến cửa chúa then, phật then, pháp then nên biết để hành lễ cho đúng với từng thầy then, dòng then.
Trong ăn uống: có dòng then kiêng không ăn thịt bò, thịt trâu, có dòng then thì vẫn ăn, có dòng then không ăn tỏi, không ăn rau hẹ, không ăn Ốc , không ăn cá Diếc, cá Chép,Ba Ba, cá mè, thịt chó … khi thầy then làm việc thì con hương đệ tử, hay chủ nhà mà thầy then đến làm lễ phải tuân thủ nghi lễ, không biết thì hỏi, hỏi phải ghi nhớ vì làm việc âm không nhắc đi nhắc lại vì theo quan niệm lời thánh phán ra là vàng là ngọc, khi thầy đã nói là âm đã phù quân quyền đã đoán định và tìm ra được số mệnh … ai không nhớ thì coi như hôm đó đi không được việc, tự sắp xếp xin gặp thầy hỏi lại vào ngày khác nhưng phải thầy đồng ý mới được, đã hỏi thì phải trú tâm, không hẹn hò người khác, không vay gạo lấy gạo người khác đi làm lễ, chú ý những điều sau:
Ngoài các lễ chay lễ mặn để thờ thì ta cũng nên biết về các loài hoa quý.
Những loài hoa quý để thờ được truyền lại trên bàn thờ then là
1.Bioc Khẩu nua
2.Biooc Mạ
3. Biooc Rầm
4.Biooc Khảo Quang
5. Bioc Pí Khé là hoa an lành và hoa dùng cho giải hạn
+ Hỏi thầy rõ ngày giờ làm lễ
+ Lễ phải chuẩn bị những gì?
+ Chủ động phương tiện đưa đón thầy đi đến nơi về đến chốn
+ Nơi đi lại hoặc gần khu vực làm lễ có dây phơi hay sào phơi quần áo phải cất đi
+ Trong mâm cơm không ăn cơm trước thầy, tất nhiên nếu thầy bảo ăn đi thì ta lại được ăn trước là vì trước đó có thể ta mải nói chuyện, ta không để ý thầy đã lấy đầu đũa chấm nhẹ xuống chén rượu hoặc nước chấm hoặc bát canh vì thầy đã làm phép thưởng trước rồi mà thầy không nói hết, đây là sự tinh tế cần chú ý.
– Thầy then cầm đũa ăn cơm là từ đầu đến cuối bữa ăn, bị rơi đũa là dừng bữa con nhang đệ tử không được đứng dậy lấy đũa cho thầy nữa mà lúc đó thầy cũng dừng bữa luôn. Khi ăn cơm cùng thầy thấy thầy buông đũa là lúc đó thầy dùng bữa xong. Nhưng bây giờ cũng thấy điều này các thầy then cũng xin khất với bề trên để được ẩn các sinh hoạt đời trần, không hiện ra ngoài nhưng vẫn duy trì được các nghi lễ của then cũng được các thầy vận dụng.
– Một năm thầy then có rất nhiều lễ, có những lễ con nhang đệ tử do công việc bận không đi dự được nhưng không nên bỏ qua hai ngày lễ tết thầy : Giằm tháng bảy âm lịch và từ mùng hai tháng giêng, đến trước khi lễ thầy làm lễ hạ bàn.
– Con hương đệ tử luôn luôn phải đi cạnh thầy để bảo vệ quân quyền và kịp ứng phó các công việc, tình huống phát sinh khi thầy chỉ dạy.
+ Không ngồi đối diện với thầy, giữ gìn thân tâm sạch sẽ.

Với tinh thần bảo tồn di sản Then và duy trì văn hóa truyền thống theo phong tục tập quán dân tộc Tày chúng ta nên ghi nhớ, ứng dụng tâm linh hài hòa để tránh phạm âm.
Nguồn : Sưu tầm

Bài viết liên quan

NGHI LỄ TRÌNH ĐỒNG TỨ PHỦ – BÀI VIẾT THỦ NHANG ĐỒNG ĐỀN HÀNG BẠC – PHẦN 1

Cuối Mùa Rơm

ÁO BẢN LĨNH CỔ ĐỨNG HOÀNG TRIỀU VUA ĐỒNG KHÁNH

admin

Lễ Tôn Nhang Bản Mệnh – Bước Đầu Vào Cửa Đạo

Cuối Mùa Rơm

Bình luận

Để lại Bình luận