‘Tiền chùa’ có chủ liệu có hết tranh chấp ? < Diễn Đàn Hát Văn Việt Nam
Diễn Đàn Hát Văn Việt Nam
Tin tức

‘Tiền chùa’ có chủ liệu có hết tranh chấp ?

Trong vụ Dân Chàng Sơn “trả” sư trụ trì chùa làng, được xếp hạng di tích quốc gia, có việc người dân đã tạm giữ chiếc ô tô được cho là nhà sư dùng tiền công đức để mua.

Chuyện này lại khiến nhiều người đặt câu hỏi về việc quản lý tiền công đức tại các di tích Phật giáo.
‘Tiền chùa’ có chủ mới hết tranh chấp – ảnh 1

Thực tế, từng có chuyện một nhà sư cầm sổ đỏ của chùa, vay tiền tỉ của phật tử để xây chùa sau đó không thể trả. Một nhà sư khác lại lấy tiền công đức của dân để mua xe ô tô, xây nhà để xe này ngay trong di tích quốc gia. Một nhà sư mất đi để lại hàng trăm nghìn USD mà không biết ai sẽ thừa kế dẫn đến tranh chấp… Xung quanh câu chuyện quản lý tiền công đức,

Thanh Niên đã trao đổi với GS Đỗ Quang Hưng , nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo, về vấn đề này.

Ông nói: Người dân có thể phát tâm cho tôn giáo này tôn giáo kia, cấp độ đầu tiên là cái hòm công đức. Nhưng theo tôi phải đặt việc quản lý tiền công đức trong một vấn đề rộng hơn. Nói thẳng ra đó là tôn giáo và kinh tế, kinh tế của tôn giáo như thế nào. Trước đây, chúng ta ít nói về điều này. Nhưng trong xã hội hiện tại thì kinh tế là một khía cạnh mà chẳng có tôn giáo nào thoát khỏi vấn đề đó đâu.

Chúng ta nói về chuyện công đức, hay nói về những người có cảm tình với tôn giáo đóng góp. Ở các nước, tổ chức tôn giáo là tổ chức pháp nhân hẳn hoi. Có nghĩa là tổ chức đó có quyền có tài sản, có quyền bán tài sản, quyền có tài khoản riêng, có quyền tài chính quốc tế và trong nước.

Các cụ nhà ta hay nói “tiền chùa”, người châu Âu họ hoàn toàn không hiểu. Của mình tiền chùa nghĩa là tiền vô chủ, cứ việc lấy ra mà tiêu thôi. Khi có sở hữu và công khai thì việc sử dụng tiền công đức sẽ được quản lý. Dù tiêu một đồng cũng phải tính toán, vì nó là xương máu mới có được. Người ta sẽ phải tiêu để nó sinh lợi

Khi các tổ chức tôn giáo thực sự có pháp nhân, thì họ có quyền chủ sở hữu, có quyền chuyển nhượng, thậm chí bán tài sản cơ sở tôn giáo đi là chuyện bình thường.
Ở VN hiện nay, về vĩ mô, hiểu theo nghĩa của pháp nhân dân sự, tổ chức tôn giáo lại chưa có. Vì thế nó đặt ra việc tài sản ở cơ sở tôn giáo ai sẽ đứng ra sở hữu. Bởi thực tế khi vận hành, giao dịch dân sự thì phải thông qua một con người cụ thể, giao dịch cụ thể. Ví dụ nhà chùa làm từ thiện muốn làm giáo dưỡng trẻ mồ côi thì phải một nhà sư đứng ra làm.

Thời phong kiến, các cụ có câu “đất của vua, chùa của làng”. Nhưng bây giờ chùa cũng không phải của làng nữa rồi.

Trong thực tế, có sự tranh chấp. Vấn đề sâu xa là ai mới là người sở hữu cái chùa ấy, nhà thờ ấy. Mâu thuẫn nằm ở chỗ các tổ chức tôn giáo chưa có pháp nhân dân sự đích thực. Cho nên khi giao dịch dân sự thông qua nhà sư sẽ dẫn đến nhiều phức tạp. Ông sư huy động tiền xây chùa, hay tranh chấp tài sản chỉ là việc cụ thể. Tôi không muốn nói cụ thể từng trường hợp mà nói đến nguồn gốc sâu xa.
Đồng tiền vẫn là đồng tiền

* Nhiều người cho rằng nên quản lý hòm công đức trong chùa. Ông đánh giá thế nào về việc này?

– Các chùa có phát tâm phật tử công đức rất nhiều. Về mặt tâm lý, nhà chùa thấy là can thiệp vào hòm công đức nhiều thì bà con cũng chẳng vui vẻ gì. Người trụ trì chùa cũng từng phản ứng vì việc quản lý hòm công đức. Nó như động đến nội bộ tôn giáo vì đây là chuyện thiêng liêng của người ta. Nhưng nói ngược trở lại, nếu hòm công đức không được quản lý thì cũng có vấn đề liên quan đến dân sự.
Từng cái hòm công đức, chỗ nào có kiện tụng nhau thì chính là vì đụng đến vấn đề dân sự. Một bên phía nhà nước có quản lý nhất định. Ngược lại, phía nhà chùa cho rằng đó là can thiệp.

Cúng lễ rằm tháng 7 ở chùa Quán Sứ Hà Nội

* Như vậy, theo ông căn bản của các tranh chấp, vấn đề trong tài chính của nhà chùa vẫn là chuyện pháp nhân của các cơ sở tôn giáo. Vậy sắp tới, điều này có khả năng thay đổi hay không, thưa ông?

– Đúng, cái gốc căn bản là như thế. Các tổ chức tôn giáo, các cơ sở tôn giáo ở VN chưa có pháp nhân dân sự đích thực. Đó là điều mà luật Tôn giáo hiện nay đang soạn thảo phải giải quyết. Đó là cái bao quát nhất.

* Chúng ta cũng lưu ý rằng, dù tính chất tôn giáo, của đóng góp công đức có thiêng liêng thì cuối cùng đồng tiền vẫn là đồng tiền. Chùa nhỏ thì tiền công đức không nhiều, nhưng cơ sở tôn giáo lớn thì tiền đó không nhỏ. Nếu tổ chức tôn giáo ấy lại làm thêm dịch vụ Phật giáo nữa thì tiền đó càng lớn. Hiện Phật giáo là một tôn giáo lớn có lợi thế về đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân. Đồng tiền lớn thì quản lý thế nào?

Theo ông Phạm Xuân Phúc, Phó chánh thanh tra Bộ VH-TT-DL, từ trước đến nay việc thu chi tiền công đức trong chùa chưa từng bị phạt. “Khi thanh tra, chúng tôi cũng chỉ thanh tra về số lượng hòm công đức. Theo chương trình đột phá thí điểm, mỗi điểm thờ tự được phép có không quá 3 hòm công đức. Chương trình như thế nhưng cũng chưa có văn bản hướng dẫn chính thức”, ông Phúc nói và khẳng định: “Theo Nghị định hướng dẫn Pháp lệnh Tôn giáo, tiền công đức cũng được yêu cầu phải công khai minh bạch. Trong thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện nếp sống văn minh nơi thờ tự cũng yêu cầu công khai minh bạch. Cũng có nơi làm được, nhưng đó là những nơi có ban quản lý di tích. Còn thực tế thì cũng không ai biết, rất khó biết”.
– Lại quay trở lại việc không có pháp nhân. Nếu một ngôi chùa nào đó mà trụ trì lại có vấn đề về tâm đức tôn giáo, có chỗ chưa đảm bảo thì sẽ có đụng độ thôi. Đụng độ giữa người dân, tín đồ với trụ trì, và thậm chí còn đụng độ trong nội bộ các tôn giáo nữa.

Nhà chùa đừng nổi nóng

* Vậy kinh nghiệm quản lý tiền của các nước khác, các tôn giáo khác như thế nào, thưa ông?

– Như tôi nói ban đầu, nên quay lại vấn đề tôn giáo và kinh tế. Khả năng quản trị phải rất rõ. Phát tâm đóng hằng tháng theo lương bổng, hay đóng theo từng thời điểm, hay như ở VN là kiểu hòm công đức thì cũng phải quản trị.
Và cũng trở về vĩ mô, khi nào các tổ chức tôn giáo VN trở về đúng như trên thế giới, nó trở thành tổ chức của xã hội dân sự, một pháp nhân của xã hội dân sự, nghĩa là nó có quyền kinh doanh mở trường, mở bệnh viện, xây cất, bán nhà thờ nhà chùa thì tự dưng quyền lợi kinh tế nó sẽ trở thành bình thường. Nó không còn là điều gì đặc biệt hay dưới danh nghĩa thần thánh thần linh gì nữa.

Các cụ nhà ta hay nói “tiền chùa”, người châu Âu họ hoàn toàn không hiểu. Của mình tiền chùa nghĩa là tiền vô chủ, cứ việc lấy ra mà tiêu thôi. Khi có sở hữu và công khai thì việc sử dụng tiền công đức sẽ được quản lý. Dù tiêu một đồng cũng phải tính toán, vì nó là xương máu mới có được. Người ta sẽ phải tiêu để nó sinh lợi.

* Hiện chưa rõ khi nào luật Tôn giáo sẽ được thông qua, bao giờ có hiệu lực. Cũng chưa rõ khi thông qua thì các cơ sở tôn giáo có pháp nhân hay không. Giải pháp tình thế hiện nay theo ông nên là thế nào?

– Bây giờ đang quá độ, phải làm hai việc. Một là thực hiện những gì Bộ VH-TT-DL quy định. Nhà chùa đừng nổi nóng. Hãy trao đổi. Ví dụ, bộ quy định chùa được đặt mấy hòm công đức thì làm theo. Trong tình hình hiện nay phải như thế, cần thế.

Thứ hai là mỗi một nhà chùa cần học kinh nghiệm các tôn giáo khác. Ngoài người đứng đầu quyền lực thì có hội đồng do các giáo dân bầu ra. Hội đồng đó họ bàn và giám sát về luật lệ và nhiều việc khác trong đó có cả đạo đức, tư cách, lối sống của tín đồ, kinh phí. Nếu nhà chùa làm được điều này thì cũng rất hay. Cộng đồng tín đồ của nhà chùa rất đông. Nên cử ra một ban để góp phần tư vấn, giám sát một phần tiền công đức.

Bài viết liên quan

NGHI LỄ TRÌNH ĐỒNG TỨ PHỦ – BÀI VIẾT THỦ NHANG ĐỒNG ĐỀN HÀNG BẠC – PHẦN 1

Cuối Mùa Rơm

Đạo Mẫu và đạo Phật đạo nào cao hơn?  

admin

Để Tín ngưỡng thờ Mẫu đi đúng quỹ đạo

admin

Bình luận

Để lại Bình luận