Nhạc cho múa và điệu sai < Diễn Đàn Hát Văn Việt Nam
Diễn Đàn Hát Văn Việt Nam
Chầu văn Nghệ thuật chầu văn

Nhạc cho múa và điệu sai

Sau những làn điệu đặc trưng , lúc hát để đệm cho múa , các cung văn lại sử dụng các bài hát độc lập . Theo thầy Phạm Văn Kiêm , thời cổ chỉ có hai ba bài lúc nữ thần múa : xá cổ để cho các giá thiên , địa , xá sơn trang cho các giá nhạc phủ và chèo đò cho các giá thuộc thoải phủ 

Từ khi đồng bóng phát triển ở nhiều các khu đô thị thì các cung văn cũng sáng tác ra nhiều bài để các vấn hầu đồng trở nên vui vẻ và náo nhiều khi những vị cô và cậu về đồng . Ngoài ra chúng ta cũng có thể liệt kê bản lưu thủy ( xuất sứ từ nhạc cung đình và các đàn nhạc lễ ) , được chơi với nguyệt và bộ gõ chứ không có hát , dùng chung cho các điệu múa nam thần . Về nữ thần , mỗi vị hoặc mỗi phủ có những bài hát riêng , đây là một trong những đất sáng tạo dành cho các cung văn tài ba và cũng là những bản mà chúng tôi có thể hát bè tòng theo thầy trong các buổi hầu đồng 

Chèo đò – CÔ BƠ – Photo Mật Ong

Trong tập văn của thầy Kiêm , tôi có thể kể những bài sau : 

Nhạc múa 

Tên bài  Giá hầu 
Chèo đò  Cô Bơ 
Múa quạt Cô Chín 
Cô hái hoa  Cô Ba Bông
Cô hái quả  Cô và các giá chầu thượng ngàn 
Song đăng Cô và các giá chầu thượng ngàn 
Dệt cửi Cô đồng bằng 
Múa lụa  Cô đồng bằng 

 

Có những bài hát rất nổi tiếng như chèo đò , được phân tích trong hết các công trình nghiên cứu của hát văn , có những bài hát như song đăng lúc Thánh múa mồi , là tác phẩm của thầy Kiêm chúng ta có thể nghe những ví dụ sau 

Nhiều khi có những vị nữ thần nhưng có tích nữ tướng ( Chầu Chúa Bát Nàn ) , cung văn có thể chơi bản lưu thủy , nhưng chơi trên một nhịp

2 . Điệu Sai

Sai không chỉ là tên nhịp mà còn là tên một làn điệu . Điệu sai là một điệu khá đặc biệt , thay vì chỉ là một câu triệu thỉnh cho một giá hầu đồng như thường lệ . Tôi có ghi được một bản bác Thanh Lâm cả một bài hát trên điệu sai , vì trường hợp đặc biệt nên tôi dẫn ở dưới đây như một bài độc lập

Bác Thanh Lâm ( Trích CD )

Tóm lại trong một buổi hầu đồng , thầy cung văn tuân theo những lệ sau : Mỗi vị Thánh có một bản văn và một làn điệu riêng . Thứ tự các ngài giáng trần là nhân tố không bao giờ thay đổi . Các giai đoạn trong một giá hầu đồng cũng là nhân tố không thay đổi . Chỉ có độ dài của mỗi bản văn là sẽ thay đổi tùy theo vào người hầu , nhưng những người hầu lại phụ thuộc vào linh cảm và vào tài nghệ các cung văn để kéo dài các giá đồng lâu hay chóng . Và tài nghệ các cung văn thì cũng phải phụ thuộc vào nhiều nhân tố

Câu hát hay bđàn giỏi chỉ là một câu sáo nếu như người thường hiểu được rằng cung văn phải tài ba như thế nào mới có thể lôi cuốn thần thánh , người hầu , và đệ tử con nhang đến nhiều tiếng đồng hồ

Trích : Cuốn Cung Văn và Điện thần – Tác Giả Lê Y Linh

Bài viết liên quan

Chầu văn có tạo nên khoảng không gian linh thiêng cho người Hầu đồng ?

admin

Cung Văn NSƯT Văn Ty – Cả Đời Say Mê Nghệ Thuật Hát Chầu Văn

admin

Văn lối cổ Ông Hoàng Bơ Thoải

admin

Bình luận

Để lại Bình luận