LÝ GIẢI TẠI SAO CÁC CHÚA, CÁC CHẦU, CÁC CÔ TRONG TỨ PHỦ ĐA SỐ THUỘC NHẠC PHỦ < Diễn Đàn Hát Văn Việt Nam
Diễn Đàn Hát Văn Việt Nam
Nghiên cứu tín ngưỡng Thắc Mắc Bốn Phủ

LÝ GIẢI TẠI SAO CÁC CHÚA, CÁC CHẦU, CÁC CÔ TRONG TỨ PHỦ ĐA SỐ THUỘC NHẠC PHỦ

LÝ GIẢI TẠI SAO CÁC CHÚA, CÁC CHẦU, CÁC CÔ TRONG TỨ PHỦ ĐA SỐ THUỘC NHẠC PHỦ

Mỗi khi đi dự hầu chúng ta thấy rằng ngoài các Chúa Mường Chúa Mán ra thì trong tứ phủ chầu bà, thánh cô, các vị thuộc miền thượng ngàn chiếm áp đảo về số lượng. Về các chầu: có chầu nhị, chầu 5, chầu lục, chầu 7, chầu bát thượng ngàn (khác với đại tướng Bát Nàn), chầu bé,…về các cô có: cô đôi, cô 5, cô 6, cô 7, cô 8, cô bé (cô bé Đông Cuông, cô bé SaPa, cô bé Thạch Bàn, cô bé Suối Ngang….)

Xét về độ thực tế, trong tam phủ công đồng, tứ phủ vạn linh thì có vẻ như địa phủ, nhạc phủ là gần gũi nhất, bởi chẳng ai sống ở trên trời (Thiên phủ), dưới nước (Thoải cung) người ta là loài sống trên mặt đất hiển nhiên sẽ tôn thờ các yếu tố tâm linh về mặt đất trước.

Về mặt địa lý, nước ta chiếm 3/4 diện tích là đồi núi. Trên cả nước, số lượng các dãy núi to lớn hùng vĩ là rất lớn, tiêu biểu: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn, Hồng Lĩnh, Bạch Mã,… Ngay cả trong văn các chầu cũng thường có “quyền cai tam thập lục ngàn châu”, hay “ba mươi sáu động quyền hành trong tay”, đủ biết sơn lâm nước ta bạt ngàn như thế nào. Và mỗi cảnh rừng, cảnh núi như thế lại thường có một vị chúa (chầu) bảo hộ, thường được ghi nhận bởi công lao lịch sử. Với độ phong phú của cảnh sơn lâm như thế, tất nhiên có nhiều vị thánh linh hiển hách ở các vùng sơn trang là điều không có gì lạ. Thêm vào đó, không chỉ là cảnh rừng núi đơn thuần, nơi các chúa, chầu, cô ngự luôn là nơi có cảnh sơn thuỷ hữu tình, non xanh nước biếc.

Về mặt lịch sử, hãy ngược mấy nghìn năm trước trong quá khứ. Quốc Mẫu Âu Cơ là người “dòng tiên sống ở vùng núi phương Bắc” Thì ra, nguyên sơ người mẹ đầu tiên của nước Nam ta từ đầu đã gắn liền với rừng núi. Chẳng thế mà trong Đạo Mẫu-Mẹ lại có mối quan hệ mật thiết với Sơn Lâm.

Ngoài ra trong lịch sử dựng nước, rừng chính là cái nôi của người Việt cổ. Buổi đầu, đa số những tập tục của con người đều xuất phát từ rừng rú: săn bắn, hát lượm quả rừng, thuần phục thú rừng, ruộng bậc thang, khai thác gỗ… Rừng quả chính là kho vàng, kho lộc của con người, phải chăng vì thế mà các chúa các cô sơn trang thường là những giá rải lộc nhiều nhất trong một vấn hầu.

Trong lịch sử giữ nước, rừng núi chiếm địa thế quan trọng trong chiến tranh: Ải Chi Lăng, núi Chí Linh đặc biệt là các vùng núi Tây Bắc địa đầu biên giới của tổ quốc. Sự phù hộ các triều đại đánh thắng giặc đã làm cho giá trị thờ mẫu nơi sơn trang càng được tôn vinh, mở rộng (Chúa Thác Bờ…)…

Hiện nay một số người còn thắc mắc, các chúa, chầu là người dân tộc mà sao người Kinh hay hầu hạ vậy. Xin thưa rằng, chúng ta người Kinh hay người mường, người mán đều xuất phát chung một nguồn cội nơi rừng núi (Sau này với di chuyển đi các vùng đồng bằng) Tất cả đều sinh sôi từ tộc người Lạc Việt, Âu Việt,… đều chịu ơn rừng núi (đến nay vẫn vậy) Thế nên tục thờ Sơn Trang vẫn được lưu giữ và các giá sơn trang trong tứ phủ vẫn vậy.

Bài viết liên quan

Các Ban Thờ trong các Đền – Phủ – Điện thờ Thánh Mẫu

admin

ĐÀN MÃ SƠN TRANG

admin

Nơi phát tích tục thờ Tứ Vị Thánh Nương

admin

Bình luận

Để lại Bình luận