Ghi chép tác giả Y Linh – Cuốn Cung văn – Điện thần
Nếu như một đồng thầy có khả năng tâm linh lớn hơn có thể mở phủ cho một tân đồng, thì một người trưởng cung văn hoặc cung văn bản đền phải có trình độ hơn một người cung văn loại bình thường , không kể đến các cung văn nghiệp dư. Cung văn chính thường đảm nhận đàn nguyệt và hát , cung văn phụ thỉnh thoảng hát đệm và chủ yếu chơi các nhạc cụ khác như thập lục , sáo ,,,. Vậy người kêu thánh ( Và biết kêu vị thánh nào vào lúc nào thì thánh mới giáng ) chỉ có thể là cung văn chính mà thôi . Vai trò của cung văn chính nhiều khi hòa với vai trò của thầy cúng , đảm nhận cả phần lễ trong một buổi hầu đồng . Mặt khác , trong thực tế , các đền rất khó có được cung văn thật giỏi và những người giỏi thì được đệ tử rất cung phụng
Trong nghi lễ hầu đồng, con đồng không hát như trong then của người Tày hoặc mudang ở Triều Tiên , mà cung văn đảm nhận phần hát trong suốt buổi hầu . Thời đó một số cung văn đi làm ở cơ quan nhà nước và đi hát hầu, nhưng không hề được biết không khí sinh hoạt đồng bóng như ngày nay. Dàn nhạc truyền thống có đàn nguyệt, hát và bộ gõ . Các nhạc cụ khác chủ yếu là ở một số các thành phố lớn , tới chơi cho xôm thì chủ yếu chơi bè tòng , như một nhạc công đi đánh cho dàn nhạc , chứ không cần đòi hỏi biết về lễ bái nhiều lắm . Thời nay , theo như một số nhà nghiên cứu mỗi buổi hầu , đồng đền đi tuyển cung văn vào hát , quan sát ở một số đền có ban nhạc riêng và họ tuyển thêm cung văn ngoài cho rôm rả hoặc theo ý thích của những người hầu đồng
Họ là những người hành nghề chuyên nghiệp hay nghiệp dư ? Trong tất cả các thể loại nhạc công do Trần Văn Khê liệt kê, chúng ta không thây vị trí của cung văn Việt Nam, có lẽ bởi họ thuộc thể loại nhạc công đặc biệt . Tuy nhiên , nếu chung ta căn cứ trên các tiêu chuẩn mà Tô Ngọc Thanh đưa ra ” Một nền âm nhạc chuyên nghiệp là một nhạc công sống bằng nghề âm nhạc ” thì cung văn thực sự là những người nhạc công chuyên nghiệp
Hơn nữa , cung văn hầu đồng rất tự hào về tài năng của mình so với các nhạc công chuyên nghiệp trong xã hội cũ. Có khả năng dâng văn cho tứ phủ là một vinh dự cho họ . Ngoài ra , họ là những nhạc công hiếm có kiếm sống nhờ tài năng của mình . Và đồng tiền họ làm ra không phải là tiền lộc trần mà là lộc thánh, vì thế giá trị của họ lại càng được tăng lên.
Chúng ta có nhận thấy tự hào trong câu truyện của bác Bùi Trọng Đang:
” …. Hồi đó tôi còn trẻ lắm, độ khoảng năm 17 tuổi . Môt hôm tôi đi lễ trên một đền dưới tỉnh . Trong lúc ngồi nghỉ có một bà đồng vào làm lễ. Bà ấy bắt đầu làm lễ , Lúc Chầu Bát giáng tôi nghe mấy người cung văn hát như cơm nguội , tôi bèn cầm đàn và hát chầu. Tất cả mọi người ở đó đều im lặng đi. Chầu Bát ra hiệu cho tôi ngồi vào chiếu hầu và tôi hát đến cuối buổi cùng các cung văn khác của họ . Lúc đó họ đảm nhận phần gõ . Tôi chưa bao giờ có nhiều lộc như thế . Các cung văn khác không nói gì , tôi hát hay hơn hẳn ….”