NGHI LỄ TRÌNH ĐỒNG TỨ PHỦ - BÀI VIẾT THỦ NHANG ĐỒNG ĐỀN HÀNG BẠC - PHẦN 1 < Diễn Đàn Hát Văn Việt Nam
Diễn Đàn Hát Văn Việt Nam
Nghiên cứu tín ngưỡng Thắc Mắc Bốn Phủ Tin tức

NGHI LỄ TRÌNH ĐỒNG TỨ PHỦ – BÀI VIẾT THỦ NHANG ĐỒNG ĐỀN HÀNG BẠC – PHẦN 1

NGHI LỄ TRÌNH ĐỒNG TỨ PHỦ

Bài viết : Thủ nhang đồng đền Nguyễn Tất Kim Hùng ( Đền Hàng Bạc )
Photo / fb : Vương Dophin
Nhiều người yêu thích Tín ngưỡng thờ Mẫu hỏi tôi về nghi lễ trình đồng Tứ phủ ,theo nghi lễ cổ truyền, mà tôi đã được học hỏi từ một số các bậc đồng đền tiền bối và tôi đang thực hiện nghi lễ này cho đến bây giờ.
Đây là bài viết tóm tắt về nghi lễ trình đồng Tứ phủ của bản đền Nguyên Khiết LinhTừ số 102 phố Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội . Nghi lễ này không áp đặt với cá nhân hay tổ chức nào trong cộng đồng vì đây là tín ngưỡng dân tộc có sự bảo tồn vốn cổ và phát huy nét đẹp văn hóa , theo từng thời kỳ phát triển của xã hội.
Mỗi một tổ chức tín ngưỡng, mỗi cá nhân những người thực hành tín nguỡng có tư duy bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa khác nhau, quan điểm khác nhau và thực hành nghi lễ khác nhau. Cá nhân tôi không tham gia bàn cãi tranh luận việc đó , mà đưa ra quan điểm riêng của mình để mọi người tham khảo.
Mong sự hoan hỷ của mọi người cho Tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ của người Việt ngày một hoằng dương, ngày càng có nhiều người hiểu biết hơn về nghi lễ này. Mỗi một vùng miền, tổ chức tín ngưỡng, cá nhân những người thực hành tín ngưỡng có nhiều bài viết của mình đăng lên mạng để cộng đồng tham khảo và hiểu hơn về tín ngưỡng dân gian này, theo khía cạnh truyền thống của mình để thấy sự phong phú và đa dạng của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ(Tứ phủ )của người Việt.
Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt là một di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại mà UNESCO thế giới công nhận vào ngày 1.12.2016.
Trong tín ngưỡng này, có rất nhiều nghi lễ thực hành khác nhau. Đặc biệt nghi lễ hầu đồng, một nghi lễ tiêu biểu và đặc sắc trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ Phủ. Đây là một nghi lễ hình ảnh, bóng giá Tiên Thánh Tam Tứ phủ nhập đồng vào thanh đồng, . thanh đồng là những người có căn duyên với Tiên Thánh Tam Tứ phủ từ tiền kiếp, hoặc ứng hiện do chiêm bao mộng hiện nhiều lần những điều khác thuờng , khác lạ liên quan tới tâm linh tín nguỡng hoặc do phán truyền ứng bói hoặc bóng thánh phán truyền chấm đồng nhận lính khi dự lễ hầu thánh hoặc vào đền đài điện phủ bị ốp đồng nhập bóng hoặc những người yêu thích nghiên cứu và giác ngộ tín ngưỡng kiếp này mà được làm con thần, cháu Thánh và trở thành một Thanh đồng . Đó là hình tượng theo quốc tế gọi là shaman giáo, là các đấng thần linh nhập vào con người khi hành lễ tín nguỡng mà họ đang theo . Tiên thánh của các cõi vùng miền vũ trụ như: Thiên – Địa – Thủy –Nhạc hay còn gọi là cácvùng trên Trời – duới Đất – Sông nước và Rừng Núi; để nguyện cầu các đấng thần linh đó phù hộ cho các điều may mắn trong cuộc sống gia đình và xã hội.
Để thực hành nghi lễ hầu đồng, người tham gia được gọi là thanh đồng . ‘ Thanh” là chỉ sự thanh cao, thanh tịnh hay thanh khiết của người đang hầu. “Thanh” cũng là sự tượng trưng cho sự thanh cao, uy linh của hàng các giá thánh khi nhập đồng. . “Đồng” có nghĩa là cốt cách đồng lòng, đồng hòa với cảnh giới của Tiên Thánh và “đồng” cũng có ý nghĩa là sự trong sáng, tâm tính của người đang hầu Thánh, ví tựa như một đứa tiểu đồng ngây thơ, trong trắng .
Muốn là thanh đồng như vậy , thì phải làm lễ TRÌNH ĐỒNG TỨ PHỦ hay còn gọi là lễ MỞ PHỦ TRÌNH ĐỒNG . Tức là tân đồng ( mới ra hầu đồng sau mới gọi là thanh đồng ) làm lễ ra mắt trình diện các vị tiên thánh hội đồng bốn phủ các cõi Thiên – Địa – Thủy – Nhạc. Lễ này xin các vị Tiên Thánh chấp nhận người đó từ nay là con nhà Thánh được phép nhập đồng ảnh bóng các vị Tiên Thánh theo hệ thống tín ngưỡng Tứ phủ từ cao xuống thấp (Từ các đức Thánh Mẫu Tam Tòa – xuống đến các hàng Quan lớn – Chầu Bà – Ông Hoàng – Thánh Cô – Thánh Cậu). Theo một trình tự trước sau, với các cốt cách hình thái, tính cách, trang phục, mầu sắc của các vị thánh khác nhau. ( Thánh Mẫu Tam Tòa có nhập đồng, ảnh bóng nhưng không mở khăn phủ diện như các giá Thánh từ hàng quan trở xuống đến giá cậu.)
Nghi lễ trình đồng là hình tượng một hoặc nhiều vị Thánh Tứ phủ nhập đồng về chứng đàn lễ và tắm sạch hồn vía của tân đồng tham gia hầu Thánh, sao cho được thanh tịnh, trong sáng về tâm hồn thể xác. Từ đó, Thánh Thần mới nhập đồng ảnh bóng vào tân đồng đó. Nghi lễ trình đồng thường chỉ làm một lần trong cuộc đời của thanh đồng đó, nhưng cũng có thể làm lại nếu khi người dẫn dắt hay còn gọi là thanh đồng đại tấu hoặc đồng thầy đã làm không đúng hoặc không đủ tiêu chuẩn để làm đồng thầy với một số yếu tố cần thiết của một đồng thầy mà phải có, hoặc người mới ra trình đồng lúc đó chưa nhất tâm việc tín nguỡng vì lý do nào đó hoặc chưa hiểu biết rõ việc hầu thánh của mình hoặc làm không đúng nơi đúng chỗ ngoài nơi tâm linh đền đài điện phủ thờ Thánh Mẫu Tam Tứ phủ.
Trong ngày làm lễ trình đồng mở phủ, “ mở phủ” là mở những chóe nước thanh thủy ( nuớc mưa sạch càng tốt chóe này là hình tuợng của giếng nuớc tứ phủ ) gồm bốn chóe – miệng dán giấy kín chia 4 mầu đại diện Tứ phủ: Đỏ thuộc Thiên phủ – Vàng thuộc Địa phủ – Trắng thuộc Thủy phủ – Xanh thuộc Nhạc phủ), bằng một chiếc gáo nhỏ, chọc rách giấy dán miệng chóe lấy nước trong phủ nào thì dội lên quả trứng gà hoặc trứng vịt còn sống (hình tượng vía sống của người đang làm lễ trình đồng) được Thánh ngài bốc nhặt từ mâm phủ đặt trên cao truớc ban công đồng hầu ( mâm phủ hay tráp phủ là hình tuợng một ngôi nhà trên các cõi tứ phủ cho bóng thánh của thanh đồng trú ngụ giáng hạ khi lên các cõi tứ phủ đó . ở trong đó có đầy đủ các vật dụng của con nguời hàng ngảy sử dụng khi cần thiết bao gồm guơng lược sổ bút lông. mực tầu. hay bút bi thời nay sẵn có khăn mặt mùi xoa quạt giấy hay quạt vải chia bốn mầu tứ phủ bao diêm hay bật lửa thời nay thuốc lá. gói chè mạn gạo trầu cau têm tiền xu hoặc tiền giấy duơng mệnh giá nhỏ làm phép và bông hoa tuơi …)mâm phủ này đựợc nối với giếng nuớc tứ phủ đặt phiá dưới bằng chiếc cầu giấy hoặc dải vải theo bốn mầu tứ phủ Thánh (quan lớn ) múc nước dội lên quả trứng viá vừa đuợc nhặt vào chậu phủ đó . Đó là hình thức tắm vía cho tân đồng. và sau Thánh cấp thêm vào chậu phủ nào là bông hoa tuơi. miếng trầu têm dúm gạo tiền duơng và khai quang bằng minh kính( guơng soi ) xoè quạt và cuốn chiếc cầu lại làm đầy đủ thủ tục đó cho Tân đồng là người đang và mới ra trình đồng. và chứng khai quang hình nhân tứ phủ Và sau khi hầu tạ Thánh bách nhật, ( ngày nào đó trong vòng một trăm ngày ) tân đồng sẽ xưng trong sớ điệp là thanh đồng, chứ không phải nhất thiết phải sau ba năm hay 12 năm mới được xưng là thanh đồng (đây là quan niệm riêng của từng đồng thầy cho cơ cánh bản hội đó).
Hôm trước ngày lễ, phải bầy biện trang nghiêm , nghi thiết , thanh tịnh các lễ vật cần thiết.
Lễ vật gồm Lục cúng sáu thứ: Hương – Đăng – Hoa – Trà – Quả – Thực.
– Hương để thắp lên tạo mùi thơm không gian nơi tâm linhđền phủ Đó là làn khói hương hòa vào không gian, theo làn mây để gửi gắm những mong cầu ước nguyện của con người, tới các Phật Thánh ,.
– Đăng là ngọn đèn, ngọn nến thắp sáng, biểu tượng hào quang, ánh sáng trí tuệ của Tiên Thánh ban cho con người
– Hoa là những bông hoa tươi muôn mầu sắc hương thơm, tạo nên vẻ đẹp thanh cao của Tiên Thánh, ban cho con người nét đẹp của tự nhiên.
– Trà là các loại cỏ cây hoa lá nấu lên làm nước uống mà cho con người uống được hoặc có thể nấu THANG -TRÀ thay bằng Lục vị hoặc Bát vị thuốc bắc. Thang Trà này đem dâng cúng để Phật Thánh hiến cúng chứng tâm.
– Quả là các trái cây muôn loại mà con người có thể ăn được, để dâng cúng cho Tiên Thánh ngài chứng tâm.
– Thực là những loại lương thực, ngũ cốc của thiên nhiên và con người làm ra ăn được duy trì cuộc sống con người, và chế biến ra thành các loại bánh, loại kẹo để dâng cúng Phật Thánh.
– Ngoài ra, còn có các đồ hoa nghi tài mã. Đây là các đồ vật dụng hình tượng bằng giấy để tiến dâng hoặc thay thế hình tượng Tiên Thánh bằng các cỗ mũ mà nơi thờ đó không có những tượng Thánh và hình tướng cần thiết. Ví dụ như đàn mã trình đồng Tứ phủ bao gồm: 5ngựa và mũ chia theo 5 mầu để cúng năm vị sứ giả đi năm phương mời Phật Thánh trên các cõi trời tứ phủ giáng hạ ngôi đền làm lễ tứ phủ đó.
– 5 người hình nhân bằng giấy cũng chia 5 mầu để tiến cúng hình tượng thế đại sinh nhân con người chủ lễ về các cõi vùng miền 4 phủ và một hình bản mệnh tiến cúng nguyên thần chân quân cầu bình an . (Có vùng miền hoặc đồng thầy không tiến cúng và dùng hình nhân bản mệnh này)
– 4 nốt tướng thân xà (1 nốt tam đầu cửu vĩ là nốt có ba đầu người và chín đuôi mầu trắng tiến cúng Thủy phủ, 3 nốt đầu xà thân xà đỏ vàng xanh tiến cúng Thiên – Địa – Nhạc phủ).
– 1 tòa mũ gồm 15 cỗ (cỗ mũ là hình tượng đầu người đội mũ, bệ mũ là hình tượng thân người và hai hia gắn hai bên bệ mũ là hình tượng chân người). Đây là hình tượng các vị thánh thần khi thỉnh cúng tứ phủ có thỉnh mời đến nhưng lại không có tượng thờ ở trong ngôi đền đó Hình tượng mũ giấy này có ý nghĩa thay thế các thánh tượng tiên thánh và được bầy chính diện trên ban thờ theo từng cấp bậc thấp cao. chứ không phải bầy các cỗ mũ sang gian bên cạnh ban thờ như nhiều nơi bây giờ đã bầy. vì đây là hình tượng chư vị Thánh giáng hạ bản đền (bầy sang gian bên cạnh để tiện bầy và dễ bề khi quan tuần về tiễn đàn nhanh chóng mà thôi. xưa kia thì không có bầy mũ như bây giờ sang gian bên cạnh. )
– Nếu người có điều kiện kinh tế có thể thay thế 15 mũ này bằng 15 hình tượng phong các vị thánh này bằng người giấy phong vì lên.trên đội các mũ theo đúng cấp phẩm và mầu sắc Còn Nếu không có nhiều điều kiện kinh tế, có thể thay bằng 15 tờ bài vị bằng giấy các mầu theo tính chất vị thánh thần ấy mà không ảnh hưởng tới giá trị tâm linh của nghi lễ Tòa mũ gồm:
mũ bầy đàn nội bên trong
+ 4 mũ bình thiên có nóc vuông trên đỉnh mũ và chia 4 mầu Đỏ – Xanh – Trắng – Vàng, đại diện cho 4 đức vua cai quản Tứ phủ
+ 1 mũ đức Trung thiên tinh chúa mầu trắng hoặc vàng tùy theo quan niệm từng vùng miền,có hai vuốt thẳng. đầu vuốt có tua rủ xuống. ngồi cấp thứ hai dưới 4 mũ bình thiên
+ 2 mũ cánh chuồn đứng mầu đỏ và đen là hình tượng quan nam tào (đỏ) đặt bên phải nhìn vào và quan bắc đẩu (đen) bên trái nhìn vào. và ngồi hai bên của cỗ mũ đức trung thiên.
mũ bầy đàn ngoại bên ngoài. đằng trước gồm
+ 1 mũ đức chúa Ôn võ tướng có hai vuốt dài lông chim trĩ mầu trắng hoặc vàng ( tuỳ quan niệm vùng miền )
+2 cỗ mũ cánh chuồn ngang 1 mũ quan đương niên cai quản năm đó ( mầu của mũ theo ngũ hành của năm đó ) và mũ quan đương cảnh là thành hoàng bản cảnh vùng đất đó ( mũ mầu vàng theo hình tượng hành thổ ) ngồi hai bên của đức chúa ôn
+ 5 cỗ mũ võ tướng ( có hai vuốt lông con chim trĩ thẳng đứng ) của ngũ phương ôn bộ đạo lộ thánh giả ngồi đàn ngoài cùng với năm sắc màu: Đỏ – Xanh – Trắng – Vàng – Đen – có nhiệm vụ bảo vệ đàn tràng năm phương .
(có nơi làm thêm 1 mũ cánh chuồn tím nữa gọi là mũ cúng cháo. nhưng thực chất là mũ của đức đại thánh khải giáo át nan đà tôn giả nhà phật. thì mũ cánh chuồn thì không phù hợp. nên mũ này có thể không cần. )
Các mũ mã này được bầy biện trang nghiêm cùng các đồ lễ vật lục cúng ổn định ngày hôm trước làm lễ.
+ Một tòa động sơn trang mầu xanh ( thượng ngàn chỉ có mầu xanh nhạc phủ ) bao gồm 1 hình tượng núi rừng trong đó có 15 hình tuợng vị thánh sơn trang đứng trên núi đó. Trong đó, gồm 1 bà chúa thuợng ngàn sơn trang – 2 bà hầu cận và 12 tiên nàng tùy tòng.
+ 1 chiếc thuyền thoi độc mộc của vùng miền rừng núi bằng giấy xanh có cờ lọng đôi bên
+ 1 chiếc mảng là hình tượng chiếc bè được ghép bằng cây tre cây nứa (nhưng lại là bằng đồ giấy mã làm nên)
+ 1 vỉ hài sảo gồm 15 đôi hài sảo mầu xanh( hài vùng miền thượng du dân tộc )
+ 1 nghìn vàng thỏi mầu xanh to
+ 1 nghìn vàng thỏi mầu xanh nhỏ(hoặc 12 trăm vàng mầu xanh cúng các cô )
+ Và có thể làm thêm hình tượng 1 bà chúa thuợng ngàn đang ngồi mặc áo xanh, 2 bà hầu cận đứng đôi bên cầm quạt vả và 12 cô tiên nàng tùy tòng mặc áo xanh thượng ngàn đứng hai bên phiá duới hầu cận bà chúa. (Nếu gia chủ có điều kiện kinh tế thì làm còn hạn hẹp thì không nhất thiết phải làm 15 hình tượng sơn trang này )
Ngoài ra có thêm 24 đôi hài Thánh Tứ phủ bầy ra mâm: (cúng bên Tứ phủ chứ không phải cúng bên sơn trang)
– 3 đôi hài Mẫu Tam Tòa (Hài cánh phượng)
– 5 đôi hài ông của 5 quan lớn (Mũi hài vuông)
– 4 đôi hài bà của Tứ phủ Chầu bà (Mũi hài tròn có hoa)
– 4 đôi hài của Tứ phủ Quan hoàng (Mũi hài vuông nhỏ hơn hài quan lớn)
– 4 đôi hài nữ của Tứ phủ Thánh cô (Mũi hài tròn có hoa nhỏ hơn hài bà)
– 4 đôi hài nam của Tứ phủ Thánh cậu (Mũi hài vuông nhỏ hơn hài hoàng)
Các giấy làm cầu 4 phủ – Giấy dán chóe và giấy gói các quả trứng của tòa bốn phủ mầu: Đỏ + Xanh + Trắng + Vàng
– Áo cúng cháo với tiền vàng và đồ cúng cô hồn chúng sinh
– 4 nghìn vàng hoa to + 4 nghìn vàng hoa nhỏ gồm 4 mầu Đỏ – Xanh – Trắng -Vàng để tiến cúng kim ngân cho 4 phủ. và thêm 2 nghìn vàng năm mầu cúng phát tấu và bầy đàn ngoại ngũ phương ôn bộ và 1 nghìn vàng đại thiếc cúng trần triều nếu đền đấy có cung thờ nhà trần.
– Cùng vàng lá cúng Thánh và giấy tiền cúng cháo chúng sinh.
– và thêm ngoại đàn bầy ngoài sân đền gồm Có -1 Voi Vàng – 1 Ngựa Đỏ – 1 thuyền Rồng trắng đều làm to (hoặc có thể 1 voi vàng, 1 ngựa mầu trắng và 1 thuyền rồng vàng mà không ảnh hưởng giá trị tâm linh vì tùy theo quan điểm từng vùng miền khác nhau). Ba thứ này gọi là Long Chu – Tượng – Mã để tiến cúng đức chúa ôn và ngũ phương ôn bộ Thánh giả là những vị thần bảo vệ đàn tràng – thu tà – tróc quỷ phá hoại giới đàn để sử dụng khi hành binh bảo vệ .

 Còn phần 2. Nói về lễ vật và cách thức mở phủ
sẽ đăng ở bài sau vì số chữ ký tự bị vượt quá nhiều.
Mong các bạn đọc thông cảm.
Hoan hỷ

Bài viết liên quan

BỔ TÚC TƯ LIỆU VỀ THỜI ĐIỂM XUẤT HIỆN CỦA PHỦ TÂY HỒ: BÀN VỀ TÍNH XÁC THỰC CỦA SẮC PHONG MANG NIÊN ĐẠI 1887 VÀ HIỆU CHỈNH NỘI DU

admin

Những nét cơ bản việc lên khăn áo trong hầu đồng

admin

Huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương: Chính quyền bất lực hay buông lỏng quản lý trước sai phạm?

admin

Bình luận

Để lại Bình luận