Nghề sơn son thếp vàng cổ truyền < Diễn Đàn Hát Văn Việt Nam
Diễn Đàn Hát Văn Việt Nam
Dân gian Việt Nam Văn hóa Dân gian

Nghề sơn son thếp vàng cổ truyền

Nghề sơn son thếp vàng là một nghề cổ ở đất nước ta và đã trải qua nhiều thăng trầm cùng lịch sử dân tộc. Ở Việt Nam, khi đến các đền chùa, miếu mạo các công trình kiến trúc cổ, chúng ta đều bắt gặp các hiện vật được sơn son thếp vàng. Nghề sơn son thếp vàng là tổng hợp của nhiều nghề khác nhau, như biết chế tác trên đá, gỗ, kim loại và cả kiến trúc xây dựng… và có kiến thức về mỹ thuật theo phong cách của từng thời kỳ lịch sử khác nhau. Nghề này đòi hỏi tính thẩm mỹ cao, sự kiên trì, tỉ mỉ và cả năng khiếu bẩm sinh của người thợ.Đúng như tên gọi, nghề này có hai công đoạn chính là sơn son và thếp vàng. Trong đó, sơn son là sơn một lớp sơn ta màu đỏ tươi hoặc màu đen và thếp vàng là dát những lá vàng mỏng lên bề mặt đồ vật.Ở nước ta, trước kia, các Vua Chúa, gia đình, dòng họ có địa vị thường mời thợ đến nhà làm những bức hoành phi, cuốn thư, câu đối, bình phong… Hoặc vào những sự kiện quan trọng như tân gia, khi nhận chức, nhận sắc phong… Đa số nguyên liệu tốt nhất để sơn son là gỗ Mít. Người ta chọn gỗ Mít vì 2 lý do: Thứ nhất là vấn đề tâm linh, gỗ Mít từ lâu đã được coi là thứ gỗ “lành, ấm” vì vậy được chọn làm đồ thờ. Lý do thứ 2 quan trọng hơn, đó là đặc tính cực kỳ ổn định của gỗ mít. Không có một loại gỗ nào ổn định được như mít.

Hiện Vật: Lưng kiệu, gỗ sơn son thếp vàng, cuối thế kỷ 18

Nguồn :Bài viết : Bảo tàng Lịch sử Quốc gia – Vietnam National Museum of History.

Photo : Hiếu Trần

Bài viết liên quan

Ý NGHĨA CỦA CÁC LOẠI HÌNH HÁT THEN

admin

Nam Bang Hữu Tứ Bất Tử

admin

Đi chùa có nên lấy lộc về không ?

admin

Bình luận

Để lại Bình luận