Lên núi Mâm Xôi cầu bình an trong ngày giỗ Đức Thánh Trần < Diễn Đàn Hát Văn Việt Nam
Diễn Đàn Hát Văn Việt Nam
Lễ hội - Đền phủ Tin tức

Lên núi Mâm Xôi cầu bình an trong ngày giỗ Đức Thánh Trần

Lên núi Mâm Xôi cầu bình an…

Trong Lễ hội mùa thu Côn Sơn – Kiếp Bạc có một nghi thức đặc biệt là Lễ giỗ Đức Thánh Trần được tổ chức trên núi Mâm Xôi vào ngày 20.8 âm lịch hằng năm.

Tương truyền Đức Thánh Trần Hưng Đạo hóa vào ngày 20.8 năm Canh Tý (năm 1300). Trước khi hóa Thánh, người lên núi Mâm Xôi, một trong chín ngọn núi thuộc dãy núi Trán Rồng phía sau đền Kiếp Bạc rồi để lại một chiếc giầy.

Khi ngài hóa Thánh bay về trời, nhân dân hai làng Vạn Yên (tên tục là làng Kiếp) và Dược Sơn (tên tục là làng Bạc) thương tiếc đã mang mâm xôi, con gà và 100 nén hương lên núi Mâm Xôi để thờ Thánh.

Văn khấn có tên “Cửu thọ Kim tinh, Cửu Thiên Vũ đế, Trần Triều hiển Thánh, Nhân vũ Hưng Đạo Đại vương”. Người dân tin rằng đây là thiên tước trời ban cho Đức Thánh, người được mệnh danh cai quản 9 tầng trời.

Từ đây, hằng năm người dân chọn núi Mâm Xôi là nơi tổ chức Lễ giỗ Thánh Trần.

Đây cũng là ngày đóng cửa đền, khép lại 10 ngày Lễ hội mùa thu Côn Sơn – Kiếp Bạc. Hoạt động cúng giỗ trên núi Mâm Xôi để tỏ lòng tưởng nhớ Đức Thánh Trần, thể hiện sự nhất tâm cầu nguyện của lãnh đạo và nhân dân cùng kính xin Đức Thánh phù hộ cho xã tắc trường an, phong điều vũ thuận, biên cương hải đảo được vĩnh cố trường tồn, nhà nhà hưởng phúc.

Không phải ngẫu nhiên Lễ giỗ Đức Thánh Trần trên núi Mâm Xôi được coi là nghi thức chủ đạo thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” được duy trì ở đền Kiếp Bạc nhiều năm nay. Thực tế, nghi thức lên núi Mâm Xôi tỏ lòng thành kính đến Đức Thánh Trần và cầu an đã có từ xa xưa nhưng do chiến tranh và biến động thời gian nên ít người biết, chỉ người dân thuộc dòng họ Trần trên cả nước và số ít người ở TP Chí Linh biết đến mà tìm về đúng ngày giỗ Thánh.

Bài viết liên quan

Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Định: Trước và sau khi ghi danh tầm nhân loại

admin

Góc nhìn về Mê tín

admin

Các Tứ trấn ở Việt Nam: Phong thủy hay tín ngưỡng ?

admin

Bình luận

Để lại Bình luận