Lạm bàn về tương quan giữa Hai dòng tín ngưỡng Thờ Nhà Trần và Tứ Phủ với Thánh Mẫu. < Diễn Đàn Hát Văn Việt Nam
Diễn Đàn Hát Văn Việt Nam
Đồng cốt Nghiên cứu tín ngưỡng Tin tức

Lạm bàn về tương quan giữa Hai dòng tín ngưỡng Thờ Nhà Trần và Tứ Phủ với Thánh Mẫu.

Lạm bàn về tương quan giữa Hai dòng tín ngưỡng Thờ Nhà Trần và Tứ Phủ với Thánh Mẫu.

Kính thưa , trong Đạo ngày nay , phép nhà Thánh có muôn ngàn lối , sự hành đạo thì mỗi thầy mỗi cách , nhiều điểm bất đồng . Trong đó có nhiều quan điểm khác nhau về hai dòng tín ngưỡng thờ Nhà Trần và Tứ Phủ với Thánh Mẫu . Có bên cho là nhất thống theo một trình tự , khi hầu thì theo một lớp lang Thỉnh Mẫu , Nhà Trần rồi dần xuống dưới . Đâu cũng hầu nhà Trần cùng Bốn Phủ , đàn nào cũng kiều thỉnh chư vị Đức Thánh thượng từ cho lòng trọng . Lại có bên cho rằng Tứ Phủ Thánh Mẫu với Trần Triều chống đối xung đột nhau , không bao giờ cùng đứng , hay như một phát biểu nổi tiếng ” nhà Trần là khách không mời của Tứ Phủ ” …

Không dám nói lạm bàn thế nào đúng sai , ở đây tôi chỉ điểm ra những chi tiết liên quan giữa hai dòng thờ để từ đó các bậc cao minh đánh giá rút ra thế nào . Những mối tương quan này xin được đi từ sự lệ thờ cúng , khoa nghi kinh sách , tục dân lễ hội và niềm tin xưa nay để làm dẫn chứng .

1 – Thấy rằng , việc chung thờ Thánh Mẫu với nhà Trần đã có từ xưa . Đền Bảo Lộc , Trần Thương có từ bao giờ vẫn dành một khung thờ Thánh Mẫu , sắc cho đền Trần Thương có cả đạo sắc cho Quế Hoa là Vân Hương Đệ Tam Thánh Mẫu . Đền Đại Lộ , Đền Dầm thờ các Thánh Thoải cũng có cung thờ nhà Trần , các đền trên miền Tuyên Quang Hưng Hoá , xưa kia chung thờ hai bên là nhiều , ở vùng Sơn Nam Nam định , một hình thức thờ phổ biến trong một làng đó là bên Đền Trần bên Phủ Mẫu , trong vùng Đồng Bằng Đào Động , việc thờ tự chung lại càng rõ nét . Như vậy các Ngài vẫn ơ chung một khu để cùng phù trợ cho con cái của mình

2 – đến cuối thế kỉ 19 , đầu 20 . Với sự thịnh hành về tục thờ đạo Thần tiên Việt Nam , gần như các vị linh thần đất việt đều được sắp xếp lại thành một hệ thống thống nhất . Một hình thức sinh hoạt tâm linh sôi nổi là cầu cơ giáng bút . Khi đó ra đời các bài thỉnh , phụ , luyện tán , sai đều thỉnh chung các vị với nhau , các bảo cáo để dành cho các đệ tử tụng đọc đều khấn chung các Ngài . Trong văn thơ kinh sách giáng bút thường xuyên có sự qua lại giữa Tiên Thánh . Khi nhà Trần giáng kinh răn đời huấn thế thì Tứ Phủ Thành Mẫu cùng các vị Chúa Chầu đều giáng thơ xưng tán . Ngược lại khi Thánh Mẫu viết sách thì đều có sự kiểm chứng bảo cử của Nhà Trần . Hãy xem Cát Thiên Tam Thế thực lục , Kinh Tu thân hiếu đạo , Kinh quang minh tu Đức …. và rất nhiều kinh sách khác sẽ thấy rõ điều này

3 – tục truyền tháng tám giỗ cha , tháng ba giỗ mẹ gần xa nức lòng . Câu ca lâu đời , trong tâm thức đều mặc nhiên công nhận Mẹ Việt là Thánh Mẫu , cha là Đức vương nhà trần hay vua Bát Hải đồng bằng cũng không phân định được . Điều đó đã tồn tại rất lâu dài , các tín đồ đi lễ không ai bỏ hội cha hội mẹ cả . Đến cả các ông đồng bà cốt cổ xưa , không ai không kính thờ cả hai , trong lễ hội cũng thế , đều tham dự như nhau với vai trò đều là con cái cửa Thánh . Hãy xem các bài báo ghi chép thời Pháp thuộc về hội Mẫu tháng Ba cho thấy có sự hiện diện của các ông đông nhà Trần . ” trần triều mấy tướng dẹp đường , ngọn lình xiên mép gươm trường cầm tay … trong đám rước nghinh Mẫu . Rồi sự đóng góp nhân tài vật lực của các bà đồng cốt trong việc xây dựng các phủ đền nhà Trần , rồi được biết rất nhiều bà đồng vẫn hầu nhà Trần lẫm liệt tung hoành , đắc phép Thánh cứu dân độ thế … Như vậy từ thời xa xưa các cụ vẫn một lòng bên cha cũng kính bên mẹ cũng thờ , ai đã dám bỏ trọng bỏ khinh

4 – đứng về mặt tâm linh , việc thờ là ở trần gian , việc cho là ơn Thánh . Nếu ko được sự đồng ý của các Ngài , trấn muốn thờ thế liệu được hay không

5 – xét riêng đạo Thánh Mẫu , ngài đắc Tiên , đắc Phật quả , lại tu cả Nội Đạo pháp sư . Nếu nói thế pháp đạo đồng qui , các Ngài chung một nguồn cả .

Nói như thế , để tổng hợp lại và thấy rằng . Tiên Thánh không chia mà chỉ có trần gian chưa biết hết mà thôi

Nhưng sự đạo xưa nay khác nhau . Thờ lễ thì chung đấy , khi hầu lại tỏ khác . Có người chuyên hầu nhà Trần , có người chuyên hầu Tư Phủ , lại ai căn mạng kiêm tri thì gánh cả hai . Các cụ phân biệt rất rõ ràng , đàn nào việc đó , căn mạng về đâu thì cả giá ấy . Nên thế việc đạo có trình tự trước sau , không dám tuỳ tiện hầu bừa để mắc cái lỗi khinh nhờn chạ Thánh . Thế thôi

Rút lại , trông xưa để biết nay , nhìn vào đó để mỗi người tự rút ra lối hành đạo cho mình . Nay cẩn

Tội đệ tử doong dài ngưỡng nguyện Tiên Thánh chứng giám , các vị cao minh phủ chính cho


Bài viết fb / Thụy phủ

Bài viết liên quan

HIỂU ĐÚNG VỀ CÂU NÓI PHẬT TỪ BI THÁNH MỘT LY CŨNG CHẤP

admin

LỘC THÁNH ?

admin

Giao lưu thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt

admin

Bình luận

Để lại Bình luận