Ý NGHĨA CỦA GƯƠNG TRONG BÀN LOAN

Thảo luận trong 'Bài viết nghiên cứu Đạo Mẫu' bắt đầu bởi Mẹ đốp, 22/7/19.

Lượt xem: 4,724

  1. Mẹ đốp

    Mẹ đốp Mẹ đốp dọn dẹp

    Ý NGHĨA CỦA GƯƠNG TRONG BÀN LOAN

    FB_IMG_1563802930609.jpg
    Chúng ta đều thấy rằng trên bàn loan luôn có một chiếc gương ở chính giữa. Chiếc gương đó thông thường sẽ được phủ vải điều, chỉ khi nào hầu thánh chiếc vải đó mới được mở ra. Vậy ý nghĩa của chiếc gương đó là gì? Page đời sống tâm linh xin đưa ra một số ý kiến như sau:

    Thứ 1. Chúng ta thường nói, thánh có một vị mà cùng lúc hàng ngàn người hầu thánh thì thánh giáng vào ai? thánh có hóa ra ngàn thân để nhập đồng từng người một hay không? Trong đời sống chúng ta thấy rằng nếu có một người đứng giữa trăm ngàn cái gương thì chiếc gương nào cũng có hình bóng của người đó. Hầu đồng hay còn được gọi là hầu bóng, nghĩa là thánh sẽ không trực tiếp nhập đồng vào người này hoặc người kia, mà khi chúng ta hầu thánh chỉ là bóng thánh lai giáng vào đầu đồng.

    Thứ 2. Theo dân gian quan niệm mắt thường sẽ không thấy được thế giới siêu hình, nhưng qua chiếc gương mắt con người trần gian sẽ thấy được thế giới vô hình đó, Khi thánh ngự, người hầu thánh vẫn mang thân xác trần gian nên không hoàn toàn trong sạch. Nhưng khi ảnh qua chiếc gương từ thân xác trần gian đó hiện hữu trên gương là một hình ảnh trong sạch linh thiêng và tươi đẹp. Cho nên các cụ xưa thường có câu linh đồng hiển bóng, nghĩa là khi một người vào ngự đồng mà được bóng thánh giá nhự thì sắc diện thay đổi, tươi tốt hào hoa, thần thái khác hẳn lúc bình thường. Tại sao người ta không bao giờ khen ông bà đồng hầu thánh đẹp trai hay xinh gái? Bởi vì cái đẹp đó đâu phải của ông bà đồng tạo ra, mà đó là hình bóng của thánh, khi về đồng bòng thánh ứng hiển để trần gian thấy. Theo quy luật vật lý, phải có vật chất đứng trước gương thì mới có ảnh trong gương, ảnh đó mang hình dáng của vật chất nhưng không phải là vật chất. Còn hầu đồng thì biến từ hình ảnh không phải vật chất, hiện hữu thành vật chất vật lý mà chúng ta thấy.

    Thứ 3. Chiếc gương đó như một hình ảnh phản chiếu những thái độ, cử chỉ của người hầu đồng. Khi ngồi trên chiếu đồng, người ngồi đồng nhìn thấy ảnh mình trong gương sẽ điều tiết được sắc thái, hành vi, vũ điệu một cách phù hợp nhất, chuẩn mực nhất. Đặc biệt trong các giá hầu các thánh bà hay thánh cô thì chiếc gương đó giúp việc trang điểm, lên khăn áo thuận tiện hơn.

    Thứ 4, trong không gian hầu đồng, hình ảnh chiếc gương giúp người ngồi đồng bao quát được toàn cảnh không gian phía sau, thuận tiện cho việc kiểm soát buổi hầu đồng.

    Thứ 5. Trong điện thờ có các nghi lế như khai quang, múa mồi ... . có xuất hiện hình ảnh lửa. Chiếc gương sẽ phản chiếu ngọn lửa đó, đưa ngọn lửa đó trở lên linh thiêng, trong sạch, Nó cũng làm cho không gian hầu đồng trở nên lung linh huyền ảo hơn.

    Theo quy luật thông thường, con người là chủ thể tạo nên hình ảnh trên gương, các hành vi, hành động của con người tại ra sẽ được gương phản chiếu lại. Thì thế giới tâm linh lại ngược lại, con người khi này lại là nơi thể hiện những gì hiện hữu trong gương.

    Mặc dù đã cố gắng diễn đạt ý hiểu nhưng do từ ngữ hạn hẹp nên chố nào các bạn chưa hiểu có thể comment bên dưới a. Nếu ai có ý kiến đóng góp xin hoan hỷ a!
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này