Vân Cát thần nữ ( Bà Chúa Liễu )

Thảo luận trong 'Thần tích vị Thánh Tứ Phủ' bắt đầu bởi sen việt, 17/7/12.

Lượt xem: 5,208

  1. sen việt

    sen việt Super Moderator

    DaoMau.jpg
    Ở thôn An Hải , xã Vân Cát , huyện Thiên Bản , Sơn Nam Hạ ( nay al2 huyện Vụ bản tỉnh Hà Nam Ninh ) , có vợ chồng ông Lê Thái Công rất hiền đức , hay làm điều lành . Ông bà đã có một con trai . Đến năm Thiên Hựu , đời vua Lê Anh Tông , bà vợ có mang đã quá kỳ sanh mà không chuyển dạ , lại không ăn uống gì , chỉ ưa hương hoa thơm . Gia đình cúng lễ mãi vẫn không khỏi . Đêm ấy Lê Thái Công nằm mơ thấy được người dẫn vào một tòa cung điện nguy nga , nơi đó bách Thần đang làm lễ chúc thọ Ngọc Hòang . Một nương tử áo hồng mang khay rượu ra , lỡ tay làm rớt chiếc chén ngọc Ngọc Hòang nổi giận , trách phạt bắt đày xuống cõi nhân gian . Lê Thái Công hỏi chuyện các lựa sĩ bên cạnh , mới biết rằng , đó là tiên chúa Quỳnh Nương , con gái trẻ nhất của Ngọc Hòang , tính tình bướng bỉnh . Ông định hỏi chuyện nữa , thì có người đi ra mắng bảo vị quan giữ cửa sao dám để người lạ vào ? Lực sĩ vội vàng đẩy ông ra . Giật mình tỉnh giấc , thì cũng là lúc vợ ông sinh một người con gái . Nhớ lại giấc mộng , ông đặt tên cho con là nàng Giáng tiên .

    Ngày tháng qua đi , Giáng tiên càng lớn càng xinh đẹp . Mọi việc nữ công nữ xảo đều thành thạo , mà về tài văn thơ , đàn nhạc lại cũng hơn người . nhiều người dạm hỏi , nhưng ông bà Lê Thái Công không nhận lời ai .
    Cách làng Vân Cát vài dặm là làng Tiên Hương . Thái Công cũng có người bạn họ Trần ở đó . Vợ chồng Trần Công cũng đứng tuổi mà chưa có con cái . Một đêm Trần Công bắt được một đứa hài nhi nằm dưới gốc cây đào , đem về nuôi , đặt tên là Đào Lang , lớn lên . Đào Lang cũng là một chàng trai thông minh tuấn tú . Hai ông Lê và Trần bàn bạc ước định thông gia . Ít lâu sau thì Đào Lang và Giáng tiên kết duyên vợ chồng .
    Về nhà chồng Giáng tiên ăn ở xứng đáng là một người vợ hiền dâu thảo . Trong ba năm , nàng sinh được một con trai và một con gái , rồi bỗng ngày mồng 3 tháng 3 , nàng không bệnh tật mà mất , mới 21 tuổi . Cả hai gia đình tha khóc tiếc thương , nhưng chỉ ngậm ngùi chứ còn có cách nào cứu vãn !

    Giáng tiên về trời , nhưng lòng trần canh cánh . Những ngày hội quần tiên vu vẻ , nàng vẫn thầm gạt nước mắt , nhớ chồng , thương con . Ngọc Hòang hiểu thấu sự tình , liền gọi lại cho đổi tên là Liễu Hạnh và cho trở lại cõi trần . Nàng về đến nhà đúng giỗ hết tang mình , mọi người ngạc nhiên . Liễu Hạnh ôm lấy mẹ khóc , nói thực mình là người nhà trời , hết hạn phải về , nay al5i được xuống trần , nhưng không thể sinh họat như người trần . sau đó , nàng dặn dò anh chăm sóc bố mẹ , rồi về thăm chồng .

    Đào Lang từ ngày vợ mất vẫn thổn thức không nguôi . Liễu Hạnh đẩy cửa bước vào . Vợ chồng gặp nhau mừng mừng , tủi tủi . Nàng cũng nói rõ sự tình cho chồng biết , khuyên chồng lập chí , yên tâm đeo đuổi công danh , nuôi dạy con thơ , phụng dưỡng bố mẹ . Nàng sửa sang nàh cửa , giúp đỡ chồng rồi lại thoắt biến lên không trung . Thỉnh thỏang nàng lại hiện về , giúp đỡ gia đình , cho đến khi mọi việc xong xuôi , không còn vướng víu gì nữa , nàng mới đi chu du khắp nơi trong nước .
    Từ đó , tung tích của nàng như mây nổi lưng trời , nhiều người đã đề thơ xướng họa với Tiên Chúa . Họ đều khâm phục tài thơ của Tiên Chúa huyền nhiệm , thanh cao .
    Tiên Chúa lại rời Hồ Tây , vân du vào làng Sóc , Nghệ An . Ở đây , Tiên Chúa hiện thành một phụ nữ trần gian , kết duyên với một thư sinh không cần mối lái . Ngừơi này vốn là hậu thân của Đào Lang thưở trước . Nàng giúp chồng ăn học , thi đổ cao , được bổ vào Hàn Lâm Viện . hai người sinh ạh được một con trai . Sum họp chỉ mấy năm . Tiên Chúa lại về trời . Người chồng ở góa nuôi con , từ chức trở về vui với cây cỏ , sông núi .
    Ở trên trời Tiên Chúa vẫn không quên được cõi trần , nàng lại xin Ngọc Hòang giáng sinh lần nữa . Lần này , chúa mang theo hai thị nữ xuống thẳng miền Phố Cát , ở đây người thường hiển linh , người lành được phúc , kẻ ác gặp tai vạ . Nhân dân lập đền thờ phụng . Nhưng nhà vua lúc đó Lê Huyền tông , cho là yêu quái , sai quân Vũ Lâm , cùng thuật sĩ đến trừ . Đền Chúa bị phá tan . Nhưng sau đó , cả vùng phát sinh bệnh dịch . Dân chúng cho là Tiên Chúa trừng phạt , tâu lên vua xin lập lại đền . Vua phải thuận theo , lại sắc phong cho làm Mã Hòang công chúa . Tiên Chúa cũng từng theo các đòan quân chinh phạt âm phù , cho tiểu trừ được giặc giã . Triều đình lại gia tăng là Chế Thắng Hóa Diệu Đại Vương .
    Đền thờ Tiên Chúa được dựng ở các nơi như Song , Phố Cát , Phủ Giày . các nơi ấy hàng năm thường mở hội . Dân gian gọi người bằng cái tên nôm na : Bà Chúa Liễu , xem bà là vị chúa cai quản mười phương đất , nàng với Nữ Thần cai quản rừng xanh và Nữ Thần sông biển .Không nhất định ở đâu cả . Đi đến đâu cũng biến hóa khôn lường , trần gian kính phục đều tồn bà là Tiên Chúa . Có khi giả làm gái đẹp thổi tiêu dưới ánh trăng , có khi làm bà già tựa gậy trúc ở bên đường . Hoặc bán hàng ở lưng đèo hoặc chơi chùa vãn cảnh … người nào thả lời bỡn cợt , giở thói trăng hoa thì trừng trị , gây cho tai vạ . Người nào gặp nạn cầu khẩn thì giúp đỡ gia ơn . Nhiều chuyện lạ của tiên chúa được nhân dân truyền tụng .

    Một lần Tiên Chúa hóa phép thành một cô hàng nước đẹp bán ở đèo Ngang . Hòang tử đi qua ve vãn không được toan dùng sức mạnh . Tiên Chúa dùng phép làm cho chàng ta sợ hãi , trở nên điên lạon , mất trí . Nhà vua thương con , sai quân lính đen phá hủy ngôi hàng bị Tiên Chúa đánh thảm hại . Vua cầu đức Phật bắt nàng về , toan trị tội thì nàng đem đạo lý ra cãi lại , đòi nhà vua không nên dung túng cho con cái về cái tội làm điều xằng bậy . Vua phải chấp nhận và hứa sẽ sắc phong , chỉ khuyên Tiên Chúa không nên quá khắc nghiệt . Từ đó , Tiên Chúa cũng có phần rộng lượng hơn với những kẻ vô tình phạm tội lần đầu .

    Một lần khác , lại có một ông vua đ qua làng Tiên Hương nghĩ ở lại một cái quán dọc đường . quán này cũng do Tiên Chúa lập nên . Nhà vua biết chuyện tỏ ra có lễ độ . sáng mai thức dậy , nhà vua thấy đôi giày cũ của mình , được thay bằng đôi hài mới . Vua rất kính phục và cho làm lễ tạ và cho lập phủ phụng thờ , gọi là Phủ Giày . Hội Phủ Giày có từ đó .
    Tiên Chúa vẫn ngao du khắp nơi . Có lần lên Lạng Sơn , đón đường sứ bộ do Phùng Khắc Khoan cầm đầu , đề thơ hẹn gặp . sau Tiên Chúa lại hóa phép hiển linh ở Hồ Tây .

    Phùng Khắc Khoan cùng với mấy bạn thơ là Ông Ngô , Ông lý cũng gặp Tiên Chúa ở đây .
    ( 1. Có chi tiết nói thêm là nhà vua gọi một thuật sĩ là Tiên Quân Thành đến đánh nhau với Chúa Liễu . câu chuyện huyền hoặc này cũng được chép kỹ trong sách : Sùng sơn Đại Chiến Sử ( Sùng là Núi sông ở gần ga Bỉm sơn , Thanh hóa . Ca dao nói : Đền Song thiêng nhất xứ Thanh , cũng hàm ý nhắc đến cuộc đại chiến ấy ) .

    Trích cuốn : Đại việt thần đạo


     
    Last edited by a moderator: 30/8/16

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này