Vài tư liệu về Tục thờ Thánh Mẫu

Thảo luận trong 'Bài viết nghiên cứu Đạo Mẫu' bắt đầu bởi Phố Kép, 19/5/12.

Lượt xem: 2,421

  1. Phố Kép

    Phố Kép New Member

    Giải thích về sự có mặt của cả nam thần lẫn nữ thần trong các vị thần của Đạo Mẫu, các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng: Do xã hội Việt Nam cổ xưa theo chế độ mẫu hệ, nên phụ nữ có vị thế quan trọng trong xã hội. Tuy nhiên, người phụ nữ chỉ có được quyền lực khi họ đã kết hôn. Do đó, nam giới cũng được xem là có vai trò quan trọng trong cuộc sống, và họ cũng được thờ cúng.

    Cấu trúc thờ tự đơn giản nhất bao gồm các cung thờ sau đây:

    A. Hậu cung (cung cấm) là nơi thâm nghiêm đặt ban thờ Mẫu, thuờng là TAM TÒA THÁNH MẪU

    - Một tượng Mẫu ở vị trí cao nhất, chính giữa, thường có sắc phục mầu đỏ. Đó là tượng Bà Chúa Liễu Hạnh, hay còn gọi là Mẫu đệ Nhất Thượng Thiên (Mẫu Nghi Thiên Hạ)

    - Một Tượng bên phải có sắc phục mầu xanh, đó là Mẫu đệ Nhị Thượng Ngàn (cai quản rừng xanh )

    - Tương ứng về phía trái là Mẫu đệ Tam Thoải Phủ (cai quản sông nước).

    B. Mặt Tiền của Hậu Cung là một ban thờ lớn (CÔNG ĐỒNG TỨ PHỦ) ban thờ này gồm 3 lớp tính từ phía hậu cung trở ra

    - Lớp thứ nhất giữa là NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ hai bên là Quan Nam Tào và Bắc Đẩu

    - Lớp thứ 2 là gồm 5 vị Quan lớn (Ngũ vị Tôn Quan)

    Đệ nhất Thượng Thiên (áo đỏ)

    Đệ nhị Giám Sát quyền cai thượng Ngàn (áo xanh)

    Đệ Tam Thoải Phủ cai bản mệnh Thanh Đồng (áo trắng)

    Đệ Tứ Khâm sai quyền cai tứ phủ (áo vàng)

    Đệ Ngũ Tuần Tranh, quyền cai quản âm binh nhà trời (áo tím)

    - Lớp thứ 3 là hai Ông HOÀNG, ÔNG BẨY sắc phục mầu xanh, ÔNG MƯỜI sắc phục mầu vàng, giữa hai ông Hoàng là lư hương

    Hai bên tả hữu của cung thờ nêu trên là ĐỘNG SƠN TRANG và Cung ĐỨC THÁNH TRẦN

    Phía dưới của ban thờ CÔNG ĐỒNG TỨ PHỦ thường là thờ Quan Ngũ Hổ cùng Thanh Xà Bạch Xà. Đạo thờ Mẫu phức tạp đa dạng, phải tùy từng nơi mới có thể nói cụ thể hơn. Song khái quát lại thì thường cấu trúc thờ tự như nêu trên. Bạn có thể hỏi cụ thể một Đền Phủ nào đó nếu tôi biết, tôi trả lời cho bạn một cách chính xác.

    Trong các đền thờ của Đạo Mẫu có nhiều vị thần được sắp xếp theo các thứ bậc. Đầu tiên là Ngọc Hoàng. Đây là vị thần tối cao và được đặt ở vị trí danh dự, nhưng lại ít được thờ cúng. Vị thần cao nhất của Đạo Mẫu là Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Các vị khác được đặt tại các ban thờ tam phủ hoặc tứ phủ. Các Chư Linh của ban Tứ Phủ được phân chia như dưới đây:

    Bảo Dân Hộ Quốc Thánh Mẫu

    Mẫu Âu Cơ (Thiên Phủ & Nhạc Phủ)

    Mẫu Đệ Nhất (Thiên Phủ). Danh hiệu: Mẫu Liễu Hạnh

    Mẫu Đệ Nhị (Nhạc Phủ). Danh hiệu: Mẫu Thượng Ngàn

    Mẫu Đệ Tam (Thoải Phủ). Danh hiệu: Mẫu Thoải

    Mẫu Đệ Tứ (Địa Phủ). Danh hiệu: Lê Mại Đại Vương

    Phụ Vương Đại Thánh

    Lạc Long Quân (Thoải Phủ)

    Bát Hải Long Vương (Thoải Phủ). Danh hiệu: Vua Cha

    Trần Triều Hiển Thánh

    Đức Thánh Trần. Danh hiệu: Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo - Tiết chế quốc công Hưng Đạo Đại vương)

    Đệ Nhất Vuong Cô - Con gái thứ nhất của Hưng Đạo Vương

    Đệ Nhị Vương Cô - Con gái thứ hai của Hưng Đạo Vương

    Đệ Tam Ông Cửa Suốt - Con trai thứ ba của Hưng Đạo Vương

    Đức Thánh Phạm. Danh hiệu: Phạm Ngũ Lão - Con rể của Hưng Đạo Vương

    Ngũ Vị Thánh Bà

    là năm vị Chúa Bà chuyên về đáp giải bói bốc. Danh hiệu của ngũ vị này là "Chúa Bói" trong Nhạc Phủ (trên thượng ngàn). Có từ "Chúa Bà Đệ Nhất" đến "Chúa Bà Đệ Ngũ".

    Ngũ Vị Tôn Quan

    Trách nhiệm của ngũ vị này là giáng vào thanh đồng để bắt đầu "mở phủ" cho các giá đồng sau được theo vào người đồng.

    Quan Đệ Nhất quyền cai Thiên Phủ trên trời, theo thần thoại là thần làm mưa làm gió, và cũng là Quan Lớn ở trong cung điện Ngọc Hoàng. Mặc bào mầu đỏ.

    Quan Đệ Nhị (Quan Giám Sát) ngày cúng của Đức Giám Sát là Âm Lịch mùng Ba tháng Ba. Châu văn ràng: Quyền cai rừng núi Lâm Cung, lên rừng suống biển tâu về Bát Hải Long Vương. Lúc đánh trận cho nhà vua thánh, Ông Quan là vị giám sát trước để đánh thuận xông pha. Mặc bào mầu xanh lá cây. Lúc lên giá này, ông cầm khăn phủ diện để minh giám hoàn cảnh.

    Quan Đệ Tam (Quan Tam Phủ) là con vua Bát Hải Long Vương, ra trận cầm đối đao vệ dân hộ quốc. Mặc bào mầu trắng. Lúc lên giá này, ông cầm đôi bạch kiếm đi xông pha quỉ thế tà giới.

    Quan Đệ Tứ (Quan Khâm Sai) là một ông quan Địa Linh quyền cai đất bằng. Ông có trách nhiệm đi khâm sai các vùng các dân, giữ an lành của nước Việt. Mặc bào mầu vàng.

    Quan Đệ Ngũ (Quan Tuần Tranh) là một ông Quan anh hùng hào kiệt có kể là tướng đi tuần ở Sông Tranh. Mặc bào mầu xanh biển. Lúc lên giá này, ông cầm cái thanh long đao to như của ông Quan Công thời Tam Quốc.

    Tứ Phủ Chầu Bà

    Chầu Đệ Nhất (Thiên Phủ)

    Chầu Đệ Nhị (Nhạc Phủ). Danh hiệu: Ngôi Kiều Công Chúa

    Chầu Đệ Tam (Thoải Phủ). Danh hiệu: Thuỷ Điện Công Chúa

    Chầu Thác Bờ (Thoải Phủ & Nhạc Phủ) Có người hầu là giá thứ ba, tức là Chầu Đệ Tam, Bà chúa Thác Bờ

    Chầu Đệ Tứ (Địa Phủ). Danh hiệu: Chiêu Dung Công Chúa



    Đình Cốc Thượng là nơi tôn thờ Chiêu Dung công chúa Lý Thị Ngọc Ba, đã có công với dân, với nước. Bà đã cùng Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa đánh tan quân xâm lược Nam Hán phương Bắc, đem lại thái bình cho dân tộc vào thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên (năm 40)

    Chầu Năm (Nhạc Phủ). Danh hiệu: Ngũ Phương Công Chúa

    Chầu Lục (Nhạc Phủ). Danh hiệu: Lục Cung Công Chúa

    Chầu Bẩy

    Chầu Tám (Nhạc Phủ). Danh hiệu: Nữ Tướng Bát Nàn



    Bà họ Vũ, ở làng Phượng Lâu, huyện Kim Động, trấn Sơn Nam (nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Thân phụ của bà là thầy thuốc làm nhiều việc phước đức. Bà nổi tiếng là phụ nữ xinh đẹp và giỏi võ nghệ.

    Chầu Chín

    Chầu Mười (Nhạc Phủ). Danh hiệu: Nữ Tướng Đồng Mỏ Chi Lăng

    Chầu Mười Một

    Chầu Bé (Nhạc Phủ). Danh hiệu: Bắc Lệ Công Chúa

    Chầu Bà Ngũ Hành

    Đệ Nhất Chầu Bà Kim Tinh Thần Nữ

    Đệ Nhị Chầu Bà Mộc Tinh Thần Nữ

    Đệ Tam Chầu Bà Thuỷ Tinh Thần Nữ

    Đệ Tứ Chầu Bà Hoả Phong Thần Nữ

    Đệ Ngũ Chầu Bà Thổ Đức Thần Nữ

    Lục Phủ Tôn Ông

    Đệ Nhất Vương Quan. Danh hiệu: Quan Điều Thất

    Đệ Nhị Vương Quan. Danh hiệu: Quan Hoàng Triệu

    Thập Vị Thủy Tế

    Ông Hoàng Cả (Thiên Phủ). Danh hiệu: Ông Hoàng Quận/Lê Lợi

    Ông Hoàng Đôi (Nhạc Phủ)

    Ông Hoàng Bơ (Thoải Phủ)

    Ông Hoàng Đệ Tứ (Địa Phủ). Danh hiệu: Ông Hoàng Khâm Sai

    Ông Hoàng Năm

    Ông Hoàng Sáu

    Ông Hoàng Bảy (Nhạc Phủ). Danh hiệu: Ông Bảo Hà

    Ông Hoàng Tám (Thoải Phủ)

    Ông Hoàng Chín (Nhạc Phủ). Danh hiệu: Ông Cờn Môn

    Ông Hoàng Mười (Địa Phủ). Danh hiệu: Ông Nghệ An

    Thập Nhị Triều Cô

    Thập Vị Triều Cậu

    Quan Ngũ Hổ

    Đông Phương Giáp Ất Mộc Đức Thanh Hổ Thần Quan

    Nam Phuong Bính Đinh Hoả Đức Xích Hổ Thần Quan

    Trung Ương Mậu Kỷ Thổ Đức Hoàng Hổ Thần Quan

    Tay Phuong Canh Thân Kim Đức Bạch Hổ Thần Quan

    Bắc Phuong Nhâm Quý Thuỷ Đức Hắc Hổ Thần Quan

    Ông Lốt

    Thanh Xà Đại Tướng Quân

    Bạch Xà Đại Tướng Quân

    Đó là những vị thần thánh mà vẫn đựoc nhân dân Việt thờ tụng và coi la những bậc siêu linh, họ có thể trừ ma sát quỷ, cải lão hoàn đồng, chữa những bệnh cho dù người bệnh thập tử nhất sinh. Đây là tục thờ của người Việt Cổ. Một phong tục hay và đầy chất tâm linh của văn hóa tín ngưỡng Việt
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/5/12

    Bình Luận Bằng Facebook

  2. hungquan_tudong

    hungquan_tudong New Member

    Bài viết rất bổ ích đó bạn!
     
  3. Phố Kép

    Phố Kép New Member

    Góp bàn thêm về tục thờ Mẫu

    Vị trí, vai trò của người Mẹ trong mỗi gia đình, trong một cộng đồng và đối với dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam thật xứng đáng được ngợi ca, bởi thực tế, ban thân họ qua suốt chặng đường từ thời tiền sử cho đến các thời kỳ văn minh hiện đại mà chúng ta đang sống, với chức phận làm mẹ, họ luôn xứng đáng được tôn vinh.

    Dân tộc ta đã từng có những huyền thoại rất đẹp về người mẹ: Bà Âu cơ (giống Tiên) kết hôn với Lạc Long Quân (giống Rồng) mà sinh ra chỉ một bọc trăm trứng, lại nở ra một trăm người con để rồi phân đôi, nửa theo cha xuống biển, nửa cùng mẹ lên non, từ đó hình thành lên các cộng đồng người của dân tộc Việt Nam, sinh cùng một bọc, khởi tự một nguồn, máu đỏ, da vàng tất cả đều là anh em. Thật là hồn nhiên, thật đẹp đẽ, tuyệt vời về nguồn gốc của một dân tộc đã được nuôi dưỡng, bồi đắp, lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, liền mạch, để mãi mãi, chúng ta vẫn cứ được tự hào về dòng dõi tiên, rồng của dân tộc Việt Nam và hơn thế nữa, sự tự hào đó cũng giành trọn cho người mẹ vĩ đại, đã có được một dân tộc trường tồn.

    Trải qua hàng nghìn năm của xã hội thị tộc mẫu hệ, hoàn toàn là vai trò người mẹ, hình ảnh người mẹ là tất cả trong mỗi thành viên và của cộng đồng từng đơn vị cư trú, cho đến khi hình thái gia đình một vợ một chồng hình thành và phát triển, thay thế cho hình thái xã hội thị tộc mẫu hệ thì vai trò của người mẹ vẫn giữ vị trí chủ yếu trong gia đình, bởi ngoài thiên chức làm vợ, làm mẹ, với sự phân công tự nhiên, người mẹ vẫn mặc nhiêm đảm nhiệm hầu hết các vai trò, về duy trì nòi giống, nuôi dưỡng các thế hệ kế tục, trao gửi những tâm tư, tình cảm một cách gần gũi, thường xuyên, liên tục, giáo dưỡng để có được những thế hệ mới cho gia đình, cho quê hương, cho đất nước.

    Điều kiện sống của thời kỳ nguyên thủy (thời sơ sử, tiền sử) con người sống dựa chủ yếu vào thiên nhiên, săn bắt thú rừng và thủy, hải sản ở sông suối, hái lượm hạt, quả do núi rừng và thiên nhiên tạo ra, cho đến khi biết đến nền kinh tế nông nghiệp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi, con người vẫn phải dựa vào thiên nhiên, đời sống chưa thể ổn định trước sự khắc nghiệt của tự nhiên, sự thất thường của thời tiết, khí hậu đã gây cho con người muôn vàn khó khăn về cuộc sống. Bất lực trước tự nhiên, con người đã dần quan sát, rút kinh nghiệm và dần hình thành ý thức hệ về tự nhiên, kèm theo đó là sự tôn thờ các hiện tượng tự nhiên (tô tem giáo) họ thờ các vị thần rừng, thần núi, thần sông, thần biển vv… là những môi trường tự nhiên hoặc đem cho các cuộc sống no đủ, hoặc cũng lấy đi tất cả của họ những gì phục vụ cho cuộc sống.

    Quan niệm trời là cha, đất là mẹ cũng xuất phát từ đó, ngửa mặt lên là bầu trời bao la với biết bao những bí ẩn của thời tiết, khí hậu, dưới chân là mặt đất với muôn vài loài động vật thực vật giúp kiếm tìm sự sống và đất chính là mẹ, mẹ sinh sôi nảy nở muôn loài, con người khi sinh ra trưởng thành rồi chết đi lại trở về với đất, đó vừa là nhận thức, vừa là cách ứng xử của con người với tự nhiên, về mặt triết học, quy luật âm dương ngũ hành được tổng kết vận dụng, áp dụng sâu rộng để lý giải mọi hiện tượng của đời sống con người và xã hội. Trong thuyết âm dương ngũ hành, trời là dương (cực dương), đất là âm (cực âm), trong dương có âm và trong âm có dương (phép biện chứng), trời đất (âm dương) giao hoà tạo lên muôn loài, muôn vật. Trong bản thể con người, âm dương điều hoà thì khoẻ mạnh, âm dương lấn lướt sinh bệnh tật, ốm đau vv… cùng với tiến trình của nhân loại, ý thức Mẹ đã thường trực trong từng cá thể từ thời kỳ nguyên thuỷ của xã hội loài người càng được củng cố, mẹ là tất cả, là chỗ dựa cả về vật chất lẫn tinh thần, tư tưởng tình cảm vv… và vì vậy ngay từ thuở nguyên sơ con người đã tôn các hiện tượng thiên nhiên như là Mẹ: mẹ trời, mẹ núi, mẹ sông, mẹ biển vv… về mặt ngữ nghĩa Mẹ trở thành Mẫu, mẫu thiên (mẹ trời), mẫu thuỷ (mẹ nước), mẫu sơn (mẹ núi) vv… rồi tôn các Mẫu là Thánh để rồi từ đó hình thành nên khái niệm “Tam tòa thánh mẫu” khi mà con người muốn vật chất hoá, cụ thể hoá những tư duy tình cảm đối với thiên nhiên ngày càng gần gũi hơn với cuộc sống. Mẫu thiên (mẫu cửu trùng) được dân gian hiểu là bà Huyền thánh mẫu. Mẫu thượng ngàn là Lâm cung thánh Mẫu. Mẫu thuỷ là Thuỷ cung thánh Mẫu.

    Ở cả 3 cõi: Trời, non, nước (từ thiên nhiên trở thành các đấng siêu nhiên). Tuy vậy, cũng phải có thêm một mẫu (mẹ) ở cõi trần gian và đến sau này (thế kỷ XVI) hình thành thêm một thánh mẫu nữa là: Địa cung thánh mẫu - Mẫu Liễu Hạnh. Về Liễu Hạnh (một trong tứ bất tử trong quan niệm dân gian Việt Nam, hẳn có nhiều công trình nghiên cứu, xin không nêu ra ở đây), dân gian chọn vào vị trí này thật thỏa đáng. Bởi bà là biểu tượng cho sức sống giải phóng ý thức tự do và lòng nhân đạo. Bà đã trải qua chức phận làm vợ, làm mẹ, làm chủ gia đình, trưởng một cộng đồng, bà biết làm thơ, am hiểu đạo lý, biết cầm quân đánh giặc, biết chữa bệnh cứu nhân độ thế. Ở bà là sự tựu trung những nét đẹp của người mẹ, người chủ, một vị tướng và vị thánh. Thánh mẫu Liễu Hạnh được dân tôn thờ từ thực thể và trở thành tâm linh, là vị thánh thứ tư trong tứ bất tử và cũng là vị thánh thứ tư - Mẫu địa phủ - là chủ cõi đất, cõi trần gian, cõi gần gũi với con người. Và từ đó cũng hình thành quan niệm về tứ phủ, tứ phủ cộng đồng.

    Hiện nay, cách bài trí tại điện Mẫu (thường ở các ngôi chùa) thượng có 3 toà, được hình tượng hoá, cụ thể hoá là 3 pho tượng với phong cách tượng có tính nữ giới. Chính giữa, mặc áo đỏ là mẫu Thiên (mẫu cửu trùng), bên trái mẫu thiên là mẫu thượng ngàn (mặc áo xanh) và bên phải là mẫu thuỷ mặc áo trắng.

    Còn Thánh mẫu Liễu Hạnh được thờ ở đâu? Như đã nêu trên, trong dân gian, mẫu Liễu Hạnh được thờ với tư cách là một vị thánh bất tử trong bốn vị thánh bất tử ở Việt Nam là: Tản Viên Sơn Thánh, Chử Đồng Tử, Thánh Gióng, Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Thánh Mẫu Liễu Hạnh có riêng phủ thờ rất nổi tiếng như: Phủ Giầy (Nam Định), phủ Tây Hồ (Hà Nội), phủ Sông (Thanh Hoá), vv… Hoặc có những nơi thờ Tứ phủ cộng đồng, trong đó có 4 cõi: Trời, đất, nước, non mà dân gian quen hiểu là “Điện”. Điện thờ tứ phủ.

    Nếu với cách hiểu như trên, việc thờ tam tòa thánh mẫu hay thờ Tứ Phủ trong dân gian là có nguồn gốc xuất xứ với những nguyên nhân sâu xa được hình thành và phát triển từ hàng nghìn năm trong trong quan niệm của con người về vũ trụ quan, nhân sinh quan. Điều đó vừa thể hiện tư duy, niềm khao khát về mặt tinh thần đối với Mẫu, trước hết là người sinh ra, nuôi dưỡng, bảo lưu các thế hệ giống nòi, là điểm tựa về mặt vật chất và tinh thần cho mỗi bản thân, là sự ấp ôm che chở bao la trước mọi sự khó khăn, và mẹ là tất cả. Trước những hiện tượng siêu nhiên, mọi môi trường sống dần được gắn với mẹ, từ người mẹ cụ thể đến mẹ siêu trần, mẹ siêu phàm. Mẹ trong bao quát khái niệm tư duy và được thần tượng hóa trong đời sống con người, mà việc thờ Mẹ thì cũng tự nhiên và cũng là điều đáng tự hào về tính nhân văn nói riêng, rất đẹp ở người Việt Nam, mà chẳng nơi nào trên thế giới có được.

    Điều đáng quan tâm hiện nay là các địa phương, những người làm công tác quản lý nhà nước và quản lý văn hoá ở các cơ sở nên quan tâm, hướng dẫn, phổ biến những nét đẹp về văn hoá, truyền thống của dân tộc nói chung, những thần phong mỹ tục của địa phương nói riêng, việc bài trí, xếp đặt nơi thờ tự chung của cộng đồng cho đúng, phù hợp, không lộn xộn, cũng không nên gán ghép tất cả là mê tín dị đoan, mà làm mai một đi phong cách văn hoá truyền thống của dân tộc ta.



    Sĩ Tâm​

     

Chia sẻ trang này