TỲ BÀ HÀNH. Thơ: Bạch Cư Dị - đời Đường, Trung Quốc. Lời dịch: Phan Huy Vịnh Trình bày : Nguyễn Thị Chúc ft. Bạch Vân [FLASH]http://static.mp3.zing.vn/skins/mp3_main/flash/player/mp3Player_skin3.swf?xmlurl=http://mp3.zing.vn/blog?MjAxMS8wMi8wOC9jLzMvInagaMEYzM2Y2QzNDRiN2ZkMTg3NmJjNGU4NzU3ZDk4MjBiOTMdUngWeBXAzfFThdUng7MgQsOgIEjDoG5ofE5ndXnhdUng4VdUngIFRo4WeBdUngLIENow7pjfDF8Mg[/FLASH] Dẫn: Bạch Cư Dị còn có tên là Bạch Lạc Thiên, quê ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Đỗ Tiến sĩ Đời Đường Đức Tông được bổ làm quan trong triều. Vì làm một bài thơ mà mắc khuyết điểm với triều đình nên bị thuyên chuyển công tác xuống làm Tư Mã đất Giang Châu. Năm 816, đi thuyền trên sông Tầm Dương, tình cờ nghe được khúc đàn Tỳ bà của người kỹ nữ. Bạch Cư Dị vời nàng lên thuyền và mở tiệc rượu. Nàng kể hết thân thế và tâm sự của mình khiến cho tất cả những người có mặt đều rất cảm động. Bạch Cư Dị cảm động làm bài thơ này để kỷ niệm cuộc gặp gỡ. Tỳ Bà Hành là một áng văn chương tuyệt tác. Từng được nhiều thi nhân VN dịch ra tiếng Việt thể hiện bằng chữ Nôm. Tỳ Bà hành là một bài thơ, cũng là một làn điệu ca trù. Làn điệu Tỳ Bà Hành cũng chỉ có một bài thơ cho riêng điệu này. Trước khi vào bài Tỳ bà hành, là bài Dựng Thu hứng (bài 1) của Đỗ Phủ Thu hứng. Đỗ Phủ Lác đác rừng phong hạt móc sa, Ngàn non hiu hắt khí thu mờ. ……. Lạnh lùng giục kẻ tay đao xích, Thành Bạch dồn châm bóng ác tà. Tỳ bà hành Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách Quạnh hơi thu, lau lách đìu hiu Người xuống ngựa, khách dừng chèo Chén quỳnh mong cạn, nhớ chiều trúc ty Say những luống ngại khi chia rẽ Nước mênh mông đượm vẻ gương trong Tiếng tỳ ai dắng bên sông Chủ khuây khỏa lại, khách dùng dằng xuôi Tìm tiếng sẽ hỏi ai đàn tá ? Dừng dây tơ nấn nà làm thinh Dời thuyền ghé lại thăm tình Chong đèn, thêm rượu, còn dành tiệc vui Mời mọc mãi, thấy người bỡ ngỡ Tay ôm đàn che nửa mặt hoa Vặn đàn mấy tiếng dạo qua Dẫu chưa nên khúc tình đà thoảng hay Nghe não ruột mấy dây bứt rứt Dường than niềm tấm tức bấy lâu Chau mày tay gẩy khúc sầu Giải bày hết nỗi trước sau muôn vàn Ngón buông, bắt khoan khoan dìu dặt Trước Nghê Thường, sau thoắt Lục Yêu …… Từ xa Kinh khuyết bấy lâu Tầm Dương đất trích gối sầu hôm mai ……. Hoa xuân nở, nguyệt thu tròn Lần lần tay chuốc chén son ngập ngừng Há chẳng có ca rừng, địch nội ? Giọng líu lo, buồn nỗi khó nghe Tỳ bà nghe dạo canh khuya Dường như tiên nhạc gần kề bên tai Hãy ngồi lại gẩy chơi khúc nữa Sẽ vì nàng soạn sửa bài ca Đứng lâu dường cảm lời ta Lại ngồi lựa phím đàn đà kíp dây Nghe não ruột khác tay đàn trước Trong tiệc hoa tuôn nước lệ rơi Lệ ai chan chứa hơn người ? Giang Châu tư mã đượm mùi áo xanh Bài viết : Nguyễn Xuân Diện
Vẫn là làn điệu câu ca Mà sao tha thiết ngân nga dặm dài Buồn nghe tiếng trống tìm ai Ca trù em hát u hoài cho tôi Chiếu đình đâu chỗ em ngồi Mảnh mai dáng ấy áo dài che thân Nhặt khoan thấp thoáng xa gần Lô xô Đàn Đáy cho gần nhau hơn. Lời ca bay giữa dập dờn Chát tom! Tom chát! Giang sơn vững bền Em ngân như nước triều lên Lạc vui tiếng phách con thuyền nổi trôi. Với tom, chát chát thành lời Nhạc theo ngọn nến cháy lời em tôi! Thả hồn câu hát chơi vơi Gừng cay muối mặn người đời thủy chung. Cung đình câu hát ngập ngừng Hoa Đào rơi xuống lại bừng dâu xoan Ôi trời đẹp đất đa đoan Không gian vẳng tiếng ca than tím ngần. Với bao nhiêu áo tứ thân Chít khăn mỏ quạ tảo tần sớm trưa Ca trù em hát đòng đưa Cho hoa thêm quả cho mưa thêm chồi Ca trù ngân mãi trong tôi Ông bà xưa với cuộc đời hôm nay.
Đây là bản chép tay bài ca trù Tỳ Bà Hành bằng chữ Nôm ĐỘC TÌ BÀ THI (*) (Đàn thượng cung nam, hạ cung bắc, đến cuối cung pha) Lác đác rừng song hạt móc sa (**) Ngàn lau nghi ngút khí thu tà Khóm trúc tuôn theo hàng lệ cũ Con thuyền buộc chặt mối tình già (1) Vừng trăng sóng gợn dòng sông thẳm Mặt nước mây đùn cửa ải xa Lạnh lùng giục kẻ tay đao thước Rừng quạnh ngàn châm buổi ác tà. (Vào phách, đàn thượng cung bắc, hạ cung nam, đến cuối cung huỳnh, cung phú) Canh khuya đưa khách, Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách Quạnh hơi thu lau lách đìu hiu Người dưới (2) ngựa, khách dừng chèo Chén quỳnh mong cạn nhớ chiều trúc ti Say luống những nhường khi hầu dễ Nước mênh mông vẻ nguyệt in trong Tiếng tì bà văng vẳng trên sông Chủ khuya trở lại khách dùng dằng xuôi Tìm tiếng sẽ hỏi ai đàn tá Lặng tiếng đàn nấn ná làm thinh Chèo… (thuyền ghé hỏi thăm tình) Ghi chú: (*) Độc Tì Bà Thi (Đọc thơ Tì Bà Hành) là bài hát nổi tiếng trong lối hát ca trù. Đây là bài dịch nôm bài thơ "Tì Bà Hành" của Bạch Cư Dị - nhà thơ lớn đời Đường (Trung Quốc) (**) Đây là bản dịch nôm bài thơ Thu Hứng thứ nhất của Đỗ Phủ - nhà thơ nổi tiếng đời Đường (Trung Quốc) thường được hát làm màn đầu cho bài Tì Bà Hành. (1) Khóm trúc … tình già: Đúng ra là "khóm cúc …tình nhà" do nguyên văn chữ Hán: "Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ; Cô chu nhất hệ cố viên tâm" (2) Chữ "Dưới" đúng ra là chữ "Xuống" nhưng chép thành chữ "Dưới" có thể là chép lầm (Do hai chữ gần giống nhau). Nguyên văn chữ hán: "Chủ nhân hạ mã khách tại thuyền"
(Chèo) …thuyền ghé hỏi thăm tình Chong đèn chuốc rượu còn dành tiệc vui Mời mọc mãi thấy người bỡ ngỡ Tay ôm đàn che nửa mặt hoa Vặn đàn mấy tiếng dạo qua Tuy chưa trọn khúc tì bà thoảng hay Nghe não nuột mấy dây rất mực Dường than niềm tấm tức bấy lâu Mày chau tay gảy khúc sầu Tả đề mấy nỗi trước sau muôn vàn Ngón buông bắt khoan khoan trằn trọc Trước Nghê Thường sau khúc Lục Tiêu (1) Dây to dường nổi trận rào Nỉ non dây nhỏ mở chiều chuyện riêng Tiếng cao thấp nhường hay liền gảy Mân ngọc đâu bỗng nảy hạt châu Trên hơi oanh ríu rít nhau Suối tuôn róc rách chảy thâu dưới ghềnh Nước suối lạnh dây mành nhường đứt Ngừng dây nên phút bặt tiếng tơ Âm thầm mang hận ngẩn ngơ Tiếng đàn lãnh lẽo bấy giờ sẽ hay Bình bạc vỡ tuôn đầy mặt nước Ngựa sắt dong bỗng réo tiếng đao Vặn … (đàn lựa điệu thanh tao) Ghi chú: (1) Lục Tiêu: Đúng ra là Lục Yêu. Nghê Thường, Lục Yêu: tên hai khúc nhạc lưu hành dưới thời Đường. Khúc Nghê Thường do Đường Minh Hoàng sáng tác cho vũ nữ múa. Chữ "Nghê" nguyên chép lầm thành chữ "Điện".
(Vặn) … đàn lựa điệu thanh tao Tiếng buông xé lụa đượm vào bốn dây Buồm một lá đông tây lặng ngắt Một bóng trăng trong vắt lòng sông Ngậm ngùi đàn đã xếp xong Áo xiêm những sửa hầu mong trả lời Rằng xưa vốn là người kẻ chợ Cồn Hà Mô thú ở lân la Học đàn từ thuở mười ba Giáo phường đề nhất nay đà liệt danh Gã Thiện tài nhiều phen hỗ khúc Gái Thu nương quen lúc điểm tô Ngũ Lăng già trẻ riêng đua Biết bao thẻ thắm rước mua ngón đàn Vòng lược bạc chia tan nhịp gõ Bức quần hồng hoen ố rượu rơi Năm năm nần nữa vui cười Trải trăng hoa chẳng đoái hoài xuân thu Buồn em trầy lại lo dì thác Lần hôm mai đổi khác hình dong Cửa thưa xe ngựa quạnh không Thân già sớm kết bạn cùng thương nhân Khách trọng lợi khinh … (đường li biệt)
(Khách trọng lợi khinh) … đường li biệt Mải bán chè sớm kết dặm khơi Thuyền không đỗ bến mặc ai Quanh thuyền trăng dãi nước non lạnh lùng Đêm khuya khoắt nhớ vòng tuổi trẻ Lệ (1) trong mà dần ố vẻ son Nghe đàn ta đã chạnh buồn Buồn về một nỗi nỉ non mấy lời Cùng một lứa bên trời lận đận Gặp gỡ nhau ta sẽ quen nhau Từ xa kinh khuyết bấy lâu Tầm Dương đất trích gối sầu hôm mai Thú cầm tịch lấy ai vui với Tai chẳng (2) nghe đàn gảy cả năm Sông buồn (3) gần cõi cát lầm Lau già trúc võ nảy mầm quanh hiên Tiếng chi để nghe liền sớm tối Quyên kêu than vượn nói véo von Hoa xuân nở, nguyệt thu tròn Lần lần tay chuốc chén son riêng ngừng Há chẳng có ca rừng địch ổ Giọng líu lô buồn nỗi khó nghe Tai nghe canh đã sang khuya Nhạc tiên bằng đã quanh kề … (bên tai) Ghi chú: (1) Chữ "Lệ" nguyên chép là "Giọt". (2) Chẳng: nguyên chép lầm là "chỉ". Xét thấy phải là chẳng mới phù hợp với ý thơ. Nguyên văn chữ Hán: "Tầm Dương địa tịch vô âm nhạc; Chung tuế bất văn ti trúc thanh" (3) Buồn: đúng ra là Bồn - tên một con sông nhỏ ở Giang Châu.
(Nhạc tiên bằng đã quanh kề) … bên tai Hãy ngồi lại gảy chơi khúc nữa Sẽ vì nàng (1) những sửa lời ca Đứng lâu dường cảm lời ta Lui ngồi nảy ngón đàn đà khác dây Tiếng lạnh lẽo khác dây đàn trước Trong tiệc vui tuôn nước lệ rơi Lệ rơi chan chứa hơn người Giang Châu Tư Mã đượm mùi áo xanh. Ghi chú: (1) Nàng : nguyên chép là "chàng", không hợp lý nên sửa thành "nàng". Hết (Phần sau là bài Nhịp ba cung bắc: Đào - NHỊP BA CUNG BẮC Thử cách diệc tiên ngâm phách khoan, hậu dồn phách mau, dữ Chừ Khi đồng cách. Cố kim hoan Chừ Khi tắc đình Cung Bắc, dĩ phẩm cách tương tự dã! thượng bắc hạ nam, phản giả pha cung pha. (Cách này trước hết ngâm, phách khoan, sau dồn phách mau, giống như cách hát Chừ Khi. Cho nên ngày nay nếu thích Chừ Khi thì thôi Cung Bắc là do hình thức tương tự nhau vậy. Thượng bắc, hạ nam, sau chuyển sang pha cung pha) Cung nam Gió lọt mành, mành hoa (phách) Dập dìu gió lọt mành, mành hoa (phách) Cơn buồn sẽ chạnh, ngâm, ngâm nga giải sầu Réo rắt dưới lầu Hoàng oanh ca réo rắt dưới lầu Hay đâu đón rước vội, vội mừng tin oanh Sắc lánh vẻ thanh, Thiều quang sắc lánh vẻ thanh Lênh đênh (vào phách, dồn cung bắc, phách mau) trời nước như (phách) tranh vẽ rồng. Nhớ (phách) cảnh (hạ nam) hằng trông Ngậm ... (ngùi nhớ cảnh hằng trông) ... )