"Con lạy ông bà tổ tiên, cha mẹ, xin ông bà cha mẹ phù hộ cho con và gia đình được mạnh khỏe, ăn ra làm nên, công danh tiến tới, thi cử đỗ đạt, v.v..." Ông bà, cha mẹ nuôi chúng ta tới khi lớn khôn, lo dựng vợ gả chồng cho chúng ta, thậm chí lo xin việc, xây nhà, chăm con cho chúng ta, v.v... Mẹ già 90 vẫn thương con 70. Vì con cái, cha mẹ không từ nan bất cứ việc gì. Tới khi mắt nhắm tay buông, có nhiều người tổ chức đám ma thật to để lấy oai với thiên hạ, hoặc để hưởng nốt chút lộc lá vật chất cuối cùng cha mẹ để lại là tiền phúng viếng. Khi đã đưa cha mẹ ông bà lên bàn thờ tổ tiên rồi, ta vẫn thường xuyên mong muốn họ che chở cho ta. Chúng ta còn sống dựa, sống bám vào họ tới bao giờ? "Con lạy chư Phật mười phương, cho con được sức khỏe, gặp nhiều may mắn, buôn may bán đắt, công thành danh toại, học hành tiến tới, thi cử đỗ đạt, gặp người sang quý, có quý nhân phù trợ, v.v..." Phật dậy chúng ta giải thoát khỏi khổ đau, khỏi vướng mắc, khỏi sinh tử luân hồi; nhưng chúng ta lại cầu xin toàn những thứ khiến mình vướng mắc. Nếu Phật cứ phải thỏa mãn tất cả mọi cầu xin của chúng sinh thì Phật chính là người khổ nhất. Vậy cầu xin có được ko? - Nếu cầu gì, xin gì cũng được thì các sư thầy, sư cô đã xin hết rồi, vì họ là những người thân cận bên Phật hơn, ngày ngày tụng kinh, niệm Phật, nên nếu Phật có thương, có hộ trì thì cũng sẽ thương và hộ trì họ đầu tiên. Nếu ai lễ lạy nhiều, khấn vái giỏi mà cầu gì được nấy thì hẳn nhiên là các tăng sư đã được hết rồi, ko tới lượt chúng sinh uế trược. Vậy trước ban thờ gia tiên, ban thờ Phật ta có nên cầu xin? Nếu có thì nên cầu gì? Làm người cũng nhiều nỗi nhọc nhằn. Nếu cho người ta sống thêm 100 nữa thì sẽ có nhiều người k chịu nổi gánh nặng của tuổi già, bệnh tật, công danh, tiền bạc, bạn đời, con cái, v.v... Có lẽ sẽ có người chọn cái chết còn hơn là sống thêm 100 năm nữa. Ông bà, cha mẹ chúng ta cũng từng sống đời dương thế. Trải hết mấy chục năm cuộc đời, cho dù ko thiếu thốn, nhọc nhằn thì cũng có ko biết bao chuyện trái ý, khổ đau đã từng trải, họ thực sự đã mệt mỏi. Tới khi chết rồi, làm ma rồi, vẫn còn phải nghe con cháu ở cõi dương thế kêu cầu đủ thứ. Họ chắc hẳn thêm phần mệt mỏi và khổ tâm. Thấy con cháu mình đau khổ thì cha mẹ, ông bà ko khổ sao được? Vì vậy trước bàn thờ gia tiên, chúng ta ko nên cầu xin toàn là những thứ trần thế, vốn chỉ liên quan tới chúng ta và gia quyến. Những điều đó chẳng lợi ích gì cho người âm cả, chỉ làm họ thêm phiền lòng thôi. Cha mẹ đối với chúng ta ơn trọng như núi, hãy đền đáp họ, ngay cả khi họ đã khuất. Hãy khỏi tâm Đại Bi mà cầu mong cho họ ở dưới suối vàng được an vui, mát mẻ, được nghe tiếng Pháp loa, lãnh hội và thực hành để được siêu thoát về các cõi thiện. Đối trước ban thờ Phật, chúng ta k nên cầu xin những thứ vị kỉ, vì Phật sẽ k ban cho chúng ta những thứ đó đâu. Hãy khởi tâm với trí huệ như sau: "Cầu xin chư Phật mười phương, chư Bồ Tát mười phương, chư Hiền Thánh tăng, từ bi gia hộ đệ tử: Bồ Đề tâm kiên cố, tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn, cùng với pháp giới chúng sinh đều thành quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Xin Chư Phật, chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng phù hộ cho đệ tử gặp nhiều thuận duyên trên con đường tu tập". Hoặc đơn giản hơn, chúng ta chỉ cần đối trước Phật, Bồ Tát, lễ lạy tâm thành mà ko cần phải cầu xin gì cả. Có tâm chân thành, tự nhiên sẽ được Phật và quyến thuộc hộ pháp gia trì. Nếu như chúng ta thực sự gặp khó khăn, cần chư Phật, Bồ Tát, hay gia tiên gia hộ, hãy quán xét xem điều chúng ta sắp cầu xin có chính đáng k, có lợi cho nhiều người hay k, hay chỉ vị kỉ, và có ảnh hướng như thế nào tới người khác. Nếu điều cầu xin là chính đáng và có tâm chân thành thì chư vị bề trên sẽ tùy duyên mà gia trì cho chúng ta được toại nguyện. Nếu như ta cầu mà k được hãy xem xét lại xem những điều cầu xin đã chính đáng chưa, tâm đã thành chưa, trong quá khứ chúng ta đã tạo tác những nghiệp xấu gì. Nếu những điều trên đều k có gì phải hổ thẹn mà vẫn k được như ý thì hãy vững tin rằng chư vị bề trên đang tùy duyên mà có những phương cách riêng để hóa độ chúng ta, đôi khi theo lối mà chúng ta k thể hiểu được. Chỉ sau này khi thành việc rồi, chúng ta mới nhận ra tâm ý sắp đặt sâu xa của chư vị bề trên. Tóm lại, khi đối trước bàn thờ Phật, Thánh hay gia tiên, hãy cầu xin những việc chính đáng với một tấm lòng kính ngưỡng, chân thật và một niềm tin vững chãi vào luật nhân-quả, sự từ bi của Phật, và phương tiện thiện xảo của Phật.
Bài viết rất hay. Nếu đi lễ ai cũng xin được giàu sang phú quý thì ai cũng đi tất hết. Quan trọng nhất là cái tâm và khi đi lễ lòng được thanh thản hơn rất nhiều.
Bai viet cua ban rat hay nhung khan-cau xin Phat khac voi khan va cau xin Thanh-Than va gia tien do ban a, ban hay xem ky lai nhe. Chuc ban vui ve, thanh tam an lac.
Ko phải ai xin gì cũng được. Nếu tâm chân thành và tuỳ duyên của mình mà các điều mình cầu xin sẽ đc các bậc bề trên cho toại nguyện. Nên mình nghĩ muốn gì thì cứ cầu còn đc hay ko là ở các bậc bề trên xem xét.