Trần triều hưng đạo đại vương

Thảo luận trong 'Thần tích nhà Trần' bắt đầu bởi kuangtuan, 25/8/11.

Lượt xem: 2,482

  1. kuangtuan

    kuangtuan New Member

    TRẦN TRIỀU HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG
    Chép từ Việt Điện U Linh

    Vương họ Trần tên Quốc Tuấn, con An Sinh Vương
    (tên )Liễu, được phong tước là Hưng Đạo Đại Vương.

    An Sinh Vương cùng vua Trần Thái Tông có hiềm khích (1); lúc ông sắp chết, cầm tay Vương trối rằng:

    - Nếu mi không thể nào vì ta lấy thiên hạ cho bằng được , thì ta sẽ chết không nhắm mắt đâu.

    Vương nhớ kỹ lắm đó , song cử động lại phỉa cẩn thận hết sức ( Vì Vương không cho ý đó là phải )
    Khoảng niên hiệu Trùng Hưng, (2) Vương hai lần đánh lui quân Nguyên, làm võ công bậc nhất lúc bấy giờ . Kịp khi Vương mất, nhà vua có lập đền thờ Vương . Mỗi khi có giặc đến cướp phá thì lấy thanh gươm trong cháp đương thờ ra tất là đại thắng.

    Vương trị bệnh tà Phạm Nhan (3) rất linh nghiệm. Phạm Nhan cũng có miếu thờ ở làng An Bài , huyện Đông Hồ, dựa sông Lương Giang.

    Tục truyền rằng: Phạm Nhạn gốc họ Nguyễn , tên chữ là Bá Linh, cha là khách buôn người Quảng Đông, mẹ là người xã An Bài nước ta. Nhan đậu tiến sĩ nhà Nguyên, giỏi thuật phù thuỷ, thường lén vào hậu cung làm sự bất chính, bị bắt được, sắp đem đi chém nhưng vừa gặp lúc nhà Nguyên qua đánh ta nên Bá Linh tình nguyện xin làm hướng đạo để chuộc tội. Nhà Nguyên thuận cho.
    Trận đánh sông Bạch Đằng, Bá Linh bị Vương bắt sống, đem chém ở làng mẹ, quăng đầu xuống sông; có hai người kẻ chài cứ chài được đầu lâu mãi, mới van vái rằng:

    - Nếu như có linh thì giúp bọn chúng tôi chài cá cho thật nhiều, chúng tôi sẽ chôn cất hẳn hoi.

    Quả nhiên ngày ấy họ chài được rất nhiều cá, nhiều gấp mấy ngày trước, mới đem đầu lâu lên bờ chôn cất. Hai người kẻ chài thường hay vái mời Bá Linh đi theo thuyền chài chơi, lâu thành ra quen. Bá Linh thường chỉ đàn bà bảo hai người ấy ghẹo chơi thì đều được cả. hai người mới lập đền thờ phụng.

    Trước kia, Bá Linh sắp thọ hình Bá Linh có xin với Vương rằng:

    - Phải cho tôi ăn giống gì chứ ?

    Vương giận bảo rằng:

    - Cho mi ăn máu đẻ của đàn bà.

    Về sau khi chết rồi , Bá Linh mới đi khắp trong nước, hễ gặp chỗ nào có sản phụ là theo ngay và tức thì người đàn bà ấy mê man bất tỉnh, thuốc men không thể chữa được. Nhà bệnh đến đền Vương cầu đảo, lấy chiếu cũ ở trong đền thình lình đắp lên người bệnh hay trải cho người bệnh nằm, và lấy tàn nhang nước thải cho uống thì lập tức lành ngay, có người mới đem chiếu về đến nhà là đã lành rồi, anh linh kỳ nghiệm như thế cả.


    Tiếm bình


    Vương vi là dòng dõi của họ Đông A, chịu lời trối của cha là An Sinh Vương nhưng không chịu theo loạn mệnh, thế thì ở nhà là hiếu tử. Gặp biến loạn ở Trùng Hưng mà lập công lớn thì ở nứơc là trung thần, duy trung duy hiếu, mới che nổi cái lỗi của Tiền nhân. Công trùm thiên hạ, ngôi tột nhân thần, tiếng vang hoa di, sau khi chết lại được muôn đời huyết thực.

    Triều nhà Trần, tướng võ tướng văn nhiều kẻ làm danh thần, như Quốc Điền ở Chí Linh, Khắc Chung ở Lập Thạch, Quốc Điện ở Tiên Phong nhưng cuối cùng không lừng lẫy bằng Vương, đó là trung hiếu báo đền vậy chăng?

    Nước Mông Cổ quật khởi ở phương Bắc, nuốt nước Linh Hạ, uy hiếp Cường Kim, đánh úp nhà Cự Tống, mang cung tên đến đâu thì các nước ngoài núi biển đều trông gió mà tan vỡ, đem quân sang Nam ào ào như núi lở sông băng, gió rung mây cuốn; Vương chỉ một nhóm tàn quân dám ra chống cự, khác nào như núi Thái Sơn đè trứng, thế mà một hồi trông sông Bạch Đằng, quân Mông Cổ phơi thây nghìn dặm, há chẳng phải là việc hiếm có ở trời đất sao? Không những có công lớn với nhà Trần mà cũng có công lớn với thiên hạ đời sau nữa, nếu không có Hưng Đạo Đại Vương thì nước Nam Giao đã phải để tóc đuôisam rồi vậy.

    Đền thờ của Vương hiện nay ở giáp giới Phụng Nhãn và Chí Linh; làng Vạn Kiếp, làng Lan Sơn hai làng phụng sự, đất ấy gần Cổ Phao, đồ sộ thiên nhan vạn hác; miếu ở lưng chừng núi, tả hữu có núi Nam Tào, Bắc Đẩu, mặt ngó xuống sông Hựu Giang, cây cỏ um tùm, đứng xa mà trông rõ ràng như một thắng cảnh ở Bồng Lai (6),.

    Những người cầu đảo, xa gần vãng lai trên đường đông như dệt. Miếu Đền có hai người làm Từ, một người ở làng Vạn Kiếp, xưng là Bắc Chúc, hễ có ai từ đường phương Bắc đến hành hương thì người này làm chủ. Một người ở làng Lạn Sơn, xưng là Đông chúc, hễ có ai từ đường phương Đông đến hành hương thì người này làm chủ. Mỗi năm tiền bổng của khách đi lễ Đông và Bắc đều cân nhau, linh dị đại khái như thế.
    Phụ xét các tạp thư Thái Bình, Quảng Ký có nói Trung Quốc có loài yêu hồ ly hay gay hoạn họa cho đàn bà. Nước ta không có giống yêu quái ấy, duy chỉ có bệnh tà Phạm Nhan, ai mắc phải đến cầu tại đền Vương là lành, việc có khác nhau, chớ nên lấy hình tích mà câu nệ.

    Chú dẫn :
    (1) Hiềm khích : Đây là nhắc việc Lý Chiêu Hoàng tức là Chiêu Thánh Hoàng Hậu lấy Trần Thái Tông đã 12 năm mà chưa có con ( lúc ấy mới có 19 tuổi ) . Trần Thủ Độ bắt Thái Tông phải bỏ và đem người chị của Chiêu Thánh là Thuận Thiên ( Đã lấy Trần Liễu và đương có thai 3 tháng ) cho vào cung làm hoàng hậu vợ Trần Thái Tông . Ông này bất bình bỏ đi nhưng sau đó bị rước về . Còn Trần Liễu thì tức giận nổi quán làm loạn , song không được gì sai xin hàng trước mặt Thái Tông . Sau nhà vua cho Trần Liễu một phần đất ở Hải Dương làm thái ấp và phong cho tước An Sinh Vương .
    (2) Trùng Hưng : niên hiệu thứ 2 của Trần Nhân Tông (1284-1293 ) . Nguyên Mông Cổ chưa chiếm hết Trung Hoa , chứ khi đánh vong Hoa Tây họ đã tràn vào nước ta song rút lui lẹ vì chưa chuẩn bị và chưa làm chủ nước Tàu . Rồi từ đó họ cứ sai sứ sang hạch sách vua Trần để dọn đường xâm lăng thật sự . Năm 1282 Nguyên cho Sài Xuân ( ?? Thung) đưa Trần Di Ái về ta để thay thế cho vua Trầncòn nữa …
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này