Tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế Nghiên cứu tín ngưỡng thờ Mẫu trong thời kỳ đương đại

Thảo luận trong 'Tin tức Đạo Mẫu' bắt đầu bởi Hành Thiện, 6/1/16.

Lượt xem: 1,548

  1. Hành Thiện

    Hành Thiện Moderator

    Tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế Nghiên cứu tín ngưỡng thờ Mẫu trong thời kỳ đương đại

    Hội thảo khoa học quốc tế “Nghiên cứu tín ngưỡng trong thời kỳ đương đại (Trường hợp Tín ngưỡng thờ Mẫu)” trong khuôn khổ các hoạt động liên quan giới thiệu hồ sơ “Tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ của người Việt” đã đệ trình UNESCO.

    Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa quyết định cho phép Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nam Định và các cơ quan liên quan đón các chuyên gia, đại biểu quốc tế vào Việt Nam và tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Nghiên cứu tín ngưỡng trong thời kỳ đương đại (Trường hợp Tín ngưỡng thờ Mẫu)” trong khuôn khổ các hoạt động liên quan giới thiệu hồ sơ “Tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ của người Việt” đã đệ trình UNESCO. Thời gian tổ chức Hội thảo dự kiến trong hai ngày 05, 06/01/2016 tại Thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.
    Tín ngưỡng thờ Mẫu ra đời từ trong cuộc sống đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt, cường quyền đè nén và nạn ngoại xâm tàn bạo, có một mối gắn bó rất tự nhiên với người dân lao động. Trong quá trình lịch sử nó thể hiện khả năng tích hợp văn hóa rất lớn, với đạo Phật, đạo Giáo, đạo Nho, với tín ngưỡng các dân tộc thiểu số để cuối cùng trở thành tín ngưỡng đa văn hóa, đa tộc người. Tín ngưỡng này hướng đến cuộc sống thực tại của con người với ước vọng sức khỏe, tài lộc, may mắn. Đây là một nhu cầu trong đời sống tâm linh của người Việt.
    Tín ngưỡng thờ Mẫu gắn liền với nhiều hình tượng người phụ nữ là các nhân vật lịch sử hoặc được lịch sử hóa như Thánh mẫu Liễu Hạnh, Quốc mẫu Âu Cơ, Vương Mẫu (tương truyền là người mẹ của Thánh Gióng), Linh Sơn Thánh Mẫu...
    Để tôn vinh giá trị văn hóa tín ngưỡng thờ Đạo Mẫu, năm 2012, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa “Nghi lễ chầu văn” vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và đầu năm 2014 Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã cho phép gửi hồ sơ “Tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ của người Việt” để UNESCO xem xét tôn vinh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là những mốc đánh dấu sự chuyển biến nhận thức xã hội về giá trị văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu.
    [​IMG]
    Nguồn: Làng Việt
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/1/16

    Bình Luận Bằng Facebook

  2. Hành Thiện

    Hành Thiện Moderator

    Báo chí góp phần khẳng định giá trị của tín ngưỡng thuần Việt

    [​IMG]
    Trình diễn các giá hát văn hầu đồng trong Lễ Tổng kết Liên hoan văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu-Hà Nội 2014. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)

    Ngày 5/1, tại Nam Định, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam thuộc Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức họp báo thông tin về Hội thảo khoa học quốc tế “Nghiên cứu thực hành tín ngưỡng trong xã hội đương đại” (Trường hợp tín ngưỡng thờ Mẫu).

    Phó giáo sư, tiến sỹ Từ Thị Loan, Quyền Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam cho biết hội thảo thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học đến từ Vương quốc Anh, Bulgaria, Hà Lan, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Cộng hòa Pháp, Trung Quốc và các nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa trong nước…

    Hội thảo diễn ra trong 2 ngày 5 và 6/1, với 4 chủ đề: những vấn đề lý thuyết, phương pháp tín ngưỡng, nghi lễ; các hình thức thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu và những hình thức tương đồng khác; chính sách pháp luật đối với tín ngưỡng; bảo vệ và phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu trong xã hội đương đại.

    Tại hội thảo, các đại biểu tập trung làm sáng tỏ thêm các giá trị bản sắc của tín ngưỡng thờ Mẫu và những thực hành tín ngưỡng tương tự của các dân tộc khác trên thế giới; đưa ra các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản thờ Mẫu trong xã hội, đề xuất các chính sách nhằm khuyến khích cộng đồng chủ động tham gia vào việc phát huy giá trị, truyền thống tốt đẹp của các thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu.

    Phó giáo sư, tiến sỹ Từ Thị Loan mong muốn các cơ quan báo chí tăng cường tuyên truyền việc đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung, tín ngưỡng thờ Mẫu nói riêng, góp phần khẳng định giá trị của tín ngưỡng thuần Việt.

    Cùng với đó, lên án, phản ánh những nguy cơ đe dọa hủy hoại môi trường tài nguyên di sản văn hóa, việc lợi dụng tín ngưỡng để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan.

    Trên tinh thần xây dựng, báo chí thể hiện vai trò là cầu nối truyền tải thông tin, quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống của đất nước, giúp tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị, thúc đẩy quá trình giao lưu, trao đổi các hoạt động văn hóa giữa Việt Nam với các nước, tổ chức quốc tế./.

    Nguồn Vietnam+
     
  3. lavie

    lavie Member

    Hi, ảnh cô đồng chổng công trình phụ vào công đồng rầu...
     
  4. Hành Thiện

    Hành Thiện Moderator

    Có lẽ lúc quay xuống phía khán giả. Tránh làm sao được.
     
  5. mantico

    mantico Quản Trị Website

    Trong nghi lễ hầu đồng miền bắc có một số quy định với các thanh đồng khi hầu thánh cần tránh
    - Quay lưng lại ban công đồng
     
  6. Hành Thiện

    Hành Thiện Moderator

    Đạo Mẫu gắn với cội nguồn dân tộc

    Hội thảo khoa học quốc tế về nghiên cứu thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tổ chức ngày 6.1 tại TP.Nam Định đã làm rõ giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu (đạo Mẫu) ở người Việt.


    Đạo mẫu không chỉ là nghi lễ hầu đồng, hầu bóng

    Theo nhiều chuyên gia, tục thờ Thánh Mẫu có một vị trí đặc biệt trong đời sống tâm linh người Việt và đã phát triển cùng với lịch sử khai phá, mở mang bờ cõi của tộc người này. Các vị Thánh Mẫu với những đền, phủ thờ của Ngài cũng xuất hiện theo “bước chân” người Việt, từ thượng nguồn sông Hồng xuống đến vùng hạ lưu châu thổ Bắc bộ. Phong tục thờ Mẫu được xác định là tín ngưỡng lâu đời nhất ở VN, thậm chí cả trước khi Trung Quốc xâm lược VN. Xuất phát từ tín ngưỡng nguyên thủy tin thờ các vị thần linh tự nhiên như trời, đất, nước mà theo quan niệm dân gian thì các vị thần mang nữ tính. Từ đó phát triển nâng lên trở thành một biểu tượng người mẹ.

    Các nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt cho thấy tín ngưỡng này thể hiện ý thức nhân sinh, cội nguồn, dân tộc, đồng thời hướng tới lòng từ bi, bác ái, tinh thần cộng đồng, khuyến thiện... TS Đặng Thị Bích Liên, Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL, cho rằng: “Việc thực hành lễ hội, nghi lễ tín ngưỡng thờ Mẫu với những yếu tố văn hóa truyền thống như trang phục, âm nhạc, múa thiêng được kết hợp một cách nghệ thuật có thể coi như một “bảo tàng sống”, lưu giữ lịch sử, di sản và bản sắc văn hóa người Việt”.
    Tuy nhiên, nghịch lý là một bộ phận không nhỏ người dân cho rằng tín ngưỡng thờ Mẫu chỉ đơn thuần là nghi lễ hầu đồng, hầu bóng với nhiều yếu tố mê tín dị đoan.
    PGS-TS Từ Thị Loan, quyền Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia VN, nêu rõ: “Hầu đồng, hầu bóng thực chất chỉ là một trong những nghi lễ nổi bật của tín ngưỡng thờ Mẫu. Tín ngưỡng này có cả một hệ thống thực hành nghi lễ như việc thờ cúng, các lễ hội... Nghi lễ thờ Mẫu phải hiểu về giá trị tinh thần là tôn vinh người mẹ đã sản sinh ra nhân loại, mang bản tính che chở, sáng tạo và bảo trợ cho cộng đồng, vun đắp cuộc sống của gia đình, cộng đồng, làng nước. Ngoài ra, còn tích hợp rất là nhiều giá trị về văn hóa, nghệ thuật như những bài chầu văn, những điệu múa thiêng, là môi trường để dung dưỡng rất nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc".

    Loạn thanh đồng

    Bên lề hội thảo, thanh đồng Vũ Thanh Thủy, một thanh đồng khá có tiếng ở Nam Định phản ánh tình trạng chưa bao giờ có nhiều thanh đồng (tức là người hầu đồng, nhập vai Thánh Mẫu hay quan thánh, được tin là các vị thần linh có thể nhập hồn vào thân xác các ông đồng, bà đồng nhằm phán truyền, diệt trừ tà ma, chữa bệnh, ban phúc, ban lộc) và dễ dàng trở thành thanh đồng như hiện nay. “Muốn trở thành thanh đồng phải có căn, có cốt. Nhưng bây giờ, hình như ai muốn thành thanh đồng cũng được. Có người chỉ mở phủ 2, 3 năm đã đi khai căn, mở phủ cho người khác. Trong giới thanh đồng, tôi biết có nhiều người mở phủ, làm đồng chỉ cốt để kiếm tiền”. Chị Thủy cũng nêu rõ việc có không ít thanh đồng “gặp ai, gặp gì trục trặc cũng nói người ta có vong theo, nếu không làm lễ, ra hầu thánh thì tan cửa nát nhà. Nhiều người sợ nên có đi vay cũng phải cố mà lễ mà vẫn ngay ngáy lo nghĩ”. Rồi chuyện trong giới thanh đồng đi nói xấu nhau, dè bỉu nhau, thậm chí a dua theo kiểu “đánh hội đồng” với những thanh đồng không cùng phe nhóm, chuyện hầu đồng, hầu bóng đang có nguy cơ “mất gốc”, bị du nhập trang phục, nghệ thuật xa rời truyền thống…

    Ngay tại hội thảo, các nhà nghiên cứu, học giả cũng thừa nhận tình trạng “loạn thanh đồng” hiện nay. GS-TS Ngô Đức Thịnh khẳng định: “Chưa bao giờ đạo Mẫu phát triển như hiện nay”, nhưng lại lo lắng: “Môi trường xã hội hiện đại, kinh tế thị trường đã làm đạo Mẫu tìm thấy môi trường lý tưởng để bén rễ, hồi sinh, thậm chí đạt mức thái quá gây nhiều hệ lụy cho xã hội”.

    Nhà nghiên cứu Hồ Đức Thọ (Chi hội trưởng Văn nghệ dân gian, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Nam Định) thì trăn trở trước tình trạng: “Lập điện, lập phủ mới quá nhiều, thầy cúng, thầy bói, thanh đồng phát triển tràn lan, đua đòi mở các canh hầu quá to, lên tới đôi, ba trăm triệu đồng”...

    Từ thực tế đó, các học giả, nhà nghiên cứu cho rằng để tiếp tục bảo vệ và phát huy giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu, cần có giải pháp cụ thể, lấy vai trò cộng đồng làm chủ công nhưng không thể thiếu sự can thiệp tích cực từ chính sách, pháp luật. Theo PGS-TS Từ Thị Loan, cùng với việc đệ trình UNESCO xét duyệt, công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại trong năm 2016, Bộ VH-TT-DL cũng đã chuẩn bị chương trình hành động để bảo vệ, giữ gìn di sản này không đi chệch hướng.

    Nguồn Thanh niên
     
    Chỉnh sửa cuối: 7/1/16
  7. lsc

    lsc Member

    sao không có nhận xét nào tôi thấy ưng ý nhỉ.
     
  8. viethieuk150

    viethieuk150 New Member

    Nhưng mình fai công nhận bây giờ quá nhiu thanh đồng,đâu đâu cũng thấy đền phủ,người ta bảo lập đền thờ thì dễ chứ giữ lễ thì mới khó,ko sai tẹo nao,hjj.Mong các bác đừng chém e
     
  9. lavie

    lavie Member

    Điện thờ bi giờ nhiều hơn nấm sau mưa,tỉ lệ thuận với điện là số lượng người có căn đồng số lính, quá nhiều, đủ mọi thành phần xã hội, điều đó có chứng minh dc tín ngưỡng thờ Mẫu - hay Đạo Mẫu đang thịnh ??? hay là mặt trái của xã hội ?... còn phủ thì có bao nhiu đâu, đền thì hầu như là các di tích, có thấy phát sinh thêm đâu? có vẻ bạn đang nhầm khái niệm Điện - Đền - Phủ ? Thanh đồng à, ... tự phong thôi.
     
  10. lsc

    lsc Member

    nói thẳng ra là đạo mẫu không thể trình diễn. khi hầu là có ngài ảnh bóng. mà mục đích sâu xa của ngài là giúp nhân gian sống tốt đời đẹp đạo. chứ không phải diễn. còn bây giờ nhiều thanh đồng nhiều điện thì đó cũng là vấn đề bình thường thôi. có căn lập điện là không phải ai muốn là được, ai chối là xong. ngay cả thành phần tham dự hội thảo cũng không có ai là người hiểu đạo mẫu. khán giả đến xem hầu mục đích là đến với thành thần với lòng thành kính chứ không phải đến để xem cho vui với mục đích giải trí. giống như xuân thành làm lễ nhập tượng chùa bái đính mới mà hôm đấy thánh có nhập đâu. vì xuân thành xây chùa chỉ múc đích kinh doanh đấy.ai về với các ngài thì về chùa bái đính cổ mà lễ nhé
     
  11. linkmiu

    linkmiu New Member

    Họp tới họp lui, bàn lên bàn xuống, đâu vẫn vào đấy, hè ...
     
  12. Hành Thiện

    Hành Thiện Moderator

    Đây là chương trình trong khuôn khổ các hoạt động liên quan giới thiệu hồ sơ “Tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ của người Việt” đã đệ trình UNESCO.
     

Chia sẻ trang này