Tính Tẩu

Thảo luận trong 'Hát then' bắt đầu bởi Thanh Tùng, 2/6/11.

Lượt xem: 4,861

  1. Thanh Tùng

    Thanh Tùng Thành viên Bị cấm

    [​IMG]

    Tính tẩu (hay tinh tẩu) là nhạc cụ khảy dây được dùng phổ biến ở một số dân tộc miền núi tại Việt Nam như người Thái, người Tày, ... Ở vài vùng thuộc Trung Quốc, Lào, và Thái Lan người ta nhận thấy cũng có nhạc cụ này. Trong tiếng Thái, tính có nghĩa là đàn, còn tẩu là bầu (quả bầu), dịch ra tiếng Việt, tính tẩu có nghĩa là đàn bầu. Để khỏi nhầm lẫn với loại đàn bầu của người miền xuôi, nhiều người gọi tính tẩu là đàn tính nhưng nếu dịch ra “đàn đàn” thì sai. Do đó chỉ cần hiểu đàn tính là cách gọi tắt của đàn tính tẩu.

    Đối với dân tộc Thái tính tẩu là nhạc cụ chính, dùng để độc tấu, đệm hát và chơi giai điệu múa. Các chàng trai người Thái vừa đàn tính tẩu vừa múa bằng nhạc cụ này. Khi đệm hát, tính tẩu thường chơi giai điệu của lời ca. Trong nhạc múa tính tẩu có những bài bản riêng.

    Tính tẩu thuộc bộ dây, âm vực có thể đạt tới 3 quãng tám. Tuy nhiên người diễn chỉ sử dụng những âm trong vòng 2 quãng tám và một vài âm hơn nữa.

    Tính tẩu có những bộ phận chính như sau :

    Bầu vang (bộ phận tăng âm): làm bằng nửa quả bầu khô (cắt ngang). Kích cỡ bầu vang có thể thay đổi tùy theo quả bầu lớn nhỏ, song đường kính thường tư 15 đến 25cm. Để có độ vang, âm sắc chuẩn người ta thường chọn quả bầu tròn và dày đều để làm bầu vang. Mặt đàn thường làm bằng gỗ cây ngô đồng xẻ mỏng khoảng 3mm. Trên mặt đàn có khoét 2 lỗ hình hoa thị để thoát âm (trước kia 2 lỗ hoa thị được khoét ở phía sau bầu đàn). Ngựa đàn tương đối nhỏ nằm trên mặt đàn.
    Cần đàn: bằng gỗ, thường là gỗ dâu hay gỗ thừng mục, nhẹ và thẳng. Cần đàn dài khoảng 9 nắm tay của người chơi đàn. Theo kinh nghiệm dân gian, “số đo” cỡ nào thì hợp với cỡ giọng hát của người có số đo ấy. Phần dưới của cần đàn xuyên qua bầu vang, còn phần trên cùng là đầu đàn uốn cong hình lưỡi liềm hoặc đầu rồng, đầu phượng … Mặt cần đàn trơn, không có phím như đàn tam. Hốc luồn dây có 2 hoặc 3 trục dây.
    Dây đàn: trước đây làm bằng tơ xe, nay là nilon. Tính tẩu có loại 2 dây và loại 3 dây tùy theo từng vùng và từng chức năng âm nhạc. Loại mắc 2 dây phổ biến ở Thái, Tày, thường được chỉnh cách nhau 1 quãng bốn đúng hay quãng năm tùy theo hàng âm của giai điệu hoặc bài nhạc múa. Loại có 3 dây thường do người Tày sử dụng. Họ thêm 1 dây trầm giữa 2 dây kia. Âm thanh của dây trầm thấp hơn dây cao 1 quãng tám đúng. Loại 3 dây được gọi là tính then (đàn then) thường dùng trong nghi lễ Then để phân biệt với loại 2 dây là tinh tẩu dùng để đệm hát và múa.

    Tính tẩu có âm sắc êm dịu, thanh thoát. Khi phát ra âm cao nó gần giống với tiếng đàn tam. Lúc sản xuất âm trầm nó cho người nghe cảm giác hơi mờ ảo.

    Theo cách đánh đàn xưa, người diễn không dùng que khảy mà chỉ khảy bằng ngón tay trỏ của tay phải. Ngón cái và giữa giữ cần đàn ở nơi gần sát bầu đàn. Ngón trỏ khảy xuống và hất lên luân phiên khi chơi giai điệu nhanh. Còn nếu giai điệu chậm thì ngón trỏ chỉ khảy xuống.

    Kỹ thuật tay phải gồm có ngón vê, ngón phi và đánh âm nền … Riêng về tay trái gồm có các thế bấm như ngón rung, ngón vuốt, ngón vê, ngón phi, ngón luyến và âm bội.

    Trong thập niên 1970, một số nghệ nhân đã thể nghiệm cải tiến đàn tính tẩu bằng cách lắp thêm dây vào cần đàn (khoảng 4, 5 dây). Do yếu tố này họ phải làm cần đàn và bầu đàn lớn hơn khiến ngón bấm khó chính xác. Một số người lại dùng que khảy thay đầu ngón tay. Kết quả âm sắc không giống đàn tính tẩu gốc mà lại giống đàn banjo (loại alto). Một số người khác thay gỗ để làm bầu đàn, âm thanh phát ra đanh và khô không đẹp như bầu đàn quả bầu khô. Nhìn chung, những cách cải tiến kể trên không gặt hái thành công.

    Đàn Tính là nhạc cụ không thể thiếu trong hát Then của người Tày, Nùng.
    Hát then là một thể loại ca nhạc tín ngưỡng của người Tày, Nùng. Mang trường ca, mang màu sắc tín ngưỡng thuật lại cuộc hành trình lên thiên giới để cầu xin Ngọc hoàng giải quyết một vấn đề gì đó cho gia chủ.

    Nhạc cụ và lời hát

    Âm nhạc là yếu tố xuyên suốt cuộc hát then. Hát then có nhiều bài bản, làn điệu. Người Tày, người Nùng không kể tuổi tác, giới tính, những người mê tín cũng như không mê tín rất thích nghe hát then. Một vài tộc khác như người Mông, Việt ở trong vùng cũng tiếp nhận thể loại hát này trong đời sống tinh thần của mình.

    Lời hát theo hình thức diễn xướng tổng hợp ca nhạc Đàn tính, múa, diễn với nhiều tình huống khác nhau. Đảm nhiệm chức năng của một diễn viên tổng hợp. Họ vừa hát, tự đệm, vừa múa và diễn để thể hiện nội dung câu hát, đôi khi còn biểu diễn cả những trò nhai chén, dựng trứng, dựng gươm...

    Các vùng hát then

    Có ở 5 tỉnh miền núi Việt Bắc: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang. Hiện tại đã xuất hiện ở Tây Nguyên khi người Tày và người Nùng di cư đến. Mỗi vùng làn điệu then lại có những nét độc đáo riêng:

    Then Quảng Ninh đậm đà bản sắc Quê hương
    Then Lạng Sơn dìu dặt tha thiết
    Then Tuyên Quang dồn dập như thúc quân ra trận
    Then Hà Giang nhấn nhá từng tiếng một
    Then Bắc Kạn như chuyện kể thầm thì


    [​IMG]

    Theo Wikipedia
    Ảnh: Báo Ảnh Việt Nam​
     

    Bình Luận Bằng Facebook

  2. o0oatmo0o

    o0oatmo0o Công thần

    èo. quê huơng tui kìa. thank toppic. chính ra hát then cũng nổi tiếng phết đấy chứ. thỉnh thoảng trong văn cũng có hát then mak :D:D
     
  3. Thanh Tùng

    Thanh Tùng Thành viên Bị cấm

    Thế thì quảng bá cho Then nhiều vào. :)
     
  4. Feng

    Feng Member

    Ở Quảng Ninh em hay có lẩu Then hay lắm
     
  5. Thanh Tùng

    Thanh Tùng Thành viên Bị cấm

    Vậy hả? Nếu mà có 1 bản mp3 rồi up lên cho anh chị em cùng nghe thì quý quá bạn à :)
     
  6. Feng

    Feng Member

    [video=youtube;TaQ0l8wLrXQ]http://www.youtube.com/watch?v=TaQ0l8wLrXQ[/video]
    ở Bình Liêu Quảng Ninh đó ạ
     
  7. Thanh Tùng

    Thanh Tùng Thành viên Bị cấm

    :), Thanks bạn rất nhiều. :D
     
  8. Feng

    Feng Member

    Then hay lắm. Cũng như hầu đồng nhưng không được đặc sắc bằng
     
  9. Thanh Tùng

    Thanh Tùng Thành viên Bị cấm

    Mình thì ko so sánh hai loại này với nhau. :D, Chỉ coi Then như loại hình nghệ thuật dân tộc đặc sắc nhất của người Tày, Nùng...Từ đấy thì tìm hiểu thêm về đời sống văn hóa và tín ngưỡng của dân tộc đó. :)
     
  10. o0oatmo0o

    o0oatmo0o Công thần

    Theo mình biết các ong bà then còn được xếp cao hơn các vị thần linh địa phương thì phải :eek:
     
  11. Feng

    Feng Member

    Then cũng như thanh đồng thôi chỉ là cây cầu liên hệ con người và thần thánh chứ không thể cao hơn thần thánh được
     
  12. o0oatmo0o

    o0oatmo0o Công thần

    ý mình nói là các thần linh của địa phương thôi
     
  13. Feng

    Feng Member

    Người ta không có thần địa phương đâu.Then cũng như ông đồng bà cốt dưới xuôi thôi mà
     
  14. o0oatmo0o

    o0oatmo0o Công thần

    không ohair đâu bạn ak. theo sách " Lên đồng hành trình của thần linh và thân phận " của GS Ngô Đức thịnh trang 125 có viết :hệ thống thần linh của người Then thành ba phần lớp chính
    1. Ngọc hoàng và các thiên tướng
    2. Tổ nghề then và dòng dõi then
    3. Các thần linh ở địa phương ( thành hoàng. thổ thần. tổ tiên )
     
  15. Feng

    Feng Member

    Vậy chắc là đúng thế. Boo chưa hiểu hết về Then
     
  16. hatrangnguyen

    hatrangnguyen New Member

    có ai đã so sánh hát then và hát văn chưa?Mình đang định thử làm phần đó nè!Nhưng mà chẳng có tài liệu gì cả.:-S
     

Chia sẻ trang này