Tín ngưỡng thờ mẫu 1 cách nghĩ

Thảo luận trong 'Bài viết nghiên cứu Đạo Mẫu' bắt đầu bởi huongnghialinhtu, 6/11/12.

Lượt xem: 2,673

  1. huongnghialinhtu

    huongnghialinhtu hoạt động

    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Tín ngưỡng thờ Mẫu bắt nguồn từ đâu trong lịch sử và truyền thống văn hóa của dân tộc Việt ?
    Đầu xuân người Việt Nam thường đi vãn cảnh chùa chiền, đi thăm, đi lễ các đền phủ. Cùng với tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, tín ngưỡng thờ thần, tín ngưỡng thờ Mẫu rất phổ biến, nhiều người gọi là Đạo thờ Mẫu. Tại các chùa ngoài chính điện thờ phật, bao giờ cũng có ban thờ Mẫu và thờ các thánh trong Đạo Mẫu. Tại các đền phủ thì thờ các thánh trong đạo Mẫu ở chính điện. Đạo Mẫu về cơ bản có hệ thống, lớp lang như sau:
    Ngọc Hoàng Thượng Đế là ngôi thánh cao nhất, tuy nhiên trong tâm thức dân gian Ngọc Hoàng có phần mờ nhạt, không được đề cao.Tam tòa Thánh Mẫu tượng trưng cho trời, đất và nước, Tứ phủ Công đồng thờ Mẫu thượng Thiên, Mẫu thượng Ngàn, Mẫu Thoải và Mẫu Địa.
    Mẫu Thượng Thiên cai quản Thiên phủ. Mẫu Thượng Thiên trong quan niệm của dân gian về Tứ Pháp gồm có: Pháp vân, Pháp Vũ, Pháp Điện, Pháp Lôi, đó là 4 vị nữ thần tạo ra mây, mưa, sấm, chớp liên quan tới văn hóa Nông nghiệp lúa nước.
    Những huyền thoại và huyền tích của Mẫu Thượng Thiên đều có liên quan đến Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Mẫu Liễu Hạnh là vị Thánh xuất hiện muộn, theo các nhà nghiên cứu về văn hóa dân gian Việt Nam, Mẫu Liễu Hạnh xuất hiện sớm nhất cũng chỉ vào khoảng thế kỷ XVI, thời Hậu Lê.
    [​IMG]
    Bàn thờ Mẫu ​
    Cũng theo quan niệm dân gian, Mẫu Liễu Hạnh còn có thể hóa thân vào Mẫu Thượng Ngàn trông coi miền rừng núi, hay thành Địa Tiên thánh Mẫu- Mẹ Đất, cai quản mọi đất đai và đời sống sinh vật. trở thành vị Thần Chủ của Đạo Mẫu được thờ cúng nhiều nhất trong đạo Mẫu Việt Nam. Đền thờ Bà có ở nhiều nơi, nổi tiếng nhất có đền Sòng ở Thanh Hóa và Phủ Giầy ở Nam Định.
    Mẫu Thượng Ngàn cai quản Nhạc phủ: Mẫu trông coi các miền rừng núi, gắn bó với con người cùng cỏ, cây, chim, thú. Đền thờ Mẫu Thượng Ngàn có ở nhiều nơi, nhưng có hai nơi thờ phụng chính là Suối Mỡ (Bắc Giang - Hà Bắc) và Bắc Lệ ( Lạng Sơn).
    Mẫu Thoải cai quản Thoải (thủy) phủ: Đó là vị thần trị vì vùng sông nước, nữ thủy thần gắn với đời sống thủy sinh của dân tộc Việt từ xa xưa, liên quan trực tiếp tới Thủy Tổ dân tộc Việt trong buổi đầu dựng nước.
    Mẫu Địa cai quản Địa phủ, trông coi mọi đất đai và đời sống sinh vật.
    Sau hàng Mẫu là Ngũ Vị Quan Lớn (hàng Quan), đuợc gọi tên từ Quan Đệ Nhất đến quan Đệ Ngũ và Tứ Vị Chầu Bà, được coi là hóa thân, phục vụ trực tiếp của Tứ Vị Thánh Mẫu. Tứ Vị Chầu Bà là đại diện cho Tứ Phủ.
    Dưới hàng Chầu là hàng ông Hoàng, được gọi theo thứ tự từ ông Hoàng Đệ Nhất đến Hoàng Mười. Cũng như các Quan, Các ông Hoàng đều có gốc tích là con trai Long Thần Bát Hải Đại Vương ở hồ Động Đình. Ở hàng thấp nhất có Thập Nhị Vương Cô, Thập Nhị Vương Cậu.
    Đạo Mẫu còn thờ Quan ngũ Hổ và Ông Lốt (Rắn):nơi thờ thần Ngũ Hổ ở hạ ban, phía duới điện thờ Mẫu. Phía trên điện thờ chính, có hình tuợng đôi Bạch Xà vắt ngang. Trong quan niệm dân gian, Hổ là vị chúa cai quản vùng rừng núi, còn Rắn là thần ở nơi sông nước.
    Có nhiều truyền thuyết dân gian kể về thân thế của các Mẫu. Ngoài Mẫu Thượng Thiên có xuất thân tiên giới (theo truyền thuyết Mẫu Liễu Hạnh đã ba lần giáng sinh ở nước ta). Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải đều có nguồn gốc nhân thần. Mẫu Thượng Ngàn được coi là hiện thân của Mỵ Nương Quế Hoa con vua Hùng Định Vương hoặc là hiện thân của nàng La Bình con gái của Tản Viên Sơn Thánh và Công chúa Ngọc Hoa.
    Còn Mẫu Thuỷ (Thoải) gắn với truyền thuyết Kinh Dương Vương đi tuần du, tới hồ Đông Đình ngài gặp người con gái sắc đẹp tuyệt trần, con vua Long Vương hồ Đông Đình. Kinh Dương Vương lấy nàng làm vợ, sinh ra Lạc Long Quân, Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ sinh bọc trăm trứng, Tổ tiên Lạc Việt, từ Rồng, từ Nước.
    Có truyền thuyết lại nói Mẫu Thoải không phải là một bà mà là nhiều bà. Các bà đều là con của Lạc Long Quân, trong đó chọn được ba người, giao cho quản lĩnh sông biển nước Nam. Một bà có hiệu là Thuỷ Trinh Động đình Ngọc Nữ công chúa. Bà thứ hai có hiệu là Hoàng Hà Đan Khiết phu nhân. Bà thứ ba là Tam Giang công chúa. Tam Giang nay là ngã ba Sà Yên Phong Bắc Ninh.
    Một truyền thuyết khác, do người pháp là Durant sưu tầm, kể rằng ở vùng Tuyên Quang, có một hoàng tử con vua Đất là Kinh Xuyên, lấy vợ là con gái Long Vương ở hồ Đông Đình, bà rất yêu chồng. Nhưng Kinh Xuyên lại lấy vợ hai tên là Thảo Mai. Thảo Mai ghen ghét vợ cả, vu cáo vợ cả không chung thủy với chồng. Bực tức, Kinh Xuyên đem bỏ vợ cả vào rừng. Ở trong rừng, bà vợ cả được muông thú mang hoa quả nuôi sống. Một hôm có một Nho sĩ đi qua, bà nhờ Nho sĩ viết thư gửi cho cha là Long Vương, bà được cứu thoát. Đề cao đạo đức của bà, người đời tôn bà là Mẫu Thoải (Mẹ Nước) lập đền thờ ở Tuyên Quang.
    Tín ngưỡng thờ Mẫu đã có từ rất lâu đời, nhưng đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về đề tài này, nên chưa có sự thống nhất và hệ thống.
    Trong khi tìm tài liệu làm viết bài này, chúng tôi tìm thấy trong “[FONT=.VnTime]B¸ch ViÖt téc ph¶”, [/FONT]phả họ Nguyến ở Vân Nội, Thanh Oai, Hà Tây viết khá chi tiết về cội nguồn dân tộc Việt, trong đó có phần liên quan đến tín ngưỡng dân gian người Việt, cùng sự tích Tam tòa Thánh Mẫu, Tứ phủ Công đồng và ngũ vị Tôn Ông trong Đạo Mẫu Việt Nam, để góp thêm tư liệu vào đề tài này cũng xin trích dẫn ở đây:
    [TABLE="width: 260, align: left"]
    [TR]
    [TD] [​IMG][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Tượng Mẫu Âu Cơ tại Sùng Quang Tự ở Bình Đà, Hà Tây cũ
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    Kinh Dương Vương là hậu duệ của vua Thần Nông, húy Quảng (quốc sử viết Lộc Tục) tự Phúc Lộc. Sinh Lạc Long Quân, húy Khoản (quốc sử viết Sùng Lãm) tự Phúc Thọ, lấy con gái Đế Lai là Âu Cơ, tên gọi là Mỹ (Chúa Trịnh Minh Khang Thái vương tặng tên đẹp là Căn Kỷ Công Chúa; Lê Từ đặt tên là ích Khánh Long, tôn Bồ Tát). Bà ở Động Lăng Xương. Bà xin Hương Vân Cái Bồ Tát ở tại Thanh Nguyên, huyện Sơn Du, Trường Sa châu, lại xin Mẫu Thượng ngàn (mẹ chồng) trồng dâu ở vùng Tiên Châu tại huyện Bất Bạt, Sơn Tây cũ. Truyền kế cho đời vua đều sinh ra ở Bản Châu cho nên lấy châu này làm đất tổ 50 vị theo cha làm Thủy Thần, dưới dạng tái thế là Đức Ông và làm Thành Hoàng. 50 vị theo về đền thờ các Thánh Mẫu gọi là Sơn Thần thổ địa.
    Long Quân tuổi cao về ở cùng các phi tần cung nữ lập trang ấp ở Bảo Đà (Thanh Oai) mất ở đây. Còn Âu Cơ thì an táng tại Đồng Láng, trại Bác Lãm, cải táng đặt trong chùa Tường Quang, Thượng Mạo.
    Đời sau thờ 5 con trai của Kinh Dương Vương gọi là Ngũ vị Tôn Ông, tứ vị chầu bà. Năm người con của Kinh Dương Vươngtôn hiệu:
    [FONT=.VnCentury Schoolbook]– [/FONT]Nguyễn Nghiêm = Thần Gió
    [FONT=.VnCentury Schoolbook]– [/FONT]Nguyễn Quyền = Thần Mây
    [FONT=.VnCentury Schoolbook]– [/FONT]Nguyễn Bé = Thần Mưa
    [FONT=.VnCentury Schoolbook]– [/FONT]Nguyễn Khoản = Thần Sấm
    [FONT=.VnCentury Schoolbook]– [/FONT]Nguyễn Huề = Thần Chớp
    Đạo Phật: Thờ ở Tam Bảo. Tượng Cửu Long: Tượng trưng cho thủy tổ cửu tộc và Hương Vân Cái Bồ Tát; trên cùng là tượng tam thế, tượng trưng cho 8.000 La Hán, Nghĩa Lĩnh Tiên Na - Tiên Đào tượng trưng nơi an táng tám vạn bốn ngàn vương mẫu, đất Nghĩa Lĩnh.
    [​IMG]
    Tòa tượng Cửu Long ở các chùa- Đứng giữa tòa Cửu Long là tượng Hương Vân cái Bồ Tát
    Vua Kinh Dương Vương và 4 người con (gọi là Tứ phủ Công Đồng).
    Thập diện Minh Vương và một số tượng khác gọi là thập bát Long Thần tượng trưng cho các vua Hùng.
    Đạo Tiên chỉ khác về hình thức, còn cốt lõi thì đạo Tiên, Phật và đạo Nho thờ giống nhau chỉ khác vài chi tiết mà thôi.
    Tứ phủ thần linh: Đế Minh, Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Hùng Quốc Vương. Thứ tự:
    + Thiên phủ còn gọi là Đệ nhất: Cha mẹ Kinh Dương Vương.
    + Đệ nhị phủ: Kinh Dương Vương và vợ là Mẫu thượng ngàn (gọi là Nhạc phủ).
    + Đệ tam phủ: Lạc Long Quân và Âu Cơ ( còn gọi là Thủy phủ).
    + Đệ tứ phủ: Khâm sai Hùng Quốc Vương trở xuống (gọi là đệ tứ khâm sai).
    Chỉ có con trưởng được thế cha. Danh sách sau đây là 50 con theo cha xuống cai quản ở vùng biển và đều có tên hiệu chung là Lang Vương, khác với tên hiệu chung của 50 con theo mẹ là Lang Quân. Một sự phân biệt rõ ràng và không biết là có ý nghĩa gì ? (ĐT)

    [TABLE="width: 428"]
    [TR]
    [TD="width: 49%"]
    01. Lân Lang Vương 02. Xích Lang Vương 03. Quỳnh Lang Vương 04. Mật Lang Vương 05. Thái Lang Vương 06. Vũ Lang Vương 07. Đổng Lang Vương 08. Yến Lang Vương 09. Tiêu Lang Vương 10. Diệu Lang Vương 11. Tĩnh Lang Vương 12. Vân Lang Vương 13. Tập Lang Vương 14. Ngô Lang Vương 15. Ba Lang Vương 16. Loại Lang Vương 17. Hộ Lang Vương 18. Chân Lang Vương 19. Cốc Lang Vương 20. Chiêm Lang Vương 21. Khương Lang Vương 22. La Lang Vương 23. Tuân Lang Vương 24. Tán Lang Vương 25. Quyền Lang Vương ​
    [/TD]
    [TD="width: 51%"]
    26. Dương Lang Vương 27. Kiều Lang Vương 28. An Lang Vương ​
    29.
    Ô Lang Vương
    30. Tảo Lang Vương 31. Lục Lang Vương 32. Ưu Lang Vương 33. Nhiễu Lang Vương 34. Lý Lang Vương 35. Tiêm Lang Vương 36. Tương Lang Vương 37. Định Lang Vương 38. Sát Lang Vương 39. Hâm Lang Vương 40. Minh Lang Vương 41. Sái Lang Vương 42. Chiêu Lang Vương 43. Kết Lang Vương 44. Mặc Lang Vương 45. Trường Lang Vương 46. Khuynh Lang Vương 47. Tẩm Lang Vương 48. Chai Lang Vương 49. Chiêu Lang Vương 50. Ích Lang Vương
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    Dưới đây là 50 người theo mẹ lên núi được thờ làm Sơn thần (nghĩa là thờ cùng với điện Mẫu). Tất cả đều có tên hiệu chung là Lang Quân:
    [TABLE="class: MsoNormalTable, width: 332"]
    [TR]
    [TD="width: 224, bgcolor: transparent"]01. Hương Lang Quân
    02. Kiếm Lang Quân
    03. Thận Lang Quân
    04. Văn Lang Quân
    05. Võ Lang Quân
    06. Lệnh Lang Quân
    07. Tịnh Lang Quân
    08. Hắc Lang Quân
    09. Quân Lang Quân
    10. Cao Lang Quân
    11. Tế Lang Quân
    12. Sảnh Lang Quân
    13. Mã Lang Quân
    14. Chiêu Lang Quân
    15. Khang Lang Quân
    16. Chỉnh Lang Quân
    17. Đào Lang Quân
    18. Nguyên Lang Quân
    19. Cẩm Lang Quân
    20. Xuyến Lang Quân
    21. Yêu Lang Quân
    22. Thiếp Lang Quân
    23. Bái Lang Quân
    24. Tài Lang Quân
    25. Giám Lang Quân
    [/TD]
    [TD="width: 220, bgcolor: transparent"]26. Biện Lang Quân
    27. Chiều Lang Quân
    28. Quán Lang Quân
    29. Cánh Lang Quân
    30. Thái Lang Quân
    31. Lôi Lang Quân
    32. Tú Lang Quân
    33. Việt Lang Quân
    34. Vệ Lang Quân
    35. Mẫn Lang Quân
    36. Triệu Lang Quân
    37. Viên Lang Quân
    38. Lộ Lang Quân
    39. Quế Lang Quân
    0. Diêm Lang Quân
    41. Nhĩ Lang Quân
    42. Huyền Lang Quân
    43. Tào Lang Quân
    44. Nguyệt Lang Quân
    45. Xum Lang Quân
    46. Long Lang Quân
    47. Mai Lang Quân
    48. Tuấn Lang Quân
    49. Linh Lang Quân
    50. Huệ Lang Quân
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    Từ lúc mở ra nhà Hùng đến hết thời Hùng Vương có một trăm vị thần núi, thần sông biển. Gọi là một bọc trăm con bởi không phải sinh cùng một lúc, mà sinh ra trong khoảng 2622 năm qua nhiều thế hệ. Như vậy trong Phả đã bảo cho ta biết nhà Hùng có một trăm ông vua qua 18 lần thay đổi vương triều nhưng vẫn thống nhất đất nước được tôn hiệu là Hùng Vương. Còn các vị khác không phải là người giữ vai trò thống nhất đất nước cho nên chỉ gọi là Lang Vương, Lang Quân mà thôi. Ngoài ra các vua đều được tôn làm Đức Ông bản thổ, thờ trong các chùa, đình, quán, miếu, gọi là Sơn thần, Thổ địa, Thành hoàng. (hết trích * )
    [TABLE="width: 222, align: left"]
    [TR]
    [TD] [​IMG][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] Tượng Hương Vân cái Bồ Tát tại chùa Vân La ở Hà Đông.[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Như vậy theo Phả trên các Mẫu và ngũ vị quan lớn đều là Tổ tiên người Việt, Phả có rõ ghi ngày mất và mộ phần các vị ở đâu. Cũng theo Phả trên Mẫu Thượng ngàn là Hương Vân Cái Bồ Tát. Bà có tên húy là Ngoan là vợ của Đế Minh, bị chồng bỏ bà mang con vào động Tiên phi (Hòa Bình) tu hành, dạy dân làm điều thiện, bỏ điều ác và nuôi con là Lộc Tục trưởng thành sau nối ngôi vua lấy hiệu Kinh Dương Vương. Đời sau tôn hiệu Bà là Hương Vân Cái Bồ Tát. Người Mường ở Hòa Bình gọi Bà là Sơn trại Chúa Mường. Bà được thờ ở Động Tiên phi và nhiều nơi khác.
    Mẫu Thoải là Mẫu Âu Cơ, có tên húy là Mỹ. Bà là vợ Lạc Long Quân, con dâu Hương Vân Cái Bồ Tát. Bà là người hiền đức, kế nghiệp mẹ chồng dạy dân chăn tằm dệt lụa. Đời chúa Trịnh tặng cho Bà họ Ngô và mỹ tự “Thục đức đoan trang công chúa”, thụy là Căn Kỷ Công chúa. Bà được thờ nhiều nơi. Ở chùa Sùng Quang Tự ở Bình Đà, Hà Tây có tượng thờ Bà và tượng thờ Lạc Long Quân.
    Phả còn chép vợ Kinh Dương Vương là bà Xích hậu (hoàng hậu nước Xích Quỉ), có tên húy là Động Đình Tiên Nữ (Hồng ĐăngNgàn). Bà là con gái Động Đình Quân, được dân gian tôn làm Quốc mẫu- Ngọc Tỉnh Thần Nữ- nàng cả Đại Vương, còn gọi là Mẫu đệ nhị thượng ngàn, được thờ ở đền Tiên Cát, Việt Trì Phú Thọ.
    Nếu đúng như vậy, dường như có một nguyên lý Mẹ trong văn hóa người Việt: “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”, “con dại cái mang”, sông cái, đường cái, cột cái, ngón cái, trống cái, thúng cái. Gần đây có thêm các khái niệm Mẹ Tổ quốc, Mẹ Việt Nam anh hùng...Với ý thức sâu nặng nhớ về cội nguồn, cùng tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, tín ngưỡng thờ mẹ thuần Việt đã trở thành Đạo thờ Mẫu thuần Việt. Đạo Mẫu ngoài các nghi lễ thờ cúng còn tích hợp nhiều giá trị văn hóa- nghệ thuật- diễn xướng dân gian đặc sắc, độc đáo và rất có giá trị trong nền văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, cần được gìn giữ.
    Đỗ Quang
    (*) trích trong sách "Suy nghĩ về những khoảng trống trong thời kỳ tiền sử nước ta" của PGS Đỗ Tòng.

    [HR][/HR]

    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     

    Bình Luận Bằng Facebook

  2. behattieu173

    behattieu173 New Member

    Có chi tiết của Bác Ngô Đức Thịnh viết b nhỉ
     
  3. Triều Viên

    Triều Viên New Member

    Khảo sử thì cũng khó vì đôi chỗ sử ta không chép được lại dựa vào truyền thuyết, dân gian truyền miệng. Dĩ nhiên vẫn được tôn tạo trên cái nền chung của văn hoá dân tộc là trọng người phụ nữ- nông nghiệp- tính âm - Thờ Mẫu.
     
  4. Tóm lại là truyền thuyết truyền miệng chứ cũng chẳng có 1 cơ sở lý luận nào đúng hẳn
     

Chia sẻ trang này