Tiếng vọng về từ nơi Thoải phủ ...

Thảo luận trong 'Bài viết nghiên cứu Đạo Mẫu' bắt đầu bởi Đàm Gia, 11/8/15.

Lượt xem: 9,573

  1. Đàm Gia

    Đàm Gia New Member

    Tiếng vọng về từ nơi Thoải phủ ...
    Các anh chị em bạn đạo thân mến , tháng 6 đã về , tiếng trống giục giã vang lên khắp nơi , các đồng anh lính chị tung tăng kéo về dự hội Thoải phủ . Tháng 6 qua đi , để anh chị em bạn đạo xa gần lại tiếp tục chuẩn bị cho tháng 7 sắp tới , chuẩn bị cho mùa vu lan báo hiếu hay còn gọi là tháng mở cửa ngục , Tháng xá tội vong nhân .
    Các a.c.e bạn đạo thân mến , tôi xin được không bàn đến vấn đề phân biệt tôn giáo hay đạo pháp trong phạm vi bài viết này . Bởi lẽ , nếu xét một cách riêng biệt thì tiệc tháng 6 Thoải phủ là theo tín ngưỡng của Đạo Mẫu , còn tháng 7 , tháng xá tội vong nhân lại là theo quan điểm của Đạo Phật .
    Trong phạm vi bài viết này , tôi sẽ đứng trên quan điểm của đạo học nói chung để chỉ ra sự kế tiếp đặc biệt giữa tháng 6 và tháng 7 .
    Thoải phủ vốn là nơi chứa đựng những sinh linh mang đầy trong mình sự u uất lạnh lẽo , buồn tủi ...
    Thoải phủ trong Đạo Mẫu dường như không nhắc nhiều những sinh linh nơi miền biển , mà chủ yếu là những sinh linh cư trú nơi ao , hồ , sông , ngòi ...
    dường như ở nơi biển cả xa xăm kia , là một thế giới khác , nơi các cung cõi khác ngự trị .
    Thoải phủ trong tứ phủ được biết đến trong phạm vi những công dân nơi vùng nước ao hồ , sông ngòi và vùng ven biển .
    Nếu như những công dân miền thoải phủ mang nặng tập khí của con người thì có vẻ như những công dân nơi đại dương xa xăm lại có một thế giới tách biệt , ít ảnh hưởng bởi tư tưởng của con người . Có thể chỉ là cảm giác chủ quan , nhưng tôi cảm thấy , ở nơi ấy , những công dân ấy không hề biết đùa cợt , lạnh lùng và rất coi trọng lời hứa .
    Người đời thường nói , những người có căn Thoải phủ , đặc biệt là căn cô Bơ thường có những nét rất chung chung như : Cuộc đời gian truân , vất vả , nhiều oan trái , hay buồn tủi một mình ....Hoặc như ''căn ''Ngài quan đệ Ngũ tuần Tranh thì cuộc đời người đó sẽ rất oai danh lừng lẫy nhưng sẽ bị hàm oan nhiều ...
    Tôi sẽ mở rộng về điều này hơn một chút ...
    Người ta nói căn cô Chín thì rất xinh đẹp , tài giỏi nhưng ...đành hanh .
    Căn quan Hoàng Bảy thì phong lưu , lãng tử ....nhưng rất mê cờ bạc , lô đề .
    Căn quan Hoàng Mười thì rất thanh cao , giỏi thi phú , cầm kì thi họa đủ cả .
    Và số đông trong xã hội ngày nay chủ yếu là những người mang '' căn mệnh '' của những vị này , còn những vị mang '' căn '' Chầu , ''căn '' Chúa , '' căn '' quan lớn ... dường như rất ít , vì sao vậy ? Và vì sao những người mang '' căn '' của những vị Thánh ấy lại mang những nét đặc trưng phân biệt rất rõ như vậy . Ở đây có rất nhiều luận điểm khác nhau :
    Có người cho rằng : Họ là '' con cái '' của những vị Thánh thần ấy nên mang những nét đặc trưng giống cha mẹ họ là điều đương nhiên .
    Có người lại cho rằng : các vị Thánh ảnh bóng lên cơ thể họ - một trạng thái tác động - nhập đồng - nên tính cách và cuộc đời của họ đương nhiên là giống vị Thánh ấy .
    Còn về vấn đề vì sao lại có rất ít người mang '' căn '' Chầu , căn Chúa , '' căn '' quan lớn .. mà chủ yếu là hàng '' căn '' cô , cậu .
    Có người cho rằng vì những người mang căn mệnh của những vị Chầu , vị chúa kia hẳn là những người có căn cao số nặng , phước lớn , mạng lớn hơn người khác , và đó hẳn là số ít trong xã hội này .
    Hoặc như có người lại cho rằng vì hàng các cô các Cậu là người thường được mẫu sai xử đi chấm đồng , bắt lính .
    Tôi thì không hoàn toàn cho là như vậy .
    Để lí giải về hiện tượng này , tôi xin có vài lời giải thích như sau :
    Tất cả mọi lí sự trong nhân gian đều qui về chữ '' nghiệp - quả '' , Hệ thống tứ phủ là một tổ chức rất nghiêm ngặt , bao gồm các vị Thánh rất đỗi anh minh và có công phu tu tập rất cao . Trong hệ thống các vị Thánh lại chia ra nhiều cấp bậc , như mọi người được biết : Trên cao nhất là các vị Thánh Mẫu và Vua Cha , tiếp theo là hàng Chầu , các quan , các cô , Cậu ...
    Và ở tương ứng với các cấp thì mỗi vị Thánh lại đảm nhận một chức phận và công việc khác nhau .
    Nói như người đời rằng : Các cô , cậu , các quan là người thường được Mẫu sai xử đảm nhận công việc chấm lính , bắt đồng , điều này là chính xác .
    Các cô , các cậu , các quan là những vị Thánh có chức phận và công việc là quản cai những công dân có duyên nợ với tứ phủ và giáo hóa họ .
    còn những công việc mang tính quốc gia đại sự hoặc giữ yên bờ cõi vốn sẽ được giao cho những vị Thánh khác trong tứ phủ đảm nhận , đây vốn là nhiệm vụ chung được hầu hết các cung cõi khác tham gia mà không riêng gì tứ phủ hay Trần triều .
    Còn vì sao vẫn xuất hiện các '' căn Chầu , căn Chúa '' , ( tôi sẽ không bàn đến trường hợp các bạn bị bệnh ảo tưởng ) , sở dĩ vẫn có tồn tại các loại Căn này , mặc dù công việc chính của chư vị ấy không bao gồm nội dung này , nhưng vì một số căn duyên đặc biệt như : tiền thân đồng nhân đã từng có căn duyên tu tập nơi cửa Chúa , cửa Chầu , từ nhiều kiếp tu trước , thì nay vì mối nhân duyên này , lại sẽ được tiếp tục được chư vị trực tiếp chỉ dạy , hoặc giả như , thân đồng ấy có gia tiên tiền tổ đang hầu hạ nơi cửa Chúa , sẽ được gia tiên xin cho được chư vị gia ơn để phái cử các hạ bộ của Ngài về tiếp phúc trợ duyên . Bởi lẽ tất cả những việc này đều không ngoài mục đích giáo hóa chúng sanh của chư vị Phật Thánh .
    Tiếp theo , chúng ta sẽ bàn tới lí do vì sao căn cô Bơ thường hay bị hàm oan , buồn tủi , gian truân ....hoặc như căn quan Hoàng Bẩy thì mê cờ bạc , rượu chè .......................................................................................................................
    ...........................................................................................................................
    Lí do thì hoàn toàn không như dân gian thường nghĩ :
    Các vị Thánh mà chúng ta thường được nghe danh như Cô bơ , cô Chín , Quan tuần , quan Hoàng ...đều đã có quả vị tu tập rất cao . Các ngài đều đang hành bồ tát đạo . Đã không còn cái hỉ , nộ , ái , ố như người trần gian . Cái giận của chư vị là giận cho người trần quá tham lam mà đánh mất tính người , cái buồn của chư vị là buồn cho người trần gian tranh giành cấu xé miếng ăn với nhau ...chứ đó không hề là cái giận , cái buồn như kẻ phàm phu thường nghĩ .
    Công việc chính của các tiên cô , tiên cậu được giao là cai quản công dân nước mình và tùy duyên mà giáo hóa họ . Trong nước tứ phủ , các công dân tùy theo định nghiệp và hạnh nguyện sẽ được chia theo các nhóm khác nhau . Và đứng đầu mỗi nhóm công dân này là một vị Thánh , sẽ có trách nhiệm với họ . Mỗi nhóm công dân này sẽ có những đặc điểm rất chung về nghiệp quả mà họ phải trả , chính nghiệp quả mà họ phải trả này sẽ tạo ra những nét rất chung về số phận , cuộc đời , tính cách của con người họ .
    Điều này hoàn toàn hợp với cái lí nhân quả '' ai làm , nấy chịu '' , những người giống nhau sẽ được gom về một nhóm , kiểu như ngưu tầm ngưu , mã tầm mã là vậy .
    Chính điều này , vô tình do sự thiếu hiểu biết mà tạo ra cho rất nhiều người cái sự lầm tưởng như trên .
    Thoải phủ , một miền sông nước bao la , tạo cho người ta một cảm giác chống chếnh , mênh mang , đìu hiu , lạnh lẽo , u ám ...
    Chẳng phải vô cớ mà người ta ví chốn ấy là chốn Diêm la , nơi có địa ngục tồn tại .
    Anh chị em bạn đạo đã bao giờ bắt gặp một xác chết đuối chưa nhỉ ? đó là những cái xác trương phềnh , nhợt nhạt , các hốc mắt , miệng ứa máu , vô cùng đáng thương . ..
    các vong chết đuối cũng như vậy , tóc tai lõa xõa , hốc mắt thâm quầng , môi tái nhợt , ho run lên vì lạnh ...đáng thương vô cùng .
    Rất nhiều những công dân của thoải phủ là như vậy , nghiệp quả đã khiến họ phải chịu cảnh đày đọa như vậy ! Cái sự đớn đau này , đau khổ này , thật chẳng khác cảnh địa ngục được miêu tả trong Phật pháp là bao nhiêu , bởi nó chính là một , thật không khác !
    Tháng 6 , tiệc Thoải phủ , gia tiên tiền tổ các họ hoan hỉ vô cùng , đây chính là dịp gia tiên tiền tổ các họ thúc giục con cháu mình báo ân chư vị . Bởi lẽ , khi ở trong cái cảnh khổ đau vô cùng ấy ...rất rất nhiều gia tiên các họ đã được chư vị Phật thánh gia ân cứu giúp thoát khỏi cảnh đọa đày đau khổ nơi Thoải phủ diêm la , địa ngục . Một sự hoan hỉ vô ngần .
    Nối tiếp tháng 6 , tháng 7 , chư vị Phật Thánh tiếp tục mở tiệc ban ân , những chúng sanh đang chịu cảnh đày đọa nơi địa ngục được phép trở về thúc giục con cháu mình tu tập để cứu dỗi , giải thoát cho họ . Chốn diêm la thoải phủ lại một lần nữa được mở ra , tạo cơ hội cho các linh hồn đau khổ . Để rồi khi đã được cứu dỗi thì gia tiên các họ lại trở về và thúc giục con cháu mình tu tập để báo ân chư vị . Nó sẽ như một vòng quay không ngừng nghỉ , chỉ đến khi nào chốn diêm la Thoải phủ không còn những linh hồn tội lỗi đau khổ nữa thì chư vị sẽ không còn cần ban đặc ân '' mở cửa ngục '' nữa , khi đó chỉ còn sự tu tập của các linh hồn để báo ân chư vị mà thôi .
    Ơn đức của chư vị thật to lớn vô ngần không tài nào tả xiết .
    Đệ tử con chỉ biết cúi đầu cúc cung tận tụy , cố gắng tu tập , tự lợi - lợi tha để báo ân chư vị cùng tổ tiên công đức mà thôi .
    Kính mong anh chị em bạn đạo cảm được lời tôi nói mà gắng công tu tập .
    Kính chúc anh chị em bạn đạo thân tâm an lạc
    Nam mô chuẩn đề vương bồ tát ma ha tát .
    Đệ tử Vạn Lợi kính ghi .
     
    Quan tâm nhiều

    Bình Luận Bằng Facebook

  2. huyềndahye10

    huyềndahye10 New Member

    Bài viết cuả bác rất hay và ý nghĩa.nhà e đi xem hầu bóng ở đâu cứ đến giá ông bảy là ngta xúm vào xin cờ bạc.:((trước xem hầu ở chuà gần nhà.1 bà ngồi cạnh e phát biểu luôn 1câu nghe sởn gai ốc:"tiếp ông bảy mà lại toàn các anh già lên xin lộc ak.bó tay:(((sao cứ nhắc đến ngài mà ngta toàn liên tưởng đến cờ bạc trai gái nhỉ.lại còn khoe lên bảo hà xin đề toàn trúg chứ.cá nhân e nghĩ rằg ngài có ăn chơi nhưng ăn chơi kiểu phong lưu nho nhã thơ phú đàn ca chứ ko có tâm đức sao làm đc thánh
     
  3. linkmiu

    linkmiu New Member

    Tất cả là do miệng lưỡi ng trần thêu dệt mà thôi, ai phản bác tôi chỉ hỏi 1 câu là đã ai thấy Đức ông Hoàng Bẩy chơi bài bao gìơ chưa, chưa đúng ko, thế thì ngậm miệng lại kẻo khẩu nghiệp vu oan cho Phật Thánh.
     
  4. Thiên Sơn

    Thiên Sơn Member

    Lâu lắm cụ damgia mới có bài viết. Ngày trước các cụ nhà ta cũng cờ bạc lắm các bác ah. Nhưng đã được phong thánh rồi mấy ai còn để ý đến cái xấu ấy nữa, người ta chỉ tung hô những cái tốt đẹp nhằm răn đời, răn chúng sinh. Các bác cứ thử đọc lịch sử thì biết rất rõ về Đức thánh Trần ... bác Bichdiep nhỉ
     
    Chỉnh sửa cuối: 12/8/15
  5. huyềndahye10

    huyềndahye10 New Member

    Vâng các ngài đã là phật thánh thì đã phải trải wa quá trjnh tu tập rất lâu.đã ko còn tham sân si như ng phàm trần nữa .phật thánh cũng như cha mẹ dẫn đường chỉ lốj cho chúng sinh-nhữg đưá con còn lao đao trong nẻo luân hồi .chỉ tộj phàm trần wá u mê.ko chịu tu phúc đức chỉ lo lợj ích cá nhân.bị thích cách ăn nój cuả bác bichdieppham từ lâu.hôm nay mới đc diện kiến.vinh dự cho nhà cháu quá ạ
     
  6. halinh

    halinh New Member

    bài viết hay hết thánh hoàng bảy cờ bạc lại đến cố bé thượng bản chí mìu, a di đà phật hĩc
     
  7. linkmiu

    linkmiu New Member

    Lịch sử cũng là do con ng viết ra, qua nhiều thời đại đã bị thay đổi it nhiều theo ý chí của con ng thời đó, ai đứng lên đảm bảo cho tôi trăm phần trăm sự thật thì chứng minh hộ cái.
    Tâm linh tín ngưỡng đi kèm đức tin, tôi có đức tin để tôi làm gốc cho việc tu tập của mình, còn ai nói j tôi chả quan tâm, tiến tới là im lặng trc lời lẽ trần gian, cơ mà 2 cái chả quan tâm với im lặng cũng là những quyền năng phải tu tập đấy các bác ạ.
     
    Last edited by a moderator: 12/8/15
  8. Dấu hỏi to

    Dấu hỏi to New Member

    Thời thế thế thời...!biết đâu mai sau coi rượu bia thuốc lá trầu cau ...vv là tệ nạn bị cấm đoán người thời sau lại coi các vị thánh tứ phủ là nghiện...rất nhiều nhiều người thời bây giờ nhắc đến lô đề cờ bạc là liên tưởng đến bảo hà ông hoàng bẩy hic hay có ít người lại nhớ đến ông theo cái nhìn ngược lại đó là bị tướng có công đoàn kết các dân tộc bộ lạc các tù trưởng tại trấn văn bàn lào cai .thời nào cũng vậy chiến tranh nhân dân lấy dân làm gốc ko hòa đồng ăn cùng dân ở cùng dân sinh hoạt tập tục cùng dân thì sao có thể hoàn thành nhiệm vụ của giao.Tôi nghĩ ông hoàng bẩy là người tài hoa phong lưu ,khác hoàn toàn với kẻ dặt dẹo nghiện nghậm nhé.ông uống rượu chơi bài hút thuốc phiện vì công việc vì đại cuộc ,thời bấy các tộc vùng cao ko coi đó là tệ nạn mà là nét sinh hoạt trong dịp lễ hội.Cũng vd như thời bjờ chiến sỹ biên phóng tác dân vận bà con dân tộc mời rượu mời ăn mà ko ăn ko uống thì sao mà hoàn thành nv.mà đã uống là uống =bát đã ăn là ăn dơ(thắng cố lòng trâu còn nguyên phân non) có vậy bà con mới quý nói bà con mới nghe...khác với phường trộm cắp để hút chích để bài bạc..người ham mê cờ bạc nghĩ đến ông và coi mình mang căn ông đi lên đền ông cầu xin lô đề cờ bạc ông cũng ko chấp tùy duyên tùy phúc mà ông ban lộc tài đâu trọng khinh người trần gian...
    .
     
  9. Triều Viên

    Triều Viên New Member

    Đã hiểu duyên nghiệp sinh tử là vô thường. Đã hiểu quả vị là đức tu mà tạo được. Sao còn vẽ ra những đường huyên náo, ồn ào như thanh sắc đã ráo riết quấy lên để đón nghiệp quay về? Nghĩ là hay mà chưa chắc đã hay? tưởng là triết luận đã vào đến tận cùng của hư thực nhưng nhìn lại chỉ thấy màu xót xa...
     
  10. Kim Sắc

    Kim Sắc New Member

    Rất đúng! đơn giản mà chính xác - không cần phải màu mè, loanh quanh quanh, có kiểu trí thức -...
    Quan trọng là ở chỗ này:
    - Cũng là một việc làm, nếu người tôi kính trọng( có ái tính) thì việc ấy tôi xem là đẹp nhưng nếu người ấy-cái thuộc về người ấy (tư tưởng,...) mà tôi không kính trọng-không cho là hay thì việc ấy tôi xem là xấu
    " Yêu nhau yêu cả đường đi - Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng "
    lẽ thường là vậy. Vẫn người yêu hôm nào, ngày yêu nhau thì quyến luyến mê say-nghĩ rằng cặp đôi ta đẹp nhứt trần đời, là duyên định, chúng ta là của nhau nhưng khi hết yêu thì: tôi thật ngu ngốc, đó là người tồi-....

    Áp dụng ở đây là vấn đề " đồng bóng " có ưa, có ghét. Cũng là thế, với nhận thức của mình-tùy vào ưa ghét mà nhận định, từ nhận thức, trông mong => tạo nên hình tượng... Nhưng hình tượng trong tôi là hình tượng trong tôi, còn đối tượng xem xét là đối tượng xem xét, có sự sai biệt. Đối tượng là việc khó nắm giữ, khó thấy-còn bản thân tôi là dễ thấy, dễ tác động...=> tại sao tôi không tập trung đến tôi, tại sao tôi không biết rõ: đây là tốt, đây là xấu. Với điều này là xấu-tôi không đồng thuận, tôi không làm, có tâm phòng hộ tránh né; với điều này là tốt-tôi đồng thuận,tôi bảo vệ-giữ gìn và tôi sẽ thường xuyên thực hiện. Tại sao tôi phải phụ thuộc vào đối tượng tôi khó biết, khó thấy-tôi biết và dựa vào các cứ liệu mờ ảo-khó xác định [sự tích] ???
     
  11. Dấu hỏi to

    Dấu hỏi to New Member

    Có phải thầy đang chỉ điểm cho con ko ??? con cám ơn thầy ,con biết mình đang ở đâu và thuộc về nơi nào,và giờ con cũng hiểu mình như một đứa trẻ con chập chững lớn lên từ từ theo thời gian (dụng tốc bất đạt).Về nhận định sự việc cùng hiện tượng thánh hoàng bẩy thì con đã tư duy cách đây cũng gần 1 năm rồi,cái ngày mà nhà báo vtc có đăng trên truyền thông báo trí có tiêu đề sự thật đền ông bẩy.quả thật mới đầu con bực lắm người giận run lên sau nguôi vợi cũng thấy hoang mang lo âu bình tĩnh lại lấy tỉnh táo lý trí đi tới nhận định...có khoảng thời gian 2007_2008 con có làm ăn tại trấn văn bàn ngược lên than uyên đi vào sâu trong núi người dân tộc đều biết đền ông bẩy có nơi gọi bố bẩy vui lắm đi chợ huyện tạt vào bố bẩy xin cái lộc...về hình thức cờ bạc ngay thời này đánh lô tô sx nhà nước thì vô tư, lễ hội nào mà phần hội ko có cờ người có thưởng giải nhất nhì ba..
    và bây giờ vn cũng có casino...cờ bạc là bản chất của một xh rồi,hôm vừa rồi có người bạn ghi lô đề bị công an bắt,trước lúc bắt khoe vừa lên đền ông xin lộc hehe cho chết cứ tưởng mâm cao cỗ đầy dâng ông mà che mắt được ông.ai ngờ c.a thả nó mất 30triệu cho tại ngoại p.trưởng phòng đ.t còn bảo cứ làm tao bảo kê...lan man quá hix ,về phần thuốc phiện thì đúng là trong sử sách tại địa phương đều ghi khi có khách quý lễ hội dịp tết đều mang ra sử dụng ,mà yên bái lào cai cây anh túc trồng nhiều lắm,cây lúa nước mãi sau này người kinh mới mang lên trồng và phát triển thành ruộng bậc thang,đường giao thông bộ ko có chỉ toàn đường mòn chủ yếu là ngược sông hồng mà lên
    Cũng chính tuyến đường thủy này là con đường mà giặc cướp bên kia biên giới xuôi thuyền xuống cướp phá.chúng thành công vì mua chuộc đe dọa được một số tộc bản chúng khoét vào mâu thuẫn vốn có của các dân tộc thiểu số vn
    Nhưng khi ông hoàng bẩy nhận lệnh lên trấn văn bàn thì mọi việc khởi sắc hoàn toàn..
    Kể cả khi ông hy sinh bà con dân tộc thiểu số đã đoàn kết lại ko còn sợ hãi bạc nhược hay hận thù như lúc trước và chính sức mạnh đoàn kết đó đã chấm dứt việc cướp phá từ bên kia biên giới.thôi con ko nói nữa lan man quá nói chung là ông hoàng bẩy con tôn thờ là vị thánh tài hoa phong lưu...chứ lại lan man sang đàn ông 5thê 7 thiếp ...có nghĩa là sự vật hiện tượng này là do con tự nghĩ ra có thể do "đồng bóng" yêu ai quý ai là quý cả c xấu...con chấp nhận...
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/8/15
  12. Triều Viên

    Triều Viên New Member

    Bạn làm tôi quý mến vì biết dẹp cái tôi xuống mà nhẫn lại tìm đường học...
     
  13. Kim Sắc

    Kim Sắc New Member

    Không đơn thuần là tôi "chỉ điểm":
    - Thứ 1: tôi thấy bài viết này đúng => tôi ủng hộ => giúp cho chính bản thân bạn có niềm tin vào điều tốt.
    Tôi đã nghĩ, nếu như bạn thấy một người tốt làm một việc tốt bạn nên tán thán, bạn nên thân cận, bạn nên làm cho điều tốt ấy đã tốt nay lại còn trở nên toàn diện, có nhiều lợi ích. Bạn nên bảo vệ các người tốt để họ khỏi nguy hại bởi người xấu-đoàn kết, đùm bọc có sức mạnh rất lớn, đem lại rất nhiều lợi ích không chỉ cho bản thân mình mà còn cho số đông.
    - Thứ 2: tôi có nhận thấy vấn đề trong đó nên gợi ý cho bạn. Đó là tính ưa ghét, tính ưa ghét này không chỉ ở người "đồng bóng" mà nó còn ở những người dân #, trong ví dụ vtc được nói đến các phóng viên [chỉ điểm thế thôi, như vậy là tế nhị rồi, không hay nếu như viết quá kỹ...]
    Như vậy là rất tốt - khi tức giận = sân, khi tham lam, khi si mê: khó để có thể có được nhận định chính xác-những nhận định khi ấy sai chệch thì nhiều mà đúng đắn thì ít. Bạn cần ghi nhớ: bạn đã làm thế nào để mình nguôi vợi được nóng giận-bực dọc-hoang mang-lo đâu => để có được sự bình tĩnh...xem xét nó thật kỹ xem là cách làm ấy của bạn:
    - ưu điểm chỗ nào, nhược điểm chỗ nào
    - có cách nào để khắc phục để cho nó tốt hơn
    - làm sao để tôi thường xuyên áp dụng được nó
    - làm sao để tôi có thể áp dụng nó một cách hiệu quả và ổn định.
    Như vậy, bạn hãy nghĩ, để hiểu biết một vấn đề một cách thấu đáo => cần đầy đủ các bằng chứng [dữ kiện...] và nhất là các dữ kiện thực tế. Không thể chỉ biết tin vào các dữ kiện còn mang tính "mờ ảo", chỉ đơn thuần là suy diễn-suy luận. Thêm một điểm nữa, về việc thu thập thông tin, thường có 3 nguồn:

    - Nguồn thứ 1: nghe và thấy từ thực tế (người dân, XH...), với nguồn thông tin này dữ kiện nhận được còn mang tính chất thô sơ, nhất là nghe người dân nói, vì họ sống chất phác, vì cuộc sống thường ngày của họ. Do vậy, với nguồn dữ kiện có tính chất còn thô sơ, bạn cần phải biết suy tư lọc bỏ điểm xấu và lấy điểm tốt [phân biệt tốt xấu]

    - Nguồn thứ 2: từ các dạng trí thức như kinh sách, người tu, người chuyên nghiên cứu, người tỏ ra quan tâm và nghiên cứu...ở dạng này, tính chất thô sơ đã bị bỏ mất đi-nó đã đẹp hơn, có phần tinh. Tuy nhiên, cũng chính vì nó đã "đẹp hơn-có phần tinh..." nên có sự hấp dẫn mê say của nó => cũng cần phải tác ý suy tư phân biệt tốt xấu, tránh chủ quan-tin tưởng một chiều-duy ý chí, đặc biệt là "danh sắc của người nó, nó có tên là "kinh", "đề tài nghiên cứu cấp...", "sau khi tôi tổng hợp và nghiên cứu từ các tài liệu danh sắc nổi tiếng x, danh sắc nổi tiếng y..." đây là tính mê say của nó.

    - Nguồn thứ 3: chính là thực nghiệm suy tư bởi chính bản thân mình. Do còn có ái cho nên còn có ảo tưởng, còn "không thật...", mặc dù sự việc như vậy là không đúng nhưng do ái luyến vỗ cố nhắm mắt cho là đúng, vẫn cố làm và cố đồng thuận "bất chấp kết quả..."; mặc dù mình là xấu nhưng do có ái tính nên "không dám thẳng thắn nhận rằng mình thực sự xấu như thế...", mặc dù người mình tin yêu là xấu nhưng không dám phân biệt rằng "đó là xấu"; mặc dù điều mình nghĩ và làm là tốt nhưng không dám nghĩ nó tốt đến vậy. Sự chân thật là điều cần thiết và quan trọng khi tự mình quán sát.

    Ở đây, bạn cần thực hiện tuần tự từ nguồn thứ 1 => nguồn thứ 2 => nguồn thứ 3...mỗi kỹ năng, khả năng sẽ hỗ trợ cho nhau, có tính chất tăng tiến. Thành tựu tư duy với nguồn thứ 1 => tạo tiền đề để đạt được thành tựu tư duy với nguồn thứ 2 và cuối cùng 2 cái phía trước để giúp ích cho mình, lợi ích đích thực-bền vững, được chú trọng là ở đây.
     

Chia sẻ trang này