Với truyện kể dân gian, truyện Nom khuyết danh và tất cả các tác phẩm của Nho học chịu ảnh hưởng của Đoàn Thị Điểm, Kiều Oánh Mậu đựoc sáng tác từ giữa thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX đều nói về Hai lần giáng sinh của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, một lần ở Vân Cát và lần sau ở Nga Sơn - Thanh Hóa( có văn bản nói là ở Nghệ An). Tuy Nhiên với các tác phẩm của Nhóm Sơn Nam ( nhóm nhà Nho từ Nguyễn Đình Việt, Vũ Huy Trắc, Khiếu Năng Tĩnh, Đoàn Triển, Nguyễn Xuân Thiểu,... họ ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ, mà trung tâm là Nam Định.) mà các tác phẩm của họ cũng ra đời cùng thời với các tác phầm của nữ sỹn Đoàn Thị Điểm, Kiều Oánh Mẫu( thế kỷ XVIII - XX), thì lại đề cập tới ba lần giáng trần " Tam SInh Tam Hóa" cúa Thánh Mẫu liễu Hạnh. Đó là: - Lần giáng sinh đầu tiên là từ năm 1434 - 1473, thời Lê Thái Tổ, ở xã Trần xá, Huyện Đại An. Phủ Nghĩa Hưng. trong vòng 40 năm, thác sinh vào gia đình ông Phạm Đức CHính và bà Đoàn Thị Phuơng, lấy tên là Phạm Thị Nga, không lấy chồng, một lòng phụng dưỡng cha mẹvaf làm việc thiện công đức, mở mang nghề nghiệp cho ngừoi dân sở tại, năm 40 Tiên CHúa hóa về trời, Nhâm dân sở tại lập đền thờ Tiên CHúa, đó chính là phủ QUảng CUng ( Phủ Nấp) Tượng Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong Phủ Nấp Cung văn Nguyễn Thế Tuyền &cung văn lão thành Đạo Thị Sại ở Phủ Nấp- Nam Định - Lần Thứ hai giáng sinh của Thánh Mẫu Liễu Hạnh vào thời kì từ 1557-1577 tại thôn Vân Cát, xã An Thái, Huyện Thiên Bản, Phủ Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Là con gái của LÊ Thái công và Lê Thái Bà lấy tên là Lê Thị Thắng, sau kết duyên cùng Trần Đào Lang, sinh hạ đựoc hai người con là Trần Nhâm và con gái là Hòa ( có tư liệu chỉ nhắc đến 1 con trai). Tiên chúa hóa về trời năm 21 tuổi, để lại phần mộ, nay chính là lăng Thánh Mẫu. Lăng Thánh Mẫu Liễu Hạnh Công CHúa Phủ Vân Cát (Phủ Chính) Phủ Vân Cát Xưa kia đất Vân Cát và Tiên Huơng cùng một làng, Do Thánh Mẫu Liễu Hạnh kết duyên cùng Trần Đào Lang nên khi mất Lăng của Thánh Mẫu ở bên bên đất nhà chồng (Phủ Tiên Huơng đựoc xây dựng trên nền nhà cũ của Thãnh Mẫu cùng phu quân Trần Đào Lang). Xưa kia chỉ lập lên Phủ Vân Cát ( phủ Chính) nhưng để tiện cho việc lễ bái dân làng đã xây dựng thêm phủ Tiên Huơng ( Phủ CHánh) sau đọc chệch thành Phủ Chính nhưng Phủ CHính lại chính là phủ Vân Cát so về kiến trúc lẫn việc thờ cúng cũng quy mô hơn. Phủ Tiên Hương Kéo chữ tại phủ Tiên Hương - Lần thứ ba giáng sinh của Thánh Mẫu Liễu Hạnh năm 1650-1668 xuống đất Làng Sóc, xã Tây Mỗ, Huyện Nga Sơn, Tỉnh Thanh Hóa, lấy tên Hoàng Thị Trinh, Lấy chồng họ Mai, tuơng truyền là hậu sinh của chồng cũ , sinh một con trai tên Cổn. Tiên chúa hóa về trời năm 19 tuổi. Hiện tại, ở đền Phố Cát còn lưu giữ một tấm sắc phong hai đức ông Nhâm và ông Cổn, hai người con trai của hai đời chồng Tiên chúa. Tượng Thánh Mẫu trong đền Sòng Sòng Sơn Linh Từ ( Sùng Sơn Linh Từ) Lễ hội Sòng Sơn Linh từ Hiện tại trong các tài liệu Hán Nôm có sự khác biệt về niên đại ba lần Tam Sinh Tam Hóa của Thánh Mẫu Liễu Hạnh cũng như tên gọi việc làm của Thánh Mẫu trong ba lần giáng sinh. Tuy nhiên điểm chung nhất là cả ba lần giáng sinh. Thánh Mẫu Liễu Hạnh dều là người con gái đẹp, nết na, công dung ngôn hạnh, làm việc thiện giúp dân, xứng đáng là mẫu mực của người Phụ nữ Việt Nam khiến cho đời sau khi Thánh Mẫu vè trời, người người thuơng nhớ biết ơn đời đời và lập đền thờ bà ở khắp nơi trên đất nước cũng như ngoài ngoài nước. Theo sách Đạo Mẫu Việt Nam Thầy Trí Minh ST và Chỉnh Sửa: o0oatmo0o