Quảng Ninh ^ Chùa Hoa Yên TX. Uông Bí, T. Quảng Ninh Chùa Long Tiên TP. Hạ Long, T. Quảng Ninh Chùa Quỳnh Lâm Xã Tràng An, H. Ðông Triều T. Quảng Ninh
Mình bổ sung thêm nhé: Chùa Ba vàng Quang trung - tp Uông bí - T.Quảng ninh Chùa Phổ Am Bắc sơn - tp Uông bí - T.Quảng ninh Chùa Yên tử xã Thượng yên công- Uông bí- Quảng ninh Chùa Hang Son phương nam-Uông bí- Quảng ninh Chùa giữa đồng Nam hòa - yên hưng- Thị xã Quảng yên -Quảng ninh Chùa lôi âm thuộc xã Đại Yên, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh Đền chùa Cái Bầu thuộc thôn 1 xã Hạ Long, huyện Vân Đồn ( nằm sát bờ vịnh Bái Tử Long, cách trung tâm thị xã Cái Rồng khoảng 4km về hướng Đông Nam. UBND huyện Vân Đồn đang thực hiện dự án trùng tu, tôn tạo khu di tích đền chùa Cái Bầu với quy mô rất lớn).
ngoài ra các đền ở Quảng ninh mà mình biết: Đền vua bà Quang trung -Uông bí - Quảng ninh Đền Quốc mẫu vua bà( thuộc hệ thống đền về nhà trần) yên hưng- Quảng yên - Quảng ninh Đền Cửa Ông thuộc địa phận phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Đền là nơi thờ phụng Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng cùng nhiều nhân vật nổi tiếng thời nhà Trần. Đền Cặp Tiên (hay còn gọi là đền Cô bé Cửa suốt) là công trình tín ngưỡng dân gian hình thành từ thời Nguyễn, tọa lạc trên sườn núi tiên thuộc địa phận thôn Cặp Tiên, xã Đông Xá, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Ðình Yên Giang - (An hưng đình) Ðình Yên Giang nằm trên một gò đất cao ở trung tâm xã Yên Giang, huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Ninh đã được Bộ Văn hoá Thông tin cấp bằng công nhận là di tích lịch sử số 310 QÐ/BT ngày 13-2-1996 (bổ sung vào di tích bãi cọc Bạch Ðằng). Ðình xây dựng thế kỷ 16 nhưng đã trải qua nhiều lần trùng tu xây dựng năm 1952; 1993 được xây dựng lại như ngày nay. Ðình thờ Thành Hoàng làng là vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Ðạo. Ðình Yên Giang và đền Trần Hưng Ðạo có mối quan hệ mật thiết với nhau. Ðền thờ Trần Hưng Ðạo là nơi thờ thường xuyên thành Hoàng của Làng. Do vậy vào các ngày sinh, ngày hoá của Trần Hưng Ðạo vào ngày giỗ trận (ngày 8/3 âm lịch, ngày chiến thắng Bạch Ðằng 1288) và các dịp làng có sự như cầu mưa, cầu phước...dân làng đều rước tượng Trần Hưng Ðạo từ đền về đình để tế lễ, cầu xin Thành Hoàng làng che chở. Ðình kiến trúc theo kiểu chữ Ðinh (J) gồm 5 gian tiền đường, 3 gian bái đường và 1 gian hậu cung. Hiện nay đình còn lưu giữ được một bát hương sứ thời Lê, 2 bia đá chạm nổi trên trán và diềm hình rồng thời Nguyễn, câu đối, đại tự và 6 đạo sắc của các vua triều nguyễn phong cho Thành Hoàng làng Trần Hưng Ðạo, 5 long ngai, 1 bộ kiệu Bát Cống và long đình được chạm trổ kênh bong sắc nét hình rồng và hoa văn hoa lá sơn son thiếp vàng thời Nguyễn. Lễ hội đình Yên Giang gắn bó mật thiết với đền Trần Hưng Ðạo - miếu Vua Bà và bãi cọc Bạch Ðằng vào ngày 8/3 âm lịch, kỷ niệm ngày chiến thắng Bạch Ðằng năm 1288. Ngoài ra đình còn có 2 lần hội nữa đó là ngày 20/8 âm lịch (ngày mất của Trần Hưng Ðạo) ngày 24, 25, 26 âm lịch là ngày đại kỳ phước tức tạ ơn Thành Hoàng, Thổ địa đã ban phúc cho đồng điền phong đăng hoà cốc. Ðền Trung Cốc Ðền Trung Cốc nằm trên gò đất cao ở giữa thôn Ðông Cốc, xã Nam Hoà, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh, đã được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận là di tích lịch sử số 310 QÐ/BT ngày 13-2-1996 bổ sung cho di tích bãi cọc Bạch Ðằng. Ðền được xây dựng từ lâu bằng tranh tre, đến năm Gia Long thứ 6 (1807) xây dựng lại như ngày nay. Ðền thờ anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn và Phạm Ngũ Lão. Tương truyền, để chuẩn bị cho xây dựng bãi cọc đồng Vạn Muối ở cửa Sông Kênh, 2 ông đã bị cạn thuyền gò đất thôn Ðông Cốc (ngày nay) và phải huy động dân binh, thuyền chài tới kéo thuyền ra. Ðể ghi nhớ sự kiện này, sau chiến thắng Bạch Ðằng, nhân dân đã lập đền thờ ngay tại chỗ thuyền bị mắc cạn trước đây. Ðền và lăng mộ nhà Trần Ðền và lăng mộ nhà Trần thuộc xã An Sinh, huyện Ðông Triều, tỉnh Quảng Ninh, nằm rải rác trong một khu đất rộng có bán kính 20 km để thờ "Bát vị Hoàng Ðế" thời Trần. Ðây là một trong những công trình tưởng niệm có giá trị lớn trong lịch sử nước ta và đã được Bộ Văn hoá Thông tin ra quyết định công nhận là di tích lịch sử (số 313 VH/QÐ ngày 28 tháng 4 năm 1962). Ðền và Lăng mộ nhà Trần được xây dựng trong nhiều thời gian ở thời Trần, được trùng tu vào thời Hậu Lê và thời Nguyễn bao gồm một đền 8 lăng mộ. Cụ thể là: khu đền Sinh thuộc thôn Nghĩa Hưng là nơi thờ chung 8 vị Vua Trần và lăng mộ của Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và Giản Ðịnh Ðế. Lăng mộ Trần Anh Tông ở khu trại Lốc, lăng Trần Minh Tông ở khu Khe Gạch, lăng Trần Hiến Tông ở khu Ao Bèo, lăng Trần Dụ Tông ở khu Ðống Tròn, lăng Trần Nghệ Tông ở khu Khe Nghệ. ngoài việc xây dựng điện miếu ở mỗi lăng làm nơi thờ cúng, triều đình còn cho xây dựng ở khu đền Sinh nhiều toà điện miếu lớn để làm nơi tế lễ bái yết và cát cử các quan về trông coi cẩn thận. Toàn bộ khu vực này trở thành thánh địa tôn nghiêm qua các triều Trần, Lê, Nguyễn. Trải qua thời gian và thăng trầm của lịch sử, khu vực này đã bị hư hỏng nặng. Ngày nay với ý thức và lòng tự hào dân tộc nên khu đền Sinh và các lăng mộ nhà Trần đang dần được quan tâm phục hồi đúng với tầm cỡ của nó để bảo tồn và phát huy một di sản văn hoá quý báu của dân tộc và góp phần giáo dục truyền thống cho các thế hệ mai sau. Ðền Trà Cổ - (Ðền Thiên Hậu Thánh Mẫu) Ðây là ngôi đền cổ, xuất hiện cùng với đình Trà Cổ. Ðền có tượng bà Thiên Hậu Thánh Mẫu, tương truyền là một pho tượng trôi từ biển vào. Lúc đầu đền chỉ là một lán nhỏ trong rừng chay, dần dần đền đã được tu bổ trở nên khang trang và toạ lạc trên một khu đất rộng. Trong đền có một cây chay cổ thụ có tuổi khoảng 700 năm. Ðền có tiếng là linh thiêng, bởi vậy lễ hội đền hàng năm rất đông người từ nhiều vùng đến tham dự (ngày 23/3 âm lịch, lễ hội 3 ngày). Ðình Trà Cổ Ðình Trà Cổ nằm gần bãi biển rất đẹp thuộc phường Trà Cổ, thị xã Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, đã được Bộ Văn hoá Thông tin cấp bằng công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật (số 15 VH/QÐ ngày 13/3/1974). Ðình Trà Cổ được xây dựng vào năm Quang Thuận thứ 2 (1462) và được sửa chữa nhiều lần về sau, nhưng vẫn giữ được những nét đặc trưng về phong cách kiến trúc và nghệ thuật chạm khắc như lúc khởi dựng. Ðình thờ Thành Hoàng làng có 6 vị Tiên Công người Ðồ Sơn, Hải Phòng đã có công lập nên xã Trà Cổ (nay là phường Trà Cổ). Ðình xây dựng theo kiểu chữ Ðinh (J) đa dạng như long, ly, quy, phượng, lưỡng long chầu nguyệt, long hoá mây, trú hoá long, cá chép hoá long, long mã, hổ phù, hoa văn hoa lá và mây xoắn...được thể hiện bằng những đường nét chạm trổ rất công phu, tài nghệ mang đậm nét văn hoá cổ truyền của dân tộc Việt Nam nơi địa đầu tổ quốc. Nhà thờ Trà Cổ Mảnh đất Trà Cổ nhỏ bé, dân cư thưa thớt nhưng lại có một ngôi nhà thờ khá lớn, có kiến trúc đẹp. Nhà thờ được xây dựng từ những năm 1880. Trong chùa có một chuông cổ có từ 80 năm trước. Sau một thời gian bị hư hỏng, đến năm 1995 thì được sửa chữa lớn. Hàng trăm bức phù điêu được khôi phục, trả lại cho nhà thờ dáng vẻ cổ kính khi xưa. Nhà thờ là điểm tham quan nổi tiếng của vùng Trà Cổ, Móng Cái. Chùa Vạn Linh Khánh Chùa còn có tên khác là chùa Nam Thọ. Ðây là ngôi chùa cổ, được xây dựng vào năm 1775 (đời vua Lê Cảnh Hưng). Chùa toạ lạc trên một khuôn viên rộng trên 5.000 m2. Trong chùa vẫn còn những cây chay cổ thụ, dấu tích của một rừng chay mấy trăm năm trước. Trong chùa có trên 50 pho tượng lớn, nhỏ. Trong số đó có Phật Di Lặc, Phật bà 12 tay, Quan Âm Thị Kính. Ðây là ngôi chùa khá nổi tiếng của vùng biên giới đông bắc. Vào những ngày đầu tháng và rằm, chùa đón tiếp rất đông người đến lễ bái và vãn cảnh chùa.
Đền Hưng Vũ Vương(Đền Đức Ông) : phố bến đoan,phường hòn gai,TP.hạ Long,Quảng Ninh thờ Đức Ông Đệ nhất Trần Triều ( Con trai cả Đức Thánh Đại Vương...một trong tứ vị Vương Tử ) : Sắc phong Khai Quốc Công Hưng Vũ Vương Trần Quốc Nghiễn...Sinh thời Ông có công trấn sông Cửa Lục...một nơi có 6 cửa sông đổ về...một huyết mạch quan trọng trong trận Bạch Đằng