Thờ Mẫu - một đặc trưng văn hóa Việt

Thảo luận trong 'Tin tức Đạo Mẫu' bắt đầu bởi Tú linh, 6/8/12.

Lượt xem: 819

  1. Tú linh

    Tú linh New Member


    [TABLE]
    <tbody>[TR]
    [TD]
    [​IMG]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    </tbody>[/TABLE]
    Trong hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tục thờ Mẫu chỉ có ở Việt Nam, bắt nguồn từ thời kỳ mẫu hệ ở nước ta đã từng tồn tại cách đây cả ngàn năm. Vì sao dân ta lại thờ Mẫu, tức thờ Mẹ? Mẹ đây không chỉ người sinh ra dân tộc mà còn là những nguồn sống nuôi dưỡng cả một dân tộc.

    Chẳng riêng gì các đền chùa, miếu phủ ở đất Hà thành mà hầu hết các chùa chiền của người Việt đều trân trọng một ban thờ Mẫu. Có những nơi còn dành riêng để thờ Mẫu như Phủ Giầy (Nam Định), Phủ Tây Hồ (Hà Nội)… ​
    Đầu năm mới, người người nô nức du xuân, đến các đình chùa, miếu phủ cầu an, thì tục thờ Mẫu của người Việt lại càng được trân trọng nhiều hơn.

    Trong hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tục thờ Mẫu chỉ có ở Việt Nam, bắt nguồn từ thời kỳ mẫu hệ ở nước ta đã từng tồn tại cách đây cả ngàn năm. Vì sao dân ta lại thờ Mẫu, tức thờ Mẹ? Mẹ đây không chỉ người sinh ra dân tộc mà còn là những nguồn sống nuôi dưỡng cả một dân tộc. Cứ quan sát các điện thờ là lý giải được xuất xứ của tục thờ này.

    Trong điện thờ Mẫu thường thấy bày ba pho tượng: Một vị mặc áo xanh tượng trưng cho mẹ trời, một vị mặc áo vàng tượng trưng cho mẹ đất, một vị mặc áo trắng tượng trưng cho mẹ nước. Trời, đất và nước là nguồn gốc của sự sống. ​
    Điều đó được giải thích rằng từ thời hoang sơ huyền sử con người đã phải dựa vào núi rừng, hang động, sông suối để tồn tại. Ăn thì có lá cây, hoa quả, các loại củ rừng. Ngủ phải làm chòi trên cành cây cao để phòng thú dữ. ​
    Vì vậy từ xa xưa dân ta đã tôn vinh rừng cây như một vị thần hộ mệnh. Tới khi con người tiến hóa lại men theo các khe lạch ra các suối lớn để săn bắt cá kiếm ăn rồi lần hồi tới các dòng sông và các lưu vực bằng phẳng, dựa vào sông nước đất đai để canh tác, trồng tỉa lúa ngô khoai sắn làm lương thực. Vì vậy người xưa tôn vinh các nguồn nuôi sống mình là Mẫu, là mẹ, là các vị thần linh cứu mệnh.

    Tục thờ ba Mẫu trời, nước và đất rừng gọi là thờ Tam phủ. Sau này, không những đáp ứng nhu cầu về tâm linh của con người mà còn phải thỏa mãn nhu cầu về tri thức của người Việt nên tục thờ Mẫu được bổ sung thêm một Mẫu để nhớ về cội nguồn tổ tiên của dân tộc. Đó là mẫu Liễu Hạnh. ​
    Thế nên trong các nơi thờ Mẫu, ngoài ba vị trên đã có thêm một vị nữa mặc áo đỏ đứng phía trước, và tục thờ Tam phủ trở thành Tứ phủ. Đạo Mẫu thờ Tứ phủ là thờ bốn mẹ: Mẹ trời (Mẫu Thượng thiên), mẹ đất (Mẫu Thượng ngàn), mẹ nước (Mẫu Thoải) và mẹ người (Mẫu Liễu Hạnh).

    Theo truyền thuyết, Liễu Hạnh vốn là tiên nữ có tên Quỳnh Hoa ở thượng giới, vì làm vỡ chén quý của Ngọc Hoàng nên bị đày xuống trần gian đầu thai vào một nhà họ Lê ở thôn Vân Cát (huyện Vụ Bản, Nam Định ngày nay), đời vua Lê Anh Tông, thế kỷ 16. Bà lấy chồng ở làng Thiên Hương, sinh được hai người con thì viên tịch về trời. Nhưng vì thương chồng con, thương nước nên bà đã hiển thánh để phù hộ cho dân, cho nước được yên bình thịnh trị. ​
    Hiện nay cả hai làng Vân Cát và Thiên Hương đều lập đền thờ bà. Ngoài Phủ Giầy (tức Vân Cát) thì đền Sòng (Thanh Hóa) cũng thờ bà nhưng đền Sòng đã bị bom đạn chiến tranh tàn phá. Nay chỉ còn Phủ Giầy (Nam Định) và Tây Hồ (Hà Nội) là hai nơi lớn nhất thờ bà chúa Liều Hạnh.

    Còn khắp cả nước, đâu có đền chùa, miếu phủ có điện thờ Mẫu là có ban thờ Mẫu Liễu Hạnh. Người dân ta dù giàu nghèo, sang hèn đều luôn tri ân, tôn vinh các Mẫu, thờ cúng Mẫu vì đó là hồn của đất, là sông suối ao hồ đầy nước, là cơm gạo ngô khoai, là cây rừng che phủ, là hoa trái bốn mùa tốt tươi, là cội nguồn dân tộc.​
    Tục thờ Mẫu ở nước ta đã có từ ngàn xưa là một nét đặc trưng rất độc đáo, rất đẹp, theo đạo lý uống nước nhớ nguồn của văn hóa Việt, cần được tôn vinh, gìn giữ và duy trì mãi mãi.

    Hai Nguyễn
    (Nguồn: HNN)​


     
    Bài viết mới
    Chỉnh sửa cuối: 6/8/12

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này