Thánh Mẫu Liễu Hạnh là Mẫu Đệ Nhất hay Mẫu Đệ Nhị?

Thảo luận trong 'Giải đáp thắc mắc' bắt đầu bởi Hoang Charming, 8/5/13.

Lượt xem: 33,024

  1. Khun_Lovely

    Khun_Lovely New Member

    Theo mình thì Luôn chỉ có Tam Toa Thanh Mẫu mà Thôi. Chang bao gio lai goi là Tứ toa Thanh Mau ca.
    Đó Là:
    _Đệ Nhất Thiên Tiên Liễu Hạnh Công chúa, Thiên Tiên Thánh Mẫu, Đồng nhất kim Chi Địa Phủ Chúng Tiên
    _Đệ Nhị Thượng Ngàn, Sơn Lâm Chúa Tiên, Sơn Lâm Thánh Mẫu. Đông Cuông Tuần Quán, Sơn Tinh Công Chua, Lê Mại Đại Vương.
    _Đệ Tam Thoải Phủ, Thủy Tinh Công Chúa, Xích Lân Long Nữ Thoải quốc Động Đình.

    Còn Mẫu Bán Thiên (Mẫu Cửu)Thì được Thờ rieng 1 ban ngoai trời, vậy nên ko nằm trong tam toa thanh Mâu.

    Con bao giờ văn chẳng thỉnh là: "Đăng trà quả đăng dâng lên, lòng tin bái thỉnh chúa tiên mẫu cửu trùng." Sau đó cô đồng mí phủ khăn lên để thỉnh 3 toà mẫu. Roi van lai mi hat tiep:
    "- cung thỉnh mời đệ nhất thiên tiên, Sắc Phong chế thắng xe loan Mẫu ngự về......
    _ cung thỉnh mời đẹ nhị chúa tiên, Vốn xưa Mẫu ngự trông đền đông cuông ( Chứ ko phải trong đến sòng sơn như 1 số văn thường hát)
    _Cung thỉnh Mời Đệ Tam Thasnh tiên, Xĩh lân Long nữ mẫu ngự đền Thoải cung..."

    Như vậy có thể nói Mẫu Đệ nhất chính Là Mẫu Liễu Hạnh, bà là vị chủ thần trong đạo Mẫu. Trong ngôi vị Tam toà thánh Mẫu,
    Bà mặc sắc phục màu đỏ, 1 bên là mẫu đệ nhị mang sắc phục màu xanh, 1 bên là Mẫu đệ tam mang sắc phục màu trắng. Còn nếu thờ riêng bà thì có Chầu Quế Chầu Quỳn đứng đôi bên.

    Đó là quan niệm của riêng tớ, có j ko phải mọi ng hoan hỉ nhé :D
     
  2. ratladzai_9x

    ratladzai_9x New Member

    văn hát mẫu ngự sòng sơn là sai phải hát là Đông Cuông bạn ạ. Các đền các phủ có di tích lịch sử hết rồi. Thầy mình cụ thờ mẫu Đông Cuông nên hôm văn hát thỉnh Mẫu ngự Sòng Sơn mà cụ lắc đầu liên tục đến lúc nào hát đúng Đông Cuông mới thôi!!! có gì sai thì mọi người hoan hỉ nhé :))
     
  3. cuongvnu

    cuongvnu Member

    Mình đồng ý quan điểm này. Mình hầu cũng bắt văn Thỉnh Mẫu đệ nhất là Liễu Hạnh công chúa.
    Mẫu Liễu là Thần chủ đạo Mẫu thì ko thể nào là đệ nhị được. Bà cửu trùng được phối thờ, cũng như Đạo mẫu thờ Ngọc Hoàng và Quan Nam tào bắc đẩu....
     
  4. nam sơn đạo nhân

    nam sơn đạo nhân Active Member

    "cung thỉnh mời đệ nhị thánh tiên
    tích xưa sinh thánh trên đền đông cuông
    hình dung nhan sắc khác thường
    giá danh đòi một hoa vương vẹn mười............"
     
  5. Minh Vũ

    Minh Vũ New Member

    Mẫu Liễu Hạnh là Mẫu Đệ Nhất chứ còn ai vào đây nữa???
    1 bên hát:Thiên-Địa-Thủy.,1 bên hát Thiên-Nhạc-Thủy. vào đền nào thần chủ ở đâu là chính thì thỉnh trước.còn Mẫu Liễu Hạnh là Mẫu Đệ Nhất là khỏi bàn cãi
     
  6. Lãng

    Lãng New Member

    có vẻ hơi ngược
    văn là do người làm ra để ca tụng Thánh chứ ko phải Thánh giáng bạn ạ
    để Thánh phải dạy nữa thì còn gì mà nói :))
     
  7. tâm thanh tịnh

    tâm thanh tịnh New Member

    ko hẳn đâu bác ạ! Đạo là do Bề Trên khai mở cả đấy, văn là do người trân dâng Thánh nhưng cũng phải nhờ các Thánh chỉ dạy thì mới biết đó, hay nói cách khác văn chính là do Thánh sáng tác-chúng ta là con cờ của các Ngài thôi:)) kiểu như kinh điển ý là từ các Thánh ý.
    chỉ có điều Đạo nào cũng vậy, sự mai một theo thời gian, phong tục các vùng miền cũng khác nhau nên ít nhiều dẫn đến sai lạc, mỗi người- mỗi phách...dần dần thì không thể sửa đc. đây cũng là 1 phần nguyên nhân để box "thảm họa hầu bóng" ra đời:-S
    ý kiến riêng của hậu học thui,
     
  8. nam sơn đạo nhân

    nam sơn đạo nhân Active Member

    thời thế thế thời thời phải thế
     
  9. Ôi cá nhân tôi thì Thánh Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên vẫn cứ phải là Cửu Trùng Thanh Vân Thánh Mẫu. Còn Thánh Mẫu Liễu Hạnh chỉ là Địa Tiên Thánh Mẫu dưới quyền...!!! Cá nhân tôi quan niệm là vậy...!!!
     
  10. Triều Viên

    Triều Viên New Member

    Ai hầu hạ mà nghĩ văn thỉnh, khoa cúng là đúng hoàn toàn thì chưa phải đã là người chín chắn nhất là đám văn và thợ cúng hiện nay, được đẻ ra từ công nghệ hiện đại. Bàn về tam toà thánh Mẫu hay bốn toà thánh mẫu thực chát là bàn về một tín ngưỡng nội sinh có hàng ngàn năm của dân tộc ta. Hãy để ý đến tứ pháp "Vân, Vũ, Lôi, điện"- Bốn bà chứ không phải bốn ông... Tín ngưỡng thuận theo tư duy nông nghiệp - có lẽ tín ngưỡng thờ Mẫu được manh nha từ thờ tứ pháp. Cầu cho mưa thuận gió hoà mùa màng tươi tốt. Hơn nữa, trong nông nghiệp buổi đầu của nền văn minh Đại Việt kể cả cho tới ngày nay phụ nữ vẫn là lao động chính- và dĩ nhiên ai làm nhiều ra sản phẩm nuôi sống xã hội người ấy sẽ có tính quyết định đến văn hoá tinh thần (kinh tế quyết định ý thức- Triết học duy vật). Lê nin đã dạy một câu mà tôi cho là rất nhiều ý nghĩa: "cái gì còn tồn tại tức là nó còn hợp lý"- vậy nếu khi nó hết tính hợp lý tực khắc bị đào thải theo quy luật sàng lọc. Cũng như tín ngưỡng thờ Mẫu của chúng ta vậy. Nó sẽ còn tiếp tục được củng cố, xây đắp, sàng lọc cái đẹp còn giữ xấu ắt sẽ tiêu tan. Triều Viên nhiều khi vì lẽ đó chẳng thấy lo mà cứ thuận theo tạo hoá... Có mấy lời góp bàn...

     
  11. cuongvnu

    cuongvnu Member

    Thần chủ Đạo Mẫu mà dưới quyền thì nghe hơi Vô lý. Có chăng là Liễu Hạnh công chúa kiêm cả Địa phủ chúng tiên. Bà Cửu trùng theo tôi là được phối thờ, cũng như ta thờ Ngọc Hoàng Thượng đế trong đạo mẫu.

    Ý kiến cá nhân!
     
  12. Mỗi người một quan điểm, một lòng tin riêng, chẳng giống nhau cả mà cũng chẳng ép sao cho nhất thống được...!
    Cá nhân tôi quan niệm là vậy...!!!
    Các nghệ nhân hát văn, kiêm pháp sư cổ như cụ Kha, cụ Tuất, cụ Cao, ông Ty, ông Cân, ông Vinh, ông Chén khi dâng văn thỉnh Mẫu vẫn thường thỉnh Đệ Nhất Thiên Tiên Thánh Mẫu Cửu Trùng Thanh Vân, thứ sau mới thỉnh Đệ Nhị Địa Tiên Thánh Mẫu Liễu Hạnh Quỳnh Hoa Dung Công Chúa, Đệ Tam Thoải Tiên Thánh Mẫu Xích Lân Long Nữ đó sao...??? Thôi tôi cứ theo các cụ, các ông...!!!
    Quan điểm, lòng tin riêng, có ai giống ai, ai bắt được ai đâu bạn? Cứ bàn, cứ tranh cái như thế này thì có mà chục cái khuya nữa cũng chưa ra...!!!
     
  13. cuongvnu

    cuongvnu Member

    Uk. Mình còn chưa nghe hết danh Bà Cửu trùng đâu, chỉ biết là được thờ ở ngoài trời thôi
    Nói chung là: Với Mình, Đệ Nhất thiên tiên sẽ là Mẫu Liễu Hạnh, kiêm chi địa phủ chúng tiên.
    Còn các bạn thì mình cùng ko nói nữa...
    Xong rồi nhé
     
  14. Lãng

    Lãng New Member

    Cố nghệ nhân kiêm pháp sư Phạm Văn Kiêm
    người nghệ nhân cả đời chí tâm phụng sự chư tôn, cẩn soạn các bản văn mà ngày nay rất thường dùng như Chúa Thác Bờ,Chầu Bát Tiên La, Chầu Năm Suối Lân, Cô Bơ (Cảnh thiên thai hoa đào lai láng), Cô Bé Suối Ngang, Cô Bé Đông Cuông, Cô Bé Đông Cuông, Huyền Thiên Chân Vũ(thường được trích và cải một chút để hát trong giá Quan Đệ Nhất),... ngoài ra còn có Giáng Tiên Kỳ Lục, văn chầu Vua Hùng, Hồ Chủ Tịch,... luôn thỉnh ngôi đệ Nhất là Mẫu Liễu Hạnh
    tôi thì đồng ý với quan điểm này vì khi đó ngôi đệ Nhất đã thể hiện cho sự hòa hợp của cả Thiên và Địa
    và khi hầu Thánh thì tâm quán tưởng là quan trọng hơn, văn thỉnh chỉ là sự phụ họa bên ngoài
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/5/13
  15. Khun_Lovely

    Khun_Lovely New Member

    Vậy Mẫu Thuong ngàn theo bạn thì thỉnh ở lúk nào? Theo như bạn nói thì lại hầu Tứ Toà Thánh Mẫu àh!!!
     
  16. Bạn hỏi vậy thì tôi xin hỏi lại bạn trước... Bạn đã từng thấy đền nào thờ 3 cỗ long ngai Tam Phủ chưa? Ba cỗ long ngai đó là thờ Tam Phủ : Thiên, Địa, Thoải đó...!!! Sao bạn không hỏi người ta xem cỗ long ngai thờ Nhạc Phủ đặt ở đâu...??? Rồi một số nơi không thờ long ngai mà thờ Thánh tượng của tam vị Thiên, Địa, Thoải chí tôn đấy, sao bạn không hỏi xem Thánh tượng của ông Nhạc Phủ chí tôn ngồi ở đâu...???
     
  17. cuongvnu

    cuongvnu Member

    Thờ Tượng hay Long Ngai, đều phủ 3 mà: Đỏ, Xanh, Trắng mà phải màu vàng.
    bạn trả lời sao?
     
  18. Thờ long ngai, Tam Phủ thường là Thiên, Địa, Thoải...! Chứ tôi chưa thấy ở đâu thờ long ngai Tam Phủ là Thiên, Nhạc, Thoải cả...!!! Theo các bạn, tín ngưỡng thờ Tam Phủ có trước hay tín ngưỡng thờ Tứ Phủ có trước? Có lẽ các bạn nên tìm đọc cuốn Duyên quang Tam muội để hiểu rõ thêm...!!!
    Nhớ là tranh luận nhẹ nhàng thôi...!!! ^^
     
  19. Hoa Ưu Đàm

    Hoa Ưu Đàm New Member

    Nó là tín ngưỡng thì đương nhiên ko có tính gó buộc khuôn phép, không có chuẩn mực quy củ nhất định. Phải có sự dị biến và có nhiều quan điểm trái chiều trong cùng một vấn đề thì mới là tín ngưỡng. Đạo là bước phát triển cao hơn, chính là tinh hoa của tín ngưỡng, được sản sinh từ tín ngưỡng và được bao trùm bởi tín ngưỡng. Vậy thì có trong tín ngưỡng thờ Mẫu cũng vậy, phải có sự dị biệt, có quan điểm khách nhau mang tính vùng miền, mang tính cụm chủ thể chứ chưa thể khẳng định một vấn đề như vấn đề Chúa Liễu Hạnh thuộc ngôi thiên phủ hay địa phủ, thuộc tòa đệ nhất hay đệ nhị ngay bây giờ được.
     
  20. cuongvnu

    cuongvnu Member

    Liễu Hạnh công Chúa, thần chủ Đạo Mẫu, 1 trong tứ bất tử của Người Việt là Thiên tiên thánh mẫu kiêm chi địa phủ chúng tiên...
     

Chia sẻ trang này