Theo truyện Nữ Thần Vân Cát, trong tập Truyền kì tản phả của Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm (1705-1748) và sách Cát Thiên tam thế thực lục do tổng đốc Nam Định Đoàn Triển cùng một số nho sinh viết năm Duy Tân thất niên (1913), Và một số thư tịch hán nôm, ruyền thuyết địa phương thì xưa ở đất Kẻ Dầy, sau đổi thành xã An Thái (bao gồm Tiên Hương và Vân Cát) là vùng quê có đồng đất tốt tươi, bằng phẳng, lại có núi và đồi và dòng sông uấn lượn tạo phong cảnh hữu tình. Tại vùng đất Kẻ Dầy huyện Thiên Bản có gia đình cụ Lê Công Tiên huý là Tiên, vốn dòng dõi nhà Trần, đổi sang họ Lê ( nay là họ Trần Lê ở Phủ Dầy Vụ Bản ), dời về dạo Sơn Nam hạ, chọn đất làm nhà ở xã An Thái, gia tư giầu có, của cải rất nhiều, thường những năm đói kém, đều chẩn cấp cho bà con trẻ già xóm giềng. Cho đến đời thứ ba cháu là Lê Công Chính, đêm nằm mộng thấy thần bảo rằng “ sáng mai đến sứ La Hào, ta cho ngươi đất tốt. Sáng sau tỉnh dậy sớm, đến hẻm núi đó, cây cối um tùm, thấy một con rắn trắng, nằm cuộn tròn ngửa bụng, lòng rất nghi ngại, muốn quay gót trở về, bỗng thấy một tiểu phu hỏi rằng: Lão ông muốn tìm đất chăng? đây chính là một huyệt tốt. Ông giả vờ đáp: Ta ngẫu nhiên lên núi chơi thôi, sao lại bảo là đi tìm đất. (theo nguon tai lieu tham khao tu daomau.com) Ngoảnh đi ngoảnh lại thì không thấy người tiều phu đâu nữa. Lê Công trở về, bàn bạc với mọi người trong nhà mới tin đúng như thần báo mộng. Ông đành bèn chọn ngày lành di chuyển ngôi mộ tổ Lê Công Tiên đến đó. Từ đó gia đình làm ăn ngày càng phát đạt, lại tích thêm được nhiều công đức, nhưng gia đình vẫn chưa có cô con gái nào, nên Thái Bà ngày đêm đốt nhang cầu trời cho mình có thêm một cô con gái. rồi sau đó bà có mang. Đến năm Thiên Hựu đời Lê Anh Tông (1557) Thái bà đã quá kì sinh nở, tự nhiên mắc bệnh cả ngày nằm lặng thinh, chẳng ăn uống gì mà chỉ thích hoa thơm mà thôi, Bỗng đêm trung thu năm đó, trăng khuya vằng vặc, ngoài cửa xuất hiện một vị đạo sĩ chít khăn mỏng mặc áo vải thô xin vào chữa bệnh. Người nhà thấy lạ nên không cho vào. Người khách cười to mà rằng : - Ta có tài phục rồng trị hổ, xuống đất nên trời. Nghe nói nhà đây hay làm điều phúc đức, nên ta mới vào giúp. Sao các ngươi lại khinh miệt ta như vậy ? Lê Công nghe nói thế, vội vàng mời vào, nhìn thấy vị đạo nhân ấy mang trong tay một chiếc búa ngọc. Vị đạo nhân đó lập đàn, xoã tóc đọc thần chú khấn trời, rồi ném búa ngọc xuống đất. Lê Công ngã băng ra và mê man. chợt ông thấy có mấy lực sĩ đưa ông đi và cứ lên cao đần, rồi đến một nơi thành vàng điện ngọc, các lực sĩ chấn chỉnh áo mũ, dẫn ông qua chín lần cửa rồi đứng đợi ở dưới thềm. lúc sau ngước lên thấy một vị đội mũ miện oai phong, hai bên có sáu thị nữ mặc áo màu tía đỏ đứng hầu, lại có tới trăm người cầm phách tấu nhạc “ quân thiều ” và múa điệu “ nghê thường ”, trên ban có chén ngọc và đào tiên, lại có bình mã não đựng thuốc tiền “ lão quân ”. Vua Diêm La cống cây báo, búa Động Đình dâng ngọc “ ly châu ”, toàn những vật phẩm mà trần gian chưa hề thấy. Bỗng thấy một vị tiên tử mặc áo hồng, tay nâng chén ngọc dâng mời chúc thọ, không may để rơi chén ngọc làm vỡ một góc. Ngay lúc đó có một viên quan hàng bên tả bước ra mở sổ ngọc ghi chép ít chữ. Một lúc sau nghe sang sảng như sấm sét phán truyền: - Nhà ngươi chê nơi văn minh hay sao? Sau đó hai viên sứ giả dẫn vị tiên nữ áo hồng đánh vỡ chén ngọc ra cửa Nam, lại có người mang “kim bài ” có đề hai chữ “ sắc giáng ”, lại ghi cả chữ “ nam ” và chữ “ khuyết ”.Theo sau vị áo hồng còn có cả nhứng thị nữ. Thấy vậy Thái Công hỏi lực sĩ: - Nương tử ấy là ai? Duyên cớ sao như vậy? Lực sĩ bảo: - Đó là Tiên chúa Đệ nhị Quỳnh Nương, chuyến này chắc sẽ bị đầy xuống trần gian. Giữa lúc ấy lại có người bước ra quát mắng: - Viên chức này ở đâu? Sao giám lên thiên cung làm ồn ào vậy? Lực sĩ bèn tâu: - Tôi là “ Ngũ Lôi ” đứng đây chờ đợi lệnh! Nói song, viên lực sĩ bèn kéo Thái Công ra, đãn ông về nhà sau đó dần dần hồi tỉnh lại thì Thái bà đã sinh một gái. Đêm ấy trời trong trăng sáng, lại có hương thơm ngào ngạt đầy nhà hẳn là điềm lành đến với gia cảnh, Thái Công mừng rỡ, hỏi đến vị “đạo nhân ” thì không thấy, nên ông càng cho là sự kì lạ. Và những hình ảnh trong mơ khiến ông suy nghĩ đến sự việc người Tiên giáng trần, nên đặt tên con là Giáng Tiên. Quả vậy! Khi Giáng Tiên lớn lên thì nước da trắng mịn như sáp đọng, tóc mượt tựa gương, mắt long lanh như sóng nước mùa thu, có thể ví như hoa, như ngọc mà người xưa từng ca ngợi vẻ đẹp : “Ví với hoa là hoa biết nói, Ví với ngọc là ngọc có hương ” Giáng tiên xinh đẹp hơn người, tính lại nết na nhu mì, thích đọc sách và làm thơ, mau chóng hiểu về âm luật, lại thổi tiêu, gảy đàn, thả hồn trong lời ca tiếng nhạc. Nàng cảm thụ đất trời vần vũ xuân hạ thu đông bốn mùa chuyển đổi, đã làm bốn bài từ khúc phả vào đàn: Bài 1 : Xuân từ (xuân quang hảo) Xuân tự hoạ, noãn khí vi, nhân nhật trì Đàm hoa hàm tiếu, liễu thư mi, điệp loan phi Tùng lý hoàng oanh hiện hoãn Lương đầu tử yến nam ni Hiệu đãng xuân khuê, bất tự trì Xuyết tân từ. Dịch : Xuân (theo điệu xuân quang hảo) Cụ Trần Lê Tùng dịch Cảnh xuân như vẽ, ấm hơi bay, chầm chậm ngày Hoa đào mỉm miệng liễu dương mày, bướm nhởn nhơ bay Rừng tùng oanh vàng líu lo Én đỏ ríu rít trên cành cây Buồm xuân mênh mang, giữ sao đây Đề thơ này. Bài 2 : Hạ từ (cách phổ liên) Càn khôn tăng trước uất áo Thảo lý thanh oa náo, chi đầu hàn thiền táo Thanh thanh đỗ vũ náo, á á hoàng anh lão Tần tương cáo: Xuân chủ kim quy liễu như hà hảo. Giá ban cảnh sắc thiêm khởi nhất phiên liệu liệu Hạnh Chúc Dung quân cổ nhất khúc Nam Huân tháo Thân tống hà hương đáo Tiền độ thương tâm, tuỳ phong tận tảo. Dịch : Hạ (theo điệu cách phổ liên) Theo bản dịch Ngô Lập Chi Trời đất mùa hè nắng nẫu Đầu cành rức tiếng ve, bãi cỏ vang tiếng chẫu Vò võ quốc kêu sầu, eo éo oanh hót ngẫu Dường bảo nhau: Chúa xuân về rồi, thôi cũng hảo Cảnh sắc dường kia, ngao ngán cầm lòng khôn đậu May đâu thần Chúc Dung thổi một khúc Nam Huân Hương sen thoảng đó Một trận gió bay, sạch lòng phiền não. Cụ Trần Lê Tùng dịch theo thể thơ Đường Trời đất mùa hè nóng bức thay Sum xêu thảo lý lá xanh cây Ve kêu quốc gọi sầu khôn tả Nháí mỏi oanh già giọng mất hay Chúng hỏi cùng nhau xuân chẳng thấy Một bàn cảnh sắc hạ buồn thay Nam Huân một khúc hương sen ngất Sầu muộn ngàn xưa gió thổi bay. Bài 3 : Thu Từ (bộ bộ thiềm) Thuỷ điện phù nam sơn tước ngọc Kim phong tiễn tiễn xao hàn trúc Lư hoa vạn lý bạch y y Thụ sắc sương ngung hồng nhiếm lục Oán triệt thiềm cung nga độc túc Giao giai độc bộ thu hoài xúc Bất như kinh lai hạ cúc Hoa hương nhã toạ Phú đàn nhấy khúc Dịch : Thu (Theo điệu bộ bộ thiềm) Bản dịch của Ngô Lập Chi Mặt nước trong ven tựa ngọc Gió vàng hây hẩy khua khóm trúc Hoa lau muôn dặm trắng phau phau Cây cối vẻ hồng pha vẻ lục Cung thiềm sáng quắc ở Hằng Nga Dạo bước thềm giao tình rạo rực Chi bằng đến thẳng giậu hoa cúc thơm Thảnh thơi dạo đàn gẩy một khúc. Bản dịch cụ Trần Lê Tùng: Nước thu trong vắt nước thu xinh Khóm trúc lao xao, gió hát cành Hoa cỏ đường dài phô vẻ trắng Lá cây sương đượm đỏ pha xanh Thềm hoa dạo gót hồn thu hứng Oanh múa thiềm cung bóng nguyệt lành Chẳng thú nào hơn bên khóm cúc Đàn ca tao nhã ngắm hoa xinh Bài 4: Đông từ (Nhất tiễn mai) Huyền minh bá lệnh mãn quan sơn Hồng dĩ Nam hoàn nhạ dĩ Nam hoàn Sắc phong lẫm liệt tuyết man man Biên ỷ lan can quyền ỷ nam can Ủng tô thượng hoả giác thanh nhan Toạ chẩm năng an, ngoạ chẳm năng an Khởi quan cô xạ lạc trần gian Hoa bất tri hàn, nhan bất tri hàn Dịch : Đông (Theo điệu nhất tiễn mai) Bản dịch Ngô Lập Chi Khi đen mờ mịt toả non sông Hồng về Nam xong, Nhạn về Nam xong Gió bấc căm căm, tuyết mịt mùng Tựa triệu ngồi trông, tựa triệu đứng trông Sưởi lò mặt vẫn giá như đông Ngồi chẳng yên lòng, nằm chẳng yên lòng Dậy xem phong cảnh lúc trời đông Hoa quên lạnh lùng, người quên lạnh lùng Bản dịch Trần Lê Tùng Chúa đông ra lệnh khắp quan sơn Hồng cũng về Nam, nhạn cũng về Nam Gió bấc căm căm tuyết bạt ngàn Ngồi tựa lan can, mỏi tựa lan can Sưởi lò chẳng đỏ mặt hồng nhan Ngồi cũng không an, nằm cũng không an Dậy xem tiên nữ xuống trần gian Hoa chẳng sợ rét tràn, ngồi chẳng sợ rét tràn. Những lúc thanh nhàn, Giáng Tiên thường cảm hứng với hoa xuân, oanh yến, líu lo, mùa hè thì hương sen quyến rũ, mùa thu trăng sáng như gương và mùa đông tuyết trắng như thuỷ ngân. Đối cảnh sinh tình Giáng Tiên lìên lấy giấy bút đề thơ, đây là bài thơ viết về bốn mùa để phổ nhạc mà truyện Nữ Thần Vân Cát có ghi… Lê thái Công nghe tiếng đàn của con gái có vẻ gợi cảm, lại đượm nét duyên nợ đâu đây nên ông tỏ ý buồn phiền, lo cho thân phận Giáng Tiên. Gần nhà Thái Công là tư thất của Trần Công, hai ông có quan hệ bạn bè chân tình thân thiết như anh em.Trần Công lại hưu quan về An Thái là quê mẹ để cư chú nhưng ông bà Trần Công tuổi cao mà chưa có con nên tâm tư cũng chẳng lấy gì làm vui. Thông cảm với nỗi cô quạnh của bạn già, Lê Thái Công bàn với Trần Công dựng một căn nhà nhỏ cho Giáng Tiên ở vườn hoa nhà Trần Công, hàng ngày nhờ tiếng đàn của nàng có thể làm vơi nỗi sầu cho đôi bạn già đồng cảm. Lại nói về Trần Công, một hôm ông hồi tưởng lại về nghiệp nhà Trần, vì ông cũng là dòng họ Đông A tôn thất, tuy có xa về nội tộc nhưng cũng nhờ được ân huệ của vương triều, lúc nghỉ hưu nơi thôn dã, ngẫm lại sao chẳng hoài niệm sinh tình. Có lần ông bách bộ ngắm trăng trong vườn hoa, bỗng gặp một cậu bé trai dưới cây bích đào, liền đem về nuôi dạy và đặt tên là Đào Lang. Đào Lang trưởng thành theo gia pháp dòng họ,lại là vị thanh niên tuấn tú nên ông bà Trần Công rất vui. Đào Lang thấy Giáng Tiên thông minh xinh đẹp nết na, lại tài giỏi cầm kì thi hoạ, tư chất khác thường thì đem lòng yêu quý và xin được cầu hôn. Hai họ Trần - Lê thấy vậy tỏ ý vui mừng, chấp nhận cho làm lễ cưới. Năm 18 tuổi Giáng Tiên kết duyên với Đào Lang. Về nhà chồng Giáng Tiên hết lòng hiếu nghĩa, cả nhà hoà thuận vui vẻ hạnh phúc. Sau khi cưới, Đào Lang lơ là việc học hành, thương phóng túng. thấy vậy nàng nhẹ nhàng lựa lời khuyên can. Chàng nghe nói, ân hận vội tạ từ: - Ta thường tự phụ chút tài mọn, lại quen sự phóng túng. May được sự khuyên nhủ ân cần của nàng, xin ghi lòng tạc dạ. Nàng nghe chàng nói như thế mới yên lòng, vợ chồng cùng trò chuyện vui vẻ. Đôi vợ chồng sinh được một trai, sang năm sinh đựơc một gái, cuộc sống rất hạnh phúc luôn luôn rộn rã tiếng cười thấm thoát đã ba năm. Nhưng than ôi! ngày 3 tháng 3 tiên chúa bỗng nhiên qua đời giữa lúc xuân xanh 21 tuổi, làm cho Lê Thái công và gia đình Trần Công xót thương vô hạn, nén đau thương và mai táng tận tình, chu đáo cho con, nhưng biết làm sao nguôi được nỗi đau. Nói về tiên chúa từ khi tạ thế về trời, bởi duyên trần chưa hết nên nhiều khi phụng chỉ tại “ Ngọc Lâu ” hay hội yến “ Dao trì ” nơi cõi Tiên thường không vui, đôi khi còn chau mày ứa lệ, khiến quần tiên động lòng thương cảm, tâu trình sự thể với Ngọc Hoàng. Thượng Đế phong Liễu Hạnh Công Chúa, lại cho xuống trần gian thăm lại bố mẹ chồng con. Tiên chúa về làng cũ Kẻ Dầy nhân ngày kị năm thứ hai lúc đó Lão bà nhớ con đến nơi phòng cũ, chỉ thấy gió lay lay rèm cửa, nắng soi của sổ chiếu tỏ ống tiêu, đàn ngọc bị nhện chăng, tranh thơ thì bụi thời gian bao phủ…Vật dụng xưa còn đó mà con thì nơi đâu nên sụt sùi khóc thảm thiết rồi ngất lịm đi: Vừa lúc ấy Tiên chúa vội vàng vào ôm lấy mẹ mà rằng: “ Con đây mẹ đừng than khóc nữa ! ” Lão bà hồi tỉnh nói: - Con của mẹ ở đâu đến? chẳng lẽ con còn sống sao? Tiên Chúa lắc đầu, nước mắt dàn dụa, hai mẹ con ôm nhau khóc lóc …Cũng lúc đó thì Trần Công, Thái công và người anh của Tiên Chúa chạy đến vừa mừng vừa sợ. Thấy vậy Tiên Chúa khóc thưa: - Con là người bất hiếu, làm luỵ đến cha mẹ. Con biết nỗi nhưng cơ trời, số mệnh đã định, xin tứ thân phụ mẫu bỏ qua mà nén nỗi đau thương. Tiên Chúa lại nói với người anh, dặn dò trông nom song thân rồi xin từ biệt. Trần Công, Thái Công ứa nước mắt giữ lại con : - Từ khi con từ biệt trần gian, khiến gia đình vô cùng thương cảm, nay con đã về đây thì ở lại, sao lại vội vàng ra đi vậy? Tiên Chúa liền thưa : Con là Đệ Nhị Tiên Cung, vì có lỗi bị trích giáng xuống trần, do hạn kì đã hết phải về lại đế đình. Nay do nhớ công cha nghĩa mẹ nên tạm về thăm hỏi, chứ không thể nào ở lại trần gian được, mong cha, mẹ hiểu cho. Phần cha mẹ có phúc đức, âm công đã được ghi vào sổ cõi tiên, chắc sau này có ngày đoàn tụ, xin cha mẹ chớ ưu phiền. Đào Lang nắm áo nàng mà khóc: - Nàng ơi ta nay phúc bạc, may được chung hưởng duyên lành, ngờ đâu giữa đường đứt gánh, nay ta muốn đựoc cùng theo nàng để thoả lòng khao khát. Tiên Chúa cầm tay nàng, ân cần nói: - Thiếp là tiên nữ chốn thiên cung, chàng cũng là tinh toà chốn thượng đế. Lương duyên đôi lứa chúng ta đều không ngoài tiền định. Nay ân tình chưa trọn, ân ái chưa dầy, vài chục năm sau sẽ gặp lại nhau, bất tất phải thương cảm quá. Vả lại trên còn có mẹ cha, dưới có con thơ, chàng đi rồi sẽ trông cậy vào đâu. Nói song không thấy nàng đâu nữa, để lại sự ngỡ ngàng cho mọi người. Lại nói về Đào Lang, từ khi Giáng Tiên qua đời để lại bao nỗi nhớ u sầu, nhưng cũng phải tiếp tục việc học hành. Chàng đem theo con lên kinh đo để tiện việc học vừa chăm sóc con thơ. Nhưng nhiều khi chán ngán sự đời. Một buổi chiều thu cảnh sắc tiêu điều, mưa rơi rả rích, gió nhẹ thổi làm lay động tàu chuối kêu xào xạc. Cảnh vật nơi đất khách quê người khiến nỗi buồn của Đào Lang càng thêm day dứt, chàng ôm con vào lòng như để bớt phần chống trải rồi ngâm hai bài thơ tứ tuyệt: Bài 1: “ Trần kiếp than ôi luống nỗi sầu Duyên xưa ngẫm lại mối tình sâu Cầu Hoàng gẫy khúc đàn Tư Mã Hạc lãnh loan chia biết về đau? ” Bài 2: “ Buồn tênh quán khách ngủ sao yên Lại thêm mưa,gió xiết nỗi phiền Vị tình trời hỡi xin nghĩ lại Gây chi mưa giố xiết triền miên. ” Và khi con nhỏ đã ngon giấc, Đào Lang liền gọi người vú nuôi bế con vào nhà trong, còn chàng thì vẫn suy tư, lửu sầu lại bốc lên …Bỗng khí lạnh rừ đâu ập vào, ngọn đèn lờ mờ yếu ớt, chợt có tiếng gõ cửa, Sinh mở cửa ra thì thấy Tiên Chúa. Trước cảnh ngộ đó Sinh vừa mừng vừa cảm động, níu áo Tiên Chúa khóc nóc. - Tiểu Sinh này có phúc gặp được Tiên, lại sinh đẻ con cái tạo cho gia đình đầm ấm hạnh phúc, ngờ đâu giữa đường đứt gánh, loan phượng chia lìa, chăn đơn gối chiếc, tịch mịnh nhường nào. Nàng có thương hãy cho ta đi theo. Tiên Chúa xúc động, nhưng phải cố an ủi chồng: - Lang quân đừng nghĩ vậy! từ xưa ai chẳng có tình sâu nghĩa nặng, nhưng không nên vì tình mà quên ý chí rồng mây của nam nhi. Vả lại trên có cha mẹ, dưới có con thơ, nếu chàng đi thì biết trông cậy vào ai? Nghe vợ nói nhưng Đào Lang vẫn khôn nguôi nỗi buồn: - Đã đành như thế, nhưng Tiểu sinh tự liệu thấy khó bề khuây khoả, nỗi thương con nhớ vợ ngày càng cao, e rằng khó sống ở đời được nữa? Tiên chúa nghe vậy càng thương chồng. Tiên Chúa khuyên chồng về đạo tu nhân tể gia. Rồi Tiên Chúa bảo với Đào Lang : - Cha mẹ thiếp ở lại cố hương, chăm sự trông mong nhờ cậy chàng, xin chàng năng tới thăm hỏi cho vẹn tình vẹn nghĩa. Nói song Tiên Chúa biến về trời, từ đó tung tích như áng mây trôi nổi. Có khi giả làm cô gái đẹp, mải vui với ống tiêu dưới trăng, lúc thì hoá làm bà già chống gậy trúc bên đường…ai bỡn cợt thất lễ tất bị tai vạ, ai kính lễ phép tất gặp phúc lành. Những lễ vật người đời cầu cúng.Tiên Chúa đều đem về nhà cung phụng cho cha mẹ, gọi là đền đáp công lao sinh thành. Nhưng ít lâu sau tứ thân phụ mẫu đều qua đời, kế đó Đào Sinh tạ thế, nhưng con cái cũng đến lúc trưởng thành, trong lòng Tiên Chúa đã có phần thanh thản. Từ đó Tiên Chúa đi thăm các danh sơn cố tích, thưởng ngoạn cảnh thiên nhiên.