Quan Lớn Đệ Nhị Thượng Ngàn. Hay còn gọi là Quan Đệ Nhị Giám Sát (có một số người gọi là Quan Thanh Tra Giám Sát). Quan lớn vốn là con trai thứ hai của Vua Cha Bát Hải Động Đình. Ông theo lệnh Vua Cha, hạ phàm đầu thai vào Hoàng Cung (có sách nói là ông hạ phàm ngày mồng ba tháng mười một năm Ất Dậu vào một nhà quý tộc) ngày mồng mười tháng mười một năm Bính Dần, ông là người văn võ toàn tài, thông minh chính trực, được khắp muôn nơi ngưỡng mộ, các vương tôn công tử đều thuận tình đến làm học trò. Đến khi về chầu Thiên Đình, ông lại được giao quyền giám sát quản cai Sơn Lâm, Thượng Ngàn, ông giáng thế ban phúc cho dân, khi dân chúng bị hạn hán, cầu đảo ông thì lập tức có mưa thuận gió hòa. Quan Đệ Nhị là một trong ba vị quan lớn rất hay ngự về đồng (kể cả trong những ngày tiệc vui). Khi ngự đồng, ông mặc áo xanh ( xanh la hay xanh lá cây) thêu rồng, hổ phù; làm lễ tấu hương, khai quang, chứng sớ và múa kiếm (cách hầu Quan Giám Sát thì có nơi múa đôi kiếm, có nơi múa một kiếm, có nơi lại múa một kiếm một cờ). Cũng như Quan Đệ Nhất, khi khai đàn mở phủ, người ta thỉnh Quan Đệ Nhị về chứng đàn Nhạc Phủ (Thượng Ngàn: đàn mã đều màu xanh). Ngoài ra vào những dịp đại lễ (như mở phủ khai đàn, tạ phủ...), trước ngày làm lễ, người ta thường thỉnh Quan Đệ Nhị về thanh tra giám sát đàn mã đền phủ. Quan Giám Sát được thờ ở hai nơi chính là: Đền Quan Giám ở trên huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn (là nơi quan trấn giữ miền Sơn Lâm) và Đền Quan ở Phố Cát, Thanh Hóa (là nơi quan giáng hạ dạo chơi) và ngày tiệc chính của ông là ngày 10/11 âm lịch (là ngày hạ phàm của quan). Vì vậy trong khi quan ngự văn có hát rằng: ------------------------------------------------------- “Nhác trông lên tòa vàng san sát Không đâu bằng Phố Cát, Đồi Ngang
Quan lớn Đệ Nhị Thượng Ngàn quyền tiền thanh tra, hậu giám sát - khâm trực đế đình vua cha. Nhà ngài được Ngọc Đế giao chức Khâm Sai đại thần chủ bộ thông chi tam giới: Thiên - Nhân - Ma. Cho nên khắp trong tam cõi ( chứ ko chỉ riêng giám sát thượng ngàn sơn lâm ) quan lớn thừa hành phép lệnh mà trên thanh tra - giám sát tam giới, bề dưới lại bảo quốc hộ dân, tróc nã tà tinh. Trong hệ thống bốn phủ thì nhà ngài thuộc về phủ thượng ngàn, trên khâm lệnh vua cha, thánh mẫu mà đương quyền quản cai vùng thượng ngàn. Vùng Đồi Ngang - Phố Cát ( Thạch Thành - Thanh Hóa ) thì theo như thần tích tại đền, đây là nơi quê nhà, đền Ông Lớn Phố Cát chính thuộc nền cũ nhà ngài, chứ ko phải nơi ngài giáng hạ dạo chơi bạn ak. Nơi Phố Cát - Đồi Ngang là nơi đức Quốc Mẫu Sòng Sơn khi xưa giáng trần lần 3 đã dạo chơi về cảnh rừng nơi đó, sau thấy cảnh đẹp sơn thủy hữu tình thì dựng thư quán cho người nghỉ chân và thử lòng trần bạn ak. Thân
Tùng ơi anh hiểu Tam giới ở đây là Dục giới, Sắc giới, Vô Sắc giới mà ngài quyền cai Tam giới thì tức là to chức hơn cả Ngọc Hoàng tam thập tam thiên thiên chúa đấy em ạ.
Em cảm ơn anh góp ý ak, Đúng là theo tinh thần của Phật giáo thì Tam giới hay còn được gọi là Tam Hữu được hiểu là ba cõi của vòng sinh tử hay là nơi các loại hữu tình tái sinh theo hướng Lục Đạo. Cái này thì theo em hiểu là Vũ trụ quan của Đạo Phật ak. Trong Tam giới này, thì Dục giới bao gồm 5 cõi luân hồi và sáu cõi Thiên ở cõi dục ( hay còn gọi là lục dục Thiên ) - Hoặc hiểu là cõi có ái dục về giới tính và những ái dục khác. Theo em, trong trường hợp này thì không nên giải thích khái niệm Tam giới theo tư tưởng của Phật Giáo ak.Tam giới như em cm ở trên gồm có: Thiên - Nhân - Ma nếu hiểu theo tinh thần và gốc của Phật giáo thì chỉ nên hiểu là các cõi thuộc Dục giới. Nhưng em nói về quan niệm của Tam giới theo Đạo giáo, lấy "Đạo" là gốc của sự hòa sinh và nhân trưởng trong thế gian. Và lấy điều này để giải thích về sự hình thành của Tam giới ( hoặc gọi là Tam cõi ).Bên cạnh đó, nếu hiểu theo quan điểm Phật Giáo, thì cõi Tam Thập Tam Thiên ( hay còn gọi là cõi Đạo Lợi ) mà chủ quản là Đức Vua Cha Ngọc Hoàng cũng thuộc một trong sáu cõi lục dục Thiên. Cho nên cũng không thể nói rằng Vua Cha Ngọc Hoàng là chủ quản Tam giới ( theo quan điểm Tam giới của Phật Giáo ) mà Ngài là chủ quản của Tam Giới theo quan điểm của Đạo Giáo. Như trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ Phủ thì theo em không nên duy nhất chỉ giải thích các khái niệm mà chỉ lấy gốc từ 1 tôn giáo. Em nghĩ tín ngưỡng này dung hòa ở cả Phật giáo, Đạo Giáo và Nho Giáo. Cho nên trong mỗi khái niệm thì tùy viện mà áp dụng các gốc khác nhau để giải thích sao cho hợp lý và thỏa đáng nhất. Có thể là em hiểu sai, hoặc còn thiếu sót. Mong anh và cả nhà góp ý và chỉ bảo thêm ak. Quản tam giới quyền cai giám sát Nương càn khôn lăng quát trong tay Khâm thừa đế lệnh xưa nay Quyền quan Giám Sát chức dày Thiên Cung Sổ hội đồng một tay nắm giữ Số trần gian sinh tử sót ai Có phen ngự cảnh bồng lai Rút dây tội phúc cân người tội công
Theo anh thì kể cả văn và thần tích cũng cần được xem xét lại một cách khoa học, sao cho phù hợp và hài hòa với nhân sinh quan và vũ trụ quan của người Việt mình thông qua lăng kính 3 tôn giáo lớn Nho, Phật, Lão. Khi có luận điểm khoa học và chính xác hẳn sẽ không còn tranh cãi và tín ngưỡng của người Việt mình được hệ thống hóa một cách tư duy chứ không phải mạnh ai lấy tin như này. Văn để đối chiếu ư? cũng khó vì ai đặt ra văn, văn không phải do chư Thánh tá khẩu thông truyền. Mà là do tư duy sáng tạo của chính các cung văn vậy trình độ của các cung văn đạo tràng trong tam giáo và tín ngưỡng dân gian ra sao cũng cần nhìn nhận lại hi hi. Anh rất muốn hợp tác cùng với Tùng và Trường trong việc này.
Văn bây giờ Thầy và anh Trường cũng nghĩ ra được. Nhưng tất cả cái gì hợp lý thì ta mới nghe theo. ko là thành mê tín
Hát văn suy đến tận cùng thì nó là nghệ thuật, hiểu nó nông hơn thì là một loại hình âm nhạc tâm linh ( giống lễ nhạc trong phật giáo, ý em là vậy ak ). Nó xuất phát từ nhu cầu và phát triển theo tâm tưởng của tín ngưỡng dân gian. Cái đó em đồng ý là ko thể căn cứ hoàn toàn vào lời hát văn để đối chiếu về thần tích hay sắc thần của chư thánh. Nhưng nó khởi từ tâm thức dân gian, nó ra đời và bện chặt với tín ngưỡng, cho nên ko thể tách nó ra khỏi tín ngưỡng được. Cứ coi nó như một trong các nguồn tư liệu để tìm hiểu và tham khảo. Em cảm ơn anh nhiều ak
Sáng tác thì đơn giản thôi em. Nhưng sáng tác làm sao để bản văn đó tồn tại được qua cả một thời gian dài và đi vào tâm thức dân gian như các bản văn xưa thì mới là điều cần suy nghĩ. Cái này không phải cứ muốn là làm được em ak. Không nên nói quá tùy tiện.
vậy em mới nói là sáng tác thì giờ người giỏi văn là sáng tác đựoc mak. vì vậy nếu có muốn khoa học theo em không nên dựa vào văn nhà ngài để đưa ra thần tích hay như công trạng của nhà ngài được hjx hjx
Vấn đề về tín ngưỡng dân gian thực ra rất khó chứng minh nó nếu cứ phải căn cứ hoàn toàn trên cơ sở khoa học. Như chúng ta đều biết rằng nếu có thể chứng minh nó theo kiểu: 1+1=2 thì như thế ko còn gì để tìm tòi nữa. Có rất nhiều vị bị mất hoặc không có thần tích. Người ngồi đồng biết đã rất khó, người ngoài nhìn vào lại càng mù tịt hơn. Nhưng nhờ những lời văn đấy mà hình thành trong họ niềm tin và từ đấy tín ngưỡng mới cắm sâu rễ bền gốc ở trong họ. Theo anh đấy chính là một trong những con đường hình thành nên tín ngưỡng dân gian. Nói ko nên căn cứ vào lời văn thì ko phải ko đúng, nhưng lại là nói thiếu. A nói ở trên rằng ta nên tham khảo và coi nó như một trong những tư liệu để tìm hiểu, chứ đừng gạt nó ra. Còn thực ra mà nói về vấn đề mê tín, thì đâu cứ phải là con người ta quá tin vào tâm linh thì mới là mê tín? Người ta quá tin vào khoa học, coi nó như cơ sở duy nhất để tìm hiểu và chứng minh mọi cái, ngoài ra không chấp nhận bất cứ một cách giải thích nào khác thì như vậy cũng gọi là mê tín. Vấn đề tín ngưỡng, tâm linh nó rất nhạy cảm và thuộc những phạm trù anh cho là không nên quá đòi hỏi đào sâu tìm rễ. Vấn đề là ở chỗ hãy dung nạp và hòa hợp tất cả những yếu tố cụ thể hoặc còn nhiều thắc mắc khó lý giải để thỏa mãn về niềm tin tôn giáo của mình
Mình đồng ý với ý kiến của thanh tùng là: các bản văn thần tích là một trong những nguồn tư liệu để chúng ta nghiên cứu. Tuy nhiên vì là tín ngưỡng dân gian lại có từ lâu đời do đó tam sao thất bản là chuyện có thể xẩy ra. Quá trình phát triển của xã hội các địa danh, địa lý cũng có chút thay đổi. Vì thế để có một bản thần tích hoàn chỉnh chúng ta phai tổng hợp từ nhiều nguồn tu liệu, phải hiệu đính xác minh và chọn lọc cac chi tiết phù hợp. Do đó ý kiến cùng ngồi lại trao đổi để đưa ra một thần tích hoàn chỉnh như anh Trí Minh nói mình thấy rất hợp lý. Trước mắt có thể các anh em trong diễn dàn cùng ngồi thảo luận với nhau ( hay nói một cách dân gian là ngồi đấu đá nhau hihi ) để đưa ra một cái khung rồi sau đó mọi người cùng bồi đắp.