[ Thần tích ] Đức Ông Đệ Tam

Thảo luận trong 'Thần tích nhà Trần' bắt đầu bởi THIÊNTRƯỜNG_91, 3/2/12.

Lượt xem: 19,388

  1. THIÊNTRƯỜNG_91

    THIÊNTRƯỜNG_91 New Member

    ducongdetam.jpg

    Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng Đệ Tam Vương Tử. Đức Thánh Ông Hưng Đạo Đại Vương có tất cả bốn người con trai gọi là: Tứ Vị Vương Tử, nhưng chỉ có Đức Ông Đệ Tam là thường được hầu trong hàng Trần Triều. Ông vốn là con trai thứ ba của Hưng Đạo Vương, sau này, trong khi hỏi ý kiến về di nguyện của An Sinh Vương Trần Liễu trước đây, Đức Đại Vương có hiểu lầm ẩn ý trong câu trả lời của ông nên nghĩ rằng ông muốn tạo nghịch phản nên sai ông ra trấn thủ đất Vân Đồn, Quảng Ninh (thực chất là đày ông ra đó) và không cho ông phủ phục trước di quan khi Hưng Đạo Đại Vương mất. Tuy bị hàm oan, phải chịu đày ải ra cửa ải nhưng ông vẫn một lòng vì nước vì dân, có công lớn trong công cuộc trấn giũ cửa ải ở đất Quảng Ninh.

    Vì công lao của ông trong việc trấn ải ở cửa biển nước ta nên người đời suy tôn ông là: Đức Đệ Tam Phó Súy Đông Hải Đại Vương Trần Quốc Tảng, còn trong tín ngướng hầu đồng người ta thường thỉnh ông là : Đức Ông Đệ Tam hay Đệ Tam Đức Thánh Ông Cửa Suốt Cửa Đông.Thế nên văn thỉnh ông mới thường có câu:

    "Trần Triều thánh tử đệ tam
    Đức ông Đông Hải xe loan ngự về"

    Thông thường những người hầu Hội Đồng Trần Triều thường hay hầu về Đức Ông Đệ Tam. Khi về ngự đồng, ông thường mặc trang phục màu đỏ giống với Đức Thánh Trần, hoặc cũng có một số nơi người ta cũng mặc áo trắng (có điều này sỡ dĩ là vì sự giao thoa giữ tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần và Đạo Mẫu Tứ Phủ nên coi hàng Đệ Tam mặc áo trắng, hơn nữa ông cũng trấn giữ nơi cửa biển (thoải) là Cửa Đông Cửa Suốt) và cũng làm các ấn phép giống với Đức Đại Vương như: lên đai thượng, rạch lưỡi ban dấu mặn, thư phù bắt quyết…Trong văn Đức Ông Đệ Tam cũng có đoạn hát kể về điển tích của ông như:

    “Thời Trần Thị mở mang Nam Hải
    Đức Đệ Tam dòng dõi kim chi”

    Đền thờ Đức Ông Đệ Tam quy mô và bề thế nhất là Đền Cửa Ông ở ngoài Quảng Ninh. Ngày đại tiệc của Đức Ông Đệ Tam là ngày 3/2 âm lịch

    Tài liệu tham khảo :

    Trần Quốc Tảng một vị tướng tài và là con thứ ba của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Ông được thờ tại Đền Cửa Ông, Cẩm Phả, Quảng Ninh.

    Năm Trùng Hưng thứ nhất (1285), quân Nguyên Mông xâm lược Đại Việt lần thứ hai. Được tin đại quân do Trần Hưng Đạo chỉ huy không chống cự nổi trước thế mạnh như chẻ tre của giặc và phải rút về Vạn Kiếp, Trần Quốc Tảng liền mang quân của mình từ trang ấp riêng tại An Sinh (Đông Triều), cùng các cánh quân Hải Đông, Vân Trà, Bà Điểm hội binh, xin làm tiên phong đánh giặc. Sau khi kháng chiến thắng lợi rực rỡ, Vua Trần Nhân Tông và Trần Hưng Đạo càng nhận rõ vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng của vùng biển đảo Đông Bắc. Mặt khác, là dũng tướng có công, nên Trần Quốc Tảng đáng được khen thưởng. Đó là nhứng lý do Trần Quốc Tảng được triều đình tặng cấp cho đất lập trang ấp tại Tĩnh Bang (Quảng Ninh) và có trọng trách trấn giữ vùng biên cương hiểm yếu này.

    Tài liệu khác :

    Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng là con thứ 3 của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là vị anh hùng dân tộc, vị Thánh linh thiêng
    Trong tín ngưỡng thờ nhà Trần, Ngài là giá thứ 2 (sau Giá Đức Ông Trần Hưng Đạo), Ngài ra tay sát quỷ trừ tà, ban dấu mặn, ...
    Ngoài Đức Ông Cửa Suốt, Ngài còn được gọi là Đức Ông Đệ Tam, Đức Ông Đông Hải, ...

    Tại những vùng biên cương của Tổ quốc , từ xưa cho đến nay , các Vương triều nước ta , luôn cắt cử những vị Tướng tài ra trấn giữ . Sau cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông thắng lợi rực rỡ lần thứ hai ( 1285 ) , Vua TRẦN NHÂN TÔNG và HƯNG ĐẠO VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN càng nhận rõ vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng của vùng biển đảo ĐÔNG BẮC . Đó cũng là lý do TRẦN QUỐC TẢNG , một vị tướng tài và là con thứ ba của QUỐC CÔNG TIẾT CHẾ HƯNG ĐẠO VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN được cử ra trấn giữ vùng biên cương này .

    TƯỢNG TRẦN QUỐC TẢNG

    Năm Trùng hưng thứ nhất ( 1285 ) , quân Nguyên Mông xâm lược Đất nước ta lần thứ hai . Được tin đại quân do TRẦN HƯNG ĐẠO không chống cự nổi trước thế mạnh như chẻ tre của giặc , phải rút về Vạn kiếp , TRẦN QUỐC TẢNG liền mang quân của mình từ trang ấp riêng tại An Sinh ( Đông triều ) , cùng các cánh quân Hải Đông , Vân Trà , Bà Điểm hội binh , xin làm tiên phong đánh giặc . Sau khi cuộc kháng chiến thắng lợi , TRẦN QUỐC TẢNG , là dũng tướng có công nên được nhà Vua khen tặng cấp cho đất lập trang ấp tại Tĩnh bang ( Quảng ninh ) . Sau này , ông hai lần được Vua cắt cử ra Cửa Suốt trấn ải .
    Và như vậy , vị Thần chủ chốt được thờ tại Đền Cửa Ông chính là TRẦN QUỐC TẢNG một vị tướng tài và là con thứ ba của QUỐC CÔNG TIẾT CHẾ HƯNG ĐẠO VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN.

    Câu đối treo cạnh một pho tượng lớn tạc một vị quan võ mặc áo hồng bào , vạt trước có đính Hổ phù chính là TRẦN QUỐC TẢNG như sau :

    Bạch đằng hộ chiến công , lương tướng uy danh kinh Bắc địa .
    Hải Đông lưu linh tích , anh hùng tâm sự đối Nam Thiên .

    Tạm dịch :

    Giúp chiến thắng Bạch đằng , tướng giỏi uy danh lừng đất bắc .
    Để dấu thiêng Đông hải . anh hùng tâm sự giải Trời Nam .

    Câu đối trên cũng nói lên nỗi lòng u uẩn của TRẦN QUỐC TẢNG , ngay cả sau khi chết , nó biểu hiện một nỗi lòng , một tâm trạng u uất không thể dãi bày cùng ai , chỉ có thể tâm sự cùng Trời Nam của Ông . Đọc trong Sử , ta thấy TRẦN QUỐC TẢNG bị cho là bị đày ra Tĩnh bang vì tội bất trung , bất hiếu . Nguyên chỉ vì câu nói buột mồm khi đang họp , muốn nói sự mất đoàn kết trong nội tộc họ Trần - " Thù nhà chưa xong nói chi nợ nước " . Cái oan muốn nói ra nhưng không nói được , chỉ Trời xanh thăm thẳm kia mới hiểu được nỗi lòng của Ông . Trong cuốn " TRẦN TRIỀU HIỂN THÁNH CHÍNH KINH TẬP BIÊN " , in năm Thành thái ( 1900 ) có chép như sau : " Quốc Tuấn công cho rằng , con trai tính ưa cương dũng ấy ( Tức TRẦN QUỐC TẢNG ) , không theo đúng đạo làm con , bèn nổi giận lôi đình , đày ra cửa bể Suất Ti Tuần thuộc phủ Hải ninh , lộ An bang " .

    Thực ra hành động của HƯNG ĐẠO VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN đối với TRẦN QUỐC TẢNG , bắt đầu từ nguyên do sâu xa là nội bộ Hoàng tộc lục đục , bất hòa . Điển hình là TRẦN LIỄU ( Cha của TRẦN QUỐC TUẤN , ông nội TRẦN QUỐC TẢNG ) mâu thuẫn với Thái sư TRẦN THỦ ĐỘ và Vua TRẦN THÁI TÔNG . Trong cuốn TRẦN TRIỀU THẾ PHẢ HÀNH TRẠNG đã chép việc đó , mà người phải hứng chịu chính là TRẦN QUỐC TẢNG như sau :
    " Khi An Sinh Vương ( TRẦN LIỄU ) , sắp mất , cầm tay QUỐC TUẤN và trăn trối rằng : Mày mà không vì cha lấy được Thiên hạ thì cha chết không nhắm mắt - Ý nói Quốc Tuấn phải cướp được ngôi của nhà Trần để trả thù Trần Liễu bị TRẦN THỦ ĐỘ ép buộc người vợ kế của mình đang có mang lấy TRẦN CẢNH , tức Vua TRẦN THÁI TÔNG , em ruột của TRẦN LIỄU . TRẦN LIỄU phẫn uất , chiêu tập binh mã nổi dậy bên bờ sông Cái , chống lại TRẦN THỦ ĐỘ , nhưng thất bại bị lột hết áo mũ . Quốc Tuấn để bụng , nhưng không bao giờ cho thế là phải ".

    Đến khi trở thành QUỐC CÔNG TIẾT CHẾ , Tổng chỉ huy quân đội , nắm quyền tối cao , Quốc Tuấn đem lời cha dặn khi trước , hỏi ý kiến các tướng tâm phúc như : YẾT KIÊU , DÃ TƯỢNG, và con trai là HƯNG VŨ VƯƠNG . Cả ba người đều ngăn cản , khiến Quốc Tuấn rất mát lòng . Một hôm , Quốc Tuấn đem câu trăng trối của cha hỏi HƯNG NHƯỢNG VƯƠNG TRẦN QUỐC TẢNG , ông bèn nói : Thái tổ là một ông lão làm ruộng mà thừa cơ dấy vận cũng đượv Thiên hạ . Quốc Tuấn nghe vậy bèn rút gương kể tội TRẦN QUỐC TẢNG : Kẻ làm phản loạn là do ở đứa con bất hiếu , ý muốn giết QUỐC TẢNG . HƯNG VŨ VƯƠNG nghe tin vội chạy đến kêu khóc xin cho QUỐC TẢNG , lúc đó QUỐC TUẤN mới tha cho và bảo rằng : Sau khi ta chết , đậy nắp quan tài rồi mới cho QUỐC TẢNG vào .

    Sau khi HƯNG NHƯỢNG VƯƠNG ra trấn giữ cửa Suốt , năm Trùng Hưng thứ tư ( 1288 ) quân Nguyên lại kéo quân sang xâm lược . HƯNG NHƯỢNG VƯƠNG xin Triều đình lập công chuộc tội . Được chuẩn tấu , HƯNG NHƯỢNG VƯƠNG tiến quân , lập đồn ở Trắc châu , Huyện Thanh lâm . Trải qua ba ngày đêm , ông đem quân đánh thẳng vào trại của quân Nguyên đóng ở sông bạch đằng và chiến thắng oanh liệt . Từ đó ông được cử làm Suất Ti Tuần Đại an , trấn giữ cửa bể Cửa suốt .

    Như vậy , chúng ta để ý rằng , lần đầu bị tội mà TRẦN QUỐC TẢNG bị cha đày ra Cửa Suốt . Lần thứ 2 , nhờ lập được công lớn , TRẦN QUỐC TẢNG lại được Vua Trần cử ra Cửa Suốt trấn giữ . Hai lần trấn nhậm Cửa Suốt với hai tư thế , hai thể thức khác nhau , nhưng thực chất chỉ là một trọng trách giữ gìn một nơi quan ải Đông Bắc . Trong thời kỳ bình công , khen thưởng cuối năm 1288 , TRẦN QUỐC TẢNG được sắc phong là Tiết độ Sứ . Từ 1288 đến khi qua đời , phần lớn thời gian TRẦN QUỐC TẢNG giành cho việc trấn giữ vùng Đông Bắc này của Tổ Quốc . Do những công lao to lớn mà Vua TRẦN ANH TÔNG ( Đồng thời cũng là con rể của TRẦN QUỐC TẢNG ) , phong tước hiệu HƯNG NHƯỢNG VƯƠNG .

    Sách sử ghi lại những ngày cuối đời của TRẦN QUỐC TẢNG ở Cửa Suốt như sau :

    " Ông ra Cửa Suốt được ba ngày , tự nhiên Trời mưa to , gió lớn , sấm sét nổ ầm ầm . Ông thấy một phiến đá to bèn ngồi lên . Ngay lúc đó sóng nổi cuồn cuộn , nước dâng lên rất cao . Phiến đá tự nổi trên mặt nước , HƯNG NHƯỢNG VƯƠNG hóa thân ở đó , vào ngày 16/8/1311 . Một lúc sau mưa tịnh , gió lặng , dân chúng kéo đến xem , thấy trên phiến đá có một cái mũ đá , mũ đá trôi đi . Ngày 1/9 năm ấy , mũ đá trôi đến địa giới Hàm giang , rồi đến bờ sông xã Trúc Châu ( Tên tục là Vườn Nhãn ) . Già trẻ , lớn , bé trong xã đang đêm hôm đó mộng thấy một người cân đai , áo mũ chỉnh tề , đứng ở Đình làng bảo rằng : " Ta là Gia Tướng nhà Trần , nay số đã hết , lại trở về đóng nơi đồn cũ giữ yên dân , nước " . Hôm sau dân chúng ra Đình xem , thấy một tảng đá và một mũ đá bên bờ sông . Đo phiến đá được 5 thước 4 tấc ,ngang 2 thuớc 3 tấc , có 5 màu huyền ảo như mây . Dân làm lễ đón mũ đá về lập miếu thờ và làm biểu tâu lên Vua . Vua thấy TRẦN QUỐC TẢNG là người có công , lại linh ứng nên truyền cho lập miếu thờ và phong cho làm Thượng đẳng Phúc Thần , cho 800 quan tiền công hàng năm hai mùa cúng tế vào bậc Nhà nước . "
    Năm 1314 , đúng một năm sau TRẦN MINH TÔNG lên ngôi , , đã truy tặng TRẦN QUỐC TẢNG chức Thái úy .


    Nhân dân truyền tụng ca ngợi TRẦN QUỐC TẢNG như sau :

    Đời Trần thị mở mang Nam Hải ,
    Đức Đệ Tam dòng dõi kim chi ,
    Mấy phen giáp mã truy chùy ,
    Đã bình Phạm đảng lại đi phạt Sầm .
    Phong Đại Vương an tâm thần chức
    Lại đem câu yến dực ra bàn .
    Nghĩa rằng đạo hiếu chu toàn .
    Nào ngờ phải bước tiếng oan ở Đời .
    Dạ gang tấc khổ bày khúc trực
    Để thanh Thiên vằng vặc sáng soi .
    Mấy năm tính kế cùng ai .
    Đành rằng đem xuống Tuyền đài cho cam .
    ( Viết theo THẦN ĐỀN CỬA ÔNG - THI SẢNH ) .
     
    Last edited by a moderator: 15/12/20

    Bình Luận Bằng Facebook

  2. ^^ cháu xin góp 1 chút ý kiến và 1 chút hiểu biết của cháu: Đức ông đệ tam kiếp trước là Thái Tử long cung nên 1 số giá hầu mặc áo trắng là như vậy. Mệnh của đức ông là về với cửa biển. Điều trên là cháu được Cụ dạy: Cụ mang căn công chúa thiên triều( mẹ sinh ra ngọc hoàng )
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/5/13
  3. chauvan36

    chauvan36 New Member

    cảm ơn bạn đã chia sẻ
     
  4. đào mồ vớ đc của quý. giật mình thon thót
     
  5. tonytran

    tonytran Member

    ôi mẹ ơi...Ngày xưa thượng đồng nhà Trần là áo đỏ hết, văn còn chẳng có, chỉ có trống trận, bg bị nhiễm 4 phủ vào đồng hóa luôn, ông nào cứ đệ tam là áo trắng, ông nào đệ tam trấn ở cửa biển cũng là áo trắng, hơ hơ ngơ ngác con nai vàng quá, đã là VƯƠNG thì tất cả chỉ 1 quả áo đỏ,k phân biệt, còn ai về lv thì tự người đồng ấy thượng đồng là biết, mình lv mãi mà chẳng bị phạt tí nào cả, lại còn rất hiệu quả là đằng khác, bg model gớm nhể??? GHÉT NHẤT CÁI TRÒ ĐƯA TỨ PHỦ VÀO NHÀ TRẦN RỒI ĐỒNG HÓA RỒI HỌC ĐÒI NHAU, MẤT HẾT CẢ CÁI BẢN SẮC RIÊNG CỦA NÓ, ỨC CHẾ ỨC CHẾ ỨC CHẾ
     
  6. tonytran

    tonytran Member

    ôi trời, ta ngât đây!
     
  7. huynga1988

    huynga1988 Member

    hi hi,lạy ông ạ
     
  8. hathu

    hathu New Member

    Bạn có thể nói về nghi thức thượng đồng theo chuẩn tắc của Nhà Trần được không? Mình chưa bao giờ được biết.
     
  9. tonytran

    tonytran Member

    nghi thức thượng đồng nhà Trần về mặt chúng ta nhìn thấy thì khá đơn giản, trc khi lv ta phải xin lệnh nhà ngài sau đó trc vào lv thì vthỉnh ngài sau đó ra nhập định và lv, nhà Trần khi lv là đồng mê chứ k tỉnh như 4 phủ, trong lúc lv thì chỉ có trống trận đánh liên hồi và chỉ dừng khi ngài ra hiệu dừng để khảo vong và qd bắt hay khuyên bảo chúng, nhà Trần là quân đội nên cũng k quan trọng rườm rà, ngày thường thì hoa quả lên hương, ngày lễ thì có lễ chay mặn, thịt quay,bánh chưng, rượu, còn lúc nào mà việc gấp quá thì chỉ 3 quả cau lá trầu, mấy lễ tiền vàng, giọt dầu tiền lẻ khấn xin phép thì cũng xong, xưa kia quân đội hành quân có khi còn k có nc để mà tắm cho nên quân đội lúc nào cũng khá xuề xòa nhưng kỷ cương quân luật lại rất nghiêm...đây là nói qua về nghi lễ chứ còn tất nhiên người thầy để lv đc thì cũng cả 1 quá trình chứ k đơn giản như cái nhìn thấy họ lv, chính vì vậy 4 phủ thầy thì rất nhiều nhưng nhà Trần thì khó mà có thể bắt chước đc nhau nên rất ít!
     
  10. hathu

    hathu New Member

    Chính vì hiếm hoi thế lên giờ thầy bà mới loạn đấy, càng ngày càng biến tướng khó hiểu kiến cho người học hỏi cầu đạo như mình không biết đường nào là đúng là sai! Cảm ơn bạn nhé! mình được biết thêm để nâng cao hiểu biết tâm linh chứ mình gặp mấy thầy bên nhà Trần nhưng chưa bao giờ thấy thầy thượng đồng cả..hic. Mình có thấy có bạn nói là gốc tích của Đức Thánh Trần là tiên tuân chỉ Ngọc đế giáng phàm vì thế Nhà Trần và Tứ Phủ chung một gốc cùng là đạo Tiên Thánh. Việc phối thờ và phối hầu như vậy cũng chẳng có gì sai...hic.
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/9/14
  11. tonytran

    tonytran Member

    Bạn nói có cái đúng nhưng thực tế nhiều cái lại khác lắm đó vả lại đền nhà Trần, đền 4 phủ, đình làng, miếu...v.v.v thì hãy cứ để nguyên như thời xưa thì nó mới có cái nét đẹp bản sắc riêng của nó, tuy cùng là tiên thánh nhưng cv lại hoàn toàn khác nhau và k giống nhau chút nào, cái này bạn phải đi sâu thê nữa mới hiểu đc, sự giác ngộ k ai giống ai mà nên mình tôn trọng ý kiến của bạn...a di đà Phật!
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/9/14

Chia sẻ trang này