[ Thần tích ] Cô Bé Cửa Suốt

Thảo luận trong 'Thần tích nhà Trần' bắt đầu bởi mantico, 7/8/12.

Lượt xem: 25,785

  1. Người Hạ Long

    Người Hạ Long New Member

    Kính Thưa BQT cùng chư vị Thanh Đồng Đạo Quan,các bạn hữu Tứ Phủ xa gần
    Nếu BQT có về Đền Đức Ông Đệ Tam Cửa Suốt lễ,có thời gian gặp ông thủ nhang nói chuyện và xin vào Cấm lễ nhé
    Mình xin đính chính :
    Trong cấm Đền Cửa Ông : Thờ 36 Phong tượng,bài vị về Hội Đồng Nhà Trần nhưng ko có tượng hay bài Vị của Cô Cửa Suốt,Cậu bé cửa Đông
    Đền Cửa Suốt mà hiện giờ mọi người hành hương,cầu lễ là Đền Tư gia,mới xây dựng hoàn thiện tầm hơn 20 năm trở lại.trước khi vào Đền Cửa Suốt đi qua 1 ngôi Đền nhỏ,gần đó có giếng nước,đó gọi là Đền Cặp Tiên

    Kính thưa BQT,diễn đàn là nơi chúng ta trao đổi chia sẻ,học hỏi lưu giữ nhiều kiến thức...mình ko biết thần tích này từ đâu mà có,những bản văn thỉnh cô,thỉnh cậu là những bản văn tân thời...mình dám khẳng định là 70 năm về trước các Thanh Đồng ko một ai thỉnh Cô,Cậu Nhà Trần chứ đừng nói là việc mờ Khăn Hầu cô,Cậu nhà Trần
    Dám hỏi bạn Đền Của Suốt bây giờ,có lưu truyền sắc phong của Cô ko?
    Tại sao Cung Cấm Đền Cô lại thờ Đức Vua Cha Ngọc Hoàng,Nam Tào,Bắc Đẩu,Tam Tào Thánh Mẫu,Địa Tiên Thánh Mẫu?
    Rất mong rằng,có sự tìm hiểu đúng đắn để sớm ngày mọi người hiểu
     
  2. thanhthuy6

    thanhthuy6 New Member

    - Xin hỏi bạn bao nhiêu tuổi mà dám "khẳng định" chuyện 70 năm về trước @@@?
    - Không thể nhìn vào tượng pháp mà khẳng định là có vị thần, thánh nào hay không. Không thể mang tượng pháp, quy mô thờ tự của đền Cửa Ông ra làm cái chung cho Hội đồng Trần Triều
    - Các chư tiên thánh được thờ phụng trong 4 phủ hoặc Trần Triều có thể có thật hoặc cũng có thể không có thật trong lịch sử. Điều này nó phụ thuộc vào sự "sáng tạo" trong tư duy của nhân loại phù hợp với sự phát triển của văn hóa vùng miền, lịch sử, từng dân tộc mà thôi. Không nên nhận xét kiểu khẳng định như vậy bạn ạ
    Mong hoan hỷ cho, a di đà phật!
     
  3. Người Hạ Long

    Người Hạ Long New Member

    Cảm ơn thanhthuy6 đã có lời hoan hỉ
    Thân gửi thànhhuy6
    - Vâng tuổi đời mình còn rất ít ạ,nhưng mình lại gặp được rất nhiều Đồng Đền,Đồng cao bóng cả.những người sát bên nhà Trần và giữ phép thượng đồng ạ.gia đình mình cũng mới phụng thờ thánh 100 năm thôi
    - Bạn chỉ dẫn mình xin nghe ạ
    nhưng dám hỏi bạn ???
    nếu ko dựa vào tượng pháp,bài vị,sắc phong,thần tích...thì dựa vào đâu để xác minh 1 vị thánh ạ?
    -mình ko mang quy mô thờ tự của Đền cửa Ông làm cái chung cho Hội Đồng Trần Triều nhưng bạn Đọc kỹ nhé Thần Tích có viết "Cô Bé Cửa Suốt được thờ trong đền cửa Ông cùng với Đức Ông Đệ Tam?"vậy cô thờ ở đâu ạ
    -xin thưa lại với bạn nhé Đền Cặp Tiên là Gốc(ngôi đền nhỏ) ,Đền Cửa Suốt là Đền Tư Gia sau này vì thời thế mà sáng tạo thành Đền Tiên Cô Cửa Suốt,10 năm trước vẫn là ngôi đền thờ tứ phủ nhé
    - Cô cửa suốt đuợc thờ tại Đền Mẫu,cô cũng giống như Cô Thác Bờ hay Cô Cây Xanh....mong bạn tìm hiểu rồi hãy nói nhé
    - bạn đừng nhầm lẫn Tứ Phủ với Trần Triều nhé
    Tứ Phủ có vị là thiên thần,có vị giáng phàm
    nhưng Trần Triều là có sách sử,tất cả đều được ghi chép chứ ko ai là ko có thật như Bạn nói.
    Sự Sáng Tạo mà bạn nói bạn có biết nguy hại đến thế nào ko? Nó sẽ dẫn đến sự loạn đồng
    haizzz
    điều mình biết thì mình chia sẻ,cũng chỉ mong mọi người cùng nghị bàn,gìn giữ được cái nề lối thôi.
     
    Chỉnh sửa cuối: 2/9/13
  4. Trần Hoàng Quân

    Trần Hoàng Quân New Member

    Xin chào các cô/bác/anh/chị, cho phép em xin góp ý vài câu như thế này
    - thứ nhất đúng là thánh thần có vị là nhân thần, có vị thiên thần, có vị giáng phàm có vị không, cho nên việc nguồn tích nhà ngài như thế nào, thứ bậc ra sao thì không đến người phàm trần bình luận, còn cưa Cô phải anh linh hiển hách như thế nào thì người đơif mới thơ phụng và rước bóng cô về hầu hạ.
    - Chỉ có điều mình nói ra để mong mọi nguòi cùng tím hiểu đó là việc tích nói cô là con của Vương cô Đệ Nhị và Tướng quân Phạm Ngũ Lạo vậy tại sao ở tất cả các nơ khác thờ dòng tộc Trần triều lại không thờ Cô ? Và thứ nữa là lịch sử Đại Việt sử kí toàn thư có ghi chép lại Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng là cha vợ của vua Trần Anh Tông nên chi tiết Cô là vợ của vua Trần Anh Tông tức Anh Tông hoàng đế và được phong là Anh Tông Hoàng Đế Thứ Phi thì phải xem xét lại....
    Trên đây là hai ý kiếm nho nhỏ của mình mong mọi người cùng đóng góp và bàn thảo ạ.
     
  5. mainhu1010

    mainhu1010 Member

    Híc Câu hỏi này cũng hay đây!
    - Lịch sử ghi thế không sai đâu! Khi xưa ở triều đại phong kiến thông thường anh em họ đều lấy được nhau và cùng mang dòng máu vua chúa.
    - Nơi thờ Cô Bé Cửa Suốt là nhà riêng của cô hiện nay. là nơi thờ của Tiên cô và Cô bé cửa suốt, xưa kia chỉ thờ Tiên cô của Tứ phủ, sau này có thêm Cô bé Cửa suốt.
    - Nơi thờ của nhà Trần thường không ghi vị trí thờ Cô bé cửa suốt mà chỉ ghi Cửa Cô hoặc Cửa Cậu nơi các Cô, Cậu về hầu hạ bề trên.
     
  6. tonytran

    tonytran Member

    các bạn nói rõ hơn đc k? nói có hệ thống hẳn hỏi để mình đc dịp hiểu và học với ạ, mình ngu muội nên mong các bạn bá thí cho mình học hỏi thêm kiến thức về nhà Trần đc k ạ!
     
  7. hungthang999

    hungthang999 Member

    Mình xin chia sẻ một chút hiểu biết của mình về Cô Bé Cửa Suốt và Cậu Bé Cửa Đông như sau:
    - Thứ nhất: khoảng 70 năm trước đây, không có chuyện hầu đồng Cô Bé Cửa Suốt và Cậu Bé Cửa Đông. Có rất nhiều minh chứng cho điều này, đặc biệt là minh chứng về các bản chầu văn: hiện nay chưa ai tìm được các bản văn chầu về Cô Bé Cửa Suốt và Cậu Bé Cửa Đông trong các cuốn sách cổ, mà đây hoàn toàn là các bản văn mới sáng tác. Trong các băng đĩa ghi âm lại chầu văn xưa kia cũng không hề có Cô Bé Cửa Suốt và Cậu Bé Cửa Đông. Nếu bạn nào đó có cơ may được gặp các đồng thầy cao tuổi, các bạn cũng sẽ nhận được câu trả lời rằng: trước đây vài chục năm không có việc hầu giá cô bé cửa suốt cũng như cậu bé cửa đông.
    - Thứ hai: Hệ thống các vị thánh được thờ trong Tín Ngưỡng Trần Triều ở Kiếp Bạc, Trần Thương, v.v... kể cả đền Cửa Ông không có tượng thờ, bài vị và bất kỳ một thứ gì liên quan đến Cô Bé Cửa Suốt và Cậu Bé Cửa Đông. Điều này cho thấy rằng tín ngưỡng về Trần Triều thực ra không có Cô Bé Cửa Suốt và Cậu Bé Cửa Đông.
    - Thứ ba: Gặp trực tiếp thủ nhang của đền Cửa Ông, tôi nhận được câu trả lời rằng Cô Bé Cửa Suốt và Cậu Bé Cửa Đông không có liên quan gì đến tín ngưỡng trần triều, cũng không liên quan đến đền Cửa Ông.
    - Thứ tư: Gặp trực tiếp thủ nhang của ngôi Đền Mẫu nằm ngay cạnh đền Cửa Ông, đây là ngôi đền thờ Cậu Bé Cửa Suốt, sau buổi trò chuyện với thủ nhang, kết luận rằng Cậu Bé Cửa Đông không thuộc Trần triều, mà chỉ là cậu bé bản đền ở ngôi đền Mẫu gần với đền Cửa Ông.

    => Kết luận: Cô Bé Cửa Suốt và Cậu Bé Cửa Đông chính xác là chưa từng được thờ trong Tín Ngưỡng Trần Triều từ xa xưa, đến gần đây mới xuất hiện hai giá này. Lý do tại sao thì tôi chưa biết được một cách chính xác, tuy nhiên có thể hiểu một cách sơ lược bao gồm 2 nguyên nhân như sau:

    - Cô Bé Cửa Suốt và Cậu Bé Cửa Đông chính là các cô các cậu bản đền ở đền thờ Mẫu gần với đền Cửa Ông. Khi về các ngôi đền Mẫu này thì Cô Bé Cửa Suốt và Cậu Bé Cửa Đông được hầu sau giá Tứ Phủ Thánh Cô.

    - Dần dà sau một thời gian có sự hiểu nhầm rằng Cô bé Cửa Suốt và Cậu Bé Cửa Đông thuộc về Trần Triều, vì các cô các cậu đều được thờ gần Cửa Ông, chính vì sự hiểu nhầm này nên khi hầu giá các cô các cậu thứ tự đã bị đẩy sang sau các giá Nhà Trần.

    - Cuối cùng cho đến ngày nay, sự xuất hiện của giá Cô Bé Cửa Suốt và Cậu Bé Cửa Đông đã quá quen thuộc khiến cho chúng ta không còn biết về sự thực về giá Cô Bé Cửa Suốt và Cậu Bé Cửa Đông.
     
  8. tonytran

    tonytran Member

    nếu như bạn nói ít nhiều những nhân chứng nào là đồng thầy cao tuổi họ nói như trên thì họ phải đưa ra lời giải thích hợp lý cho những điều mà họ nói chứ???mong đc bạn giải thích cặn kẽ hơn và có điển tích rõ ràng về cô bé cửa suốt và câu bé cửa đông...
     
  9. hungthang999

    hungthang999 Member

    Đồng thầy cao tuổi nói rằng không có giá cô bé cửa suốt, cậu bé cửa đông trong Trần Triều vì thực sự trước đây chưa có và có lẽ họ không cần phải giải thích gì cả, và do đó cũng không có điển tích liên quan. Còn bây giờ tự nhiên lại có hai giá cô bé cửa suốt, cậu bé cửa đông thì đó đúng là một dấu hỏi lớn mà người giải thích phải chính là những người sau này đã đưa hai vị này vào Trần Triều trong các nghi lễ hầu đồng.

    Nếu bạn để ý kỹ hơn nữa, bạn thấy rằng trong các Khoa Cúng Trần Triều không có một chữ nào nhắc đến Cô Bé Cửa Suốt, Cậu Bé Cửa Đông. Điều này lần nữa khẳng định các cô cậu không thuộc về Trần Triều. Còn nói rằng Cô Bé Cửa Suốt là Tĩnh Huệ Công Chúa, tôi nghĩ có thể đó là sự cố ý gán ghép.

    Vấn đề này là sự thật, và đã là sự thật thì không có gì phải tránh né cả. Sự thật cần được tôn trọng. Vấn đề tâm linh vốn đã coi trọng cái đúng, cái lẽ phải thì theo tôi lại càng phải làm rõ ràng vấn đề trên cho đến nơi đến chốn.

    Tôi mong muốn tất cả các thành viên hãy lưu ý đến vấn đề trên, nếu có dịp về đền Cô Bé Cửa Suốt và Cậu Bé Cửa Đông, hãy tìm hiểu thêm những thông tin để làm sáng tỏ thêm về Cô Bé Cửa Suốt và Cậu bé Cửa Đông, để nhìn ra sự thật là Cô Cậu không thuộc về Trần Triều.
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/5/14
  10. Lãng

    Lãng New Member

    -con gái của đức ông Trần Quốc Tảng là Thuận Thánh Bảo Từ hoàng hậu
    -con gái của đức ông Phạm Ngũ Lão - Tĩnh Huệ công chúa chỉ là phi, không có con sau này già thì bà đi tu
    nếu nói về khoa cúng thì cũng có khoa thỉnh đến 2 vị này sau nhị vị Thánh Bà Trần Triều

    ---------- Post added at 11:35 AM ---------- Previous post was at 11:33 AM ----------

    nói thần tích nghe cho có vẻ "nâng cao quan điểm" thôi chứ bài giới thiệu trên về Cô sơ sài quá
     
  11. tonytran

    tonytran Member


    cám ơn bạn đã nhiệt tình giải thích, nhưng bạn nói họ k cần phải giải thích mà chỉ biết k có 2 giá này thi mình nghĩ là k đủ căn cứ rõ ràng để thuyết phục người nghe
    Vấn đề thứ 2 là nhà Trần k hầu như 4 phủ, chỉ thượng đồng làm việc mà thôi, ngày lễ tết thì làm lễ cúng tế đấy mới là lối cổ bạn ah, sau này 4 phủ quá rầm rộ nên dân ngta nhiễm luôn 4 phủ vào cách làm việc nhà Trần, nhà Trần làm việc 1 cách riêng rẽ và cũng chỉ 1 kiểu riêng của nhà Trần nên k có câu như bạn nói là đưa 2 giá đó vào để hầu đồng như 4 phủ đâu bạn nhé...
     
  12. hungthang999

    hungthang999 Member

    Cảm ơn quan điểm của Tony Trần, bây giờ các cụ cũng nhiều tuổi, không có nhiều sức lực để tìm hiểu căn kẽ các nguyên nhân dẫn đến kết quả như ngày nay tại sao lại có hai giá Cô Bé Cửa Suốt và Cậu Bé Cửa Đông. Mong là anh em chúng ta cùng nhau lưu tâm vấn đề này để khi nào có điều kiện sẽ tìm hiểu cặn kẽ hơn căn nguyên của vấn đề. Quan điểm của mình là tôn trọng sự thật, nhất là vấn đề tâm linh để không bị nhầm đường lạc lối.
    Mình cũng đồng ý với quan điểm của Tony Trần là tín ngưỡng Trần Triều và Tứ Phủ có sự phân biệt rạch ròi, trước đây hầu Nhà Trần và Tứ Phủ không liên quan đến nhau, thậm chí xa xưa những người theo hai dòng tín ngưỡng này còn không ưa nhau nữa là khác. Tuy nhiên, đã có rất nhiều vấn đề xảy ra khi hai dòng tín ngưỡng này được ghép lại với nhau trong cùng điện thờ và trong cùng một nghi lễ, kể cả nghi lễ hầu đồng. Khởi nguồn của sự kết hợp này bắt đầu những đồng thầy theo lối "Kiêm tri đôi nước" tức là thờ cả hai tín ngưỡng trên. Chính trong giai đoạn giao thời này mà các vị đồng thầy đã đưa Cô Bé Cửa Suốt và Cậu Bé Cửa Đông từ vị trí cô cậu bản đền Tứ Phủ sang Trần Triều, lý do chính là các đồng thầy muốn tạo ra sự tương đồng giữa Trần Triều và Tứ Phủ (hay nói cách khác sự ảnh hưởng của Tứ Phủ quá mạnh đã làm thay đổi cả Tín ngưỡng Trần Triều), cụ thể hơn bên Tứ Phủ có cô bé có cậu bé, thì bên Trần Triều cũng có cô bé cậu bé, đó là tư tưởng của một số vị đồng thầy.

    Có lẽ vấn đề này còn phải tìm hiểu nhiều hơn nữa, rất mong các bạn cùng gắng sức tìm hiểu, đóng góp ý kiến để cho mọi việc sáng tỏ hơn nữa.
     
  13. giáps910

    giáps910 New Member

    Cảm ơn bài viết của chủ topic nhiều.
     
  14. halinh

    halinh New Member

    lạy cô, đền cô thật đẹp và linh thiêng
     

Chia sẻ trang này