Tây hồ

Thảo luận trong 'Bài viết nghiên cứu Đạo Mẫu' bắt đầu bởi conchudangyeu, 15/7/11.

Lượt xem: 1,641

  1. conchudangyeu

    conchudangyeu Thành viên Bị cấm

    truyện hồ tinh
    Thành Thăng Long xưa hiệu là Long Biên, hồi thượng cổ không có người ở. Vua Thái
    Tổ nhà Lý chèo thuyền ở bến sông Nhĩ Hà, có hai con rồng dẫn thuyền đi, cho nên đặt tên là
    Thăng Long rồi đóng đô ở đấy, ngày nay tức là thành Kinh Hoa vậy. Xưa ở phía tây thành có
    hòn núi đá nhỏ, phía đông gối lên sông Lô Giang. Trong hang, dưới chân núi, có con cáo
    trắng chín đuôi sống hơn ngàn năm, có thể hóa thành yêu quái, thành người hoặc thành quỉ
    đi khắp nhân gian. Thời đó, dưới chân núi Tản Viên, người Mán chôn gỗ kết cỏ làm nhà.
    Trên núi có vị thần rất linh thiêng, người Mán thường thờ phụng. Thần dạy người Mán trồng
    lúa, dệt vải làm áo trắng mà mặc cho nên gọi là Bạch Y Man (mán áo trắng).
    Con cáo chín đuôi biến thành người áo trắng nhập vào giữa đám dân Mán cùng ca hát
    rồi dụ dỗ trai gái trốn vào trong hang núi. Người Mán rất khổ sở. Long Quân bèn ra lệnh cho
    lục bộ thủy phủ dâng nước lên công phá hang đá. Cáo chín đuôi bỏ chạy, quân thủy phủ
    đuổi theo, phá hang bắt cáo mà nuốt ăn. Nơi này trở thành một cái vũng sâu gọi là "đầm xác
    cáo" (tức Tây Hồ ngày nay). Sau lập miếu (tức Kim Ngưu Tự) để trấn áp yêu quái. Cánh
    [​IMG]
    đồng phía Tây Hồ rất bằng phẳng, dân địa phương trồng trọt làm ăn, nay gọi là Hồ Đỗng
    (hang cáo). Đất ở đây cao ráo, dân làm nhà mà ở nay gọi là Hồ Thôn (thôn Cáo). Chỗ hang
    cáo xưa, nay gọi là Lỗ Khước Thôn.

     
    Quan tâm nhiều

    Bình Luận Bằng Facebook

  2. conchudangyeu

    conchudangyeu Thành viên Bị cấm

    Châu vàng hồ tây
    Đền Kim Ngưu ở làng Tây Hồ. Làng này nay thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội, đang rất nổi tiếng với ngôi phủ thờ Mẫu. Điều không phải vô cớ khi xung quanh hồ có tới 13 làng mà chỉ có làng này được mang tên của hồ. Có lẽ là do làng nằm trên một dọi đất dài nhất ăn sâu vào tới nửa lòng hồ.

    Ở đây ngoài ngôi phủ còn có có ngôi đền thờ Trâu vàng - Kim Ngưu - cái tên đã gắn với một huyền thoại suy nguyên giải thích nguồn gốc của Hồ Tây mà một thuở còn có tên là hồ Kim Ngưu. Thơ cổ có câu:

    Ngưu hồ dĩ biên tam triều cục

    Long Đỗ nhưng lưu bách chiến thành

    Nghĩa là:

    Hồ Trâu (vàng) đã thay đổi qua ba triều đại

    Long Đỗ vẫn còn toà thành bách chiến

    Sách Lĩnh Nam chích quái có hai lần nói tới lai lịch Trâu vàng. Lần thứ nhất là ở “Truyện Hồ Tinh”. Sau khi kể về việc Lạc Long Quân diệt cáo chín đuôi, truyện có câu kết: “Sau lập đền Kim Ngưu để trấn áp yêu quái”. Lần thứ hai là ở “Truyện con Trâu vàng huyện Tiên Du”. Xin nhắc lại vài ý chính:

    “Núi Tiên Du có tinh Trâu vàng Kim Ngưu nửa đêm thường toả sáng. Có nhà sư lấy tích thượng yểm lên trán trâu. Trâu bỏ chạy húc vào đất làm sụp thành cái hồ. Nơi đó là thôn Húc sau này. Trâu chạy qua địa phận Văn Giang, qua các xã Như Phượng, Như Loan, Đại Lan, Đa Ngưu… Trâu lại từ trong bến ra sông Cái, đến Ninh Giang, đi men phủ Lý Nhân, theo ven sông Cái tới sông Tô Lịch, chỗ ấy chính là Tây Hồ. Thuở đó Cao Biền hay cưỡi diều bay trên không để yểm các thắng cảnh. Biền thấy trâu đi vào Dâm Đàm, nay là Tây Hồ rồi không thấy trâu đâu nữa. Người xưa đã có thơ rằng:

    Kim Ngưu do ẩn tại hồ trung

    Thuỷ hạt nan tầm bất kiến tung

    Đại Việt Nam an tồn thánh chủ

    Cao Biền hạ bút hận vô cùng

    Tạm dịch:

    Trâu vàng còn ẩn tại hồ sâu,

    Nước cạn mong tìm chẳng thấy đâu

    Đại Việt bình yên nhờ thánh chúa,

    Cao Biền hạ bút hận muôn thu.

    Như vậy theo Lĩnh Nam chích quái thì con Trâu vàng từ núi Thiên Du chạy sang, tới Hồ Tây thì biến xuống hồ (tức là khi đã có Hồ Tây) và thời gian được xác định là đời Cao Biền tức thế kỷ thứ IX.

    Ở sách Thăng Long cổ tích khảo thì sự tích Trâu vàng có khác chút ít. Mục “Đền Kim Ngưu” của sách nay đã chép rằng:

    “Tương truyền đời Đường, Cao Biền làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ phủ, đi các nơi có núi sông danh thắng của ta để yếm diệt long mạch. Khi Biền đào sông yểm mạch núi Long Đội, Sơn Thần núi ấy biến thành hình con trâu toả ánh vàng bơi theo sông Đường Giang lên phía Bắc, ẩn ở vùng Hồ Tây thành Đại La”.

    Có khác chút ít về tình tiết nhưng cốt lõi vẫn là có con Trâu vàng từ phía Nam chạy lên phía Bắc và ẩn trong Hồ Tây.

    Sách Tây Hồ chí, mục “Các đền chùa” thì dẫn lời Phạm Đan Phong (tức Phạm Đình Hổ): “Cuối đời Đường, An Quận công Cao Biền ngàn dặm qua Nam đến châu Duy Tân (nay là Duy Tiên) khai sông chặn long mạch núi Phục Tượng nay thuộc xã Đọi Sơn: Thần núi hoá thành trâu phóng ánh sáng vàng, ngược Đường Giang lên ẩn náu tại Hồ Tây, người quanh vùng dựng miếu thờ, thực là dấu thiêng vậy”.

    Như vậy sách Tây Hồ chí chép chẳng khác Thăng Long cổ tích khảo, có thêm chi tiết đáng chú ý là: “Người quanh vùng dựng miếu thờ”. Sách Tây Hồ chí được soạn giữa thời Tự Đức tức giữa thế kỷ XIX. Như vậy là vào thời điểm này đã có đền Kim Ngưu ở bên bờ Hồ Tây. Vì sách có ghi chú cụ thể: Trên gò đất tại bến ấp Tây Hồ có đền thờ, nay còn”.

    Tuy nhiên, theo truyền thuyết Khổng Minh Không, tổ nghề đúc đồng thì sự tích Trâu vàng lại khác.

    “Vị cao tăng Minh Không sang chữa bệnh cho con vua. Để tạ ơn hoàng tử khỏi bệnh, vua cho Minh Không vào kho, muốn lấy gì và bao nhiêu cũng được. Minh Không hoá phép lấy tất cả đồng đen cho vào tay nải rồi ra bờ bể thả nón tu lờ làm thuyền chở về nước, đem đúc chuông. Chuông đúc xong, đánh thử mấy tiếng, bỗng Trâu vàng từ phương Bắc chạy sang lồng lộn tìm mẹ vì “đồng đen là mẹ vàng”, dẫm nát cả đất sụp xuống thành hồ. Phải ném quả chuông xuống hồ cho trâu khỏi lồng lên. Từ đó Trâu vàng ẩn dưới đáy hồ”.

    Xét sâu xa thì có lẽ truyền thuyết Trâu vàng có gốc là sự giao thoa văn hoá giữa các tộc bách Việt và các tộc phi Hán thuở xa xưa. Bởi tại những vùng đất mà ngày xưa là địa bàn cư trú của những tộc Ba Thục, Bách Việt ở phía Nam sông Hoàng Hà (phía Bắc là địa bàn tộc Hán) có phong tục đúc hình con trâu bằng kim khí để trấn yểm. Theo sách Từ nguyên thì vì lẽ đó mà nhiều nơi ở Trung Quốc có tên Kim Ngưu. Tỉnh Tứ Xuyên có một kém núi tên là eo Kim Ngưu hiệp, ở thành phố Vũ Xương có gò Kim Ngưu Cương, ở Thường Châu có đầm Kim Ngưu đàm, ở Hàng Châu có Tây Hồ (cực kỳ đẹp) cũng gọi là Kim Ngưu hồ. Tất cả các tỉnh thành này đều ứng với vùng thuở trước là đất Bách Việt, Ba Thục tức vùng phi Hán tộc. Tất không phải do ngẫu nhiên.

    Có thể nghĩ là ở khu vực từ Trường Giang đổ xuôi xuống Nam thời cổ sơ có tục đúc Trâu vàng (đồng) để trấn yểm. Tục đó ở mỗi địa phương được giải thích theo mỹ cảm của từng dân tộc cũng như theo điều kiện lịch sử của từng thời điểm. Như ở Hồ Tây của chúng ta, Trâu vàng được coi là thần trấn áp cáo chín đuôi từ thời Lạc Long Quân, rồi tử thành có quê quán cụ thể là núi Tiên Du, sau mới “di cư” sang Hà Nội, hoặc có gốc từ bên Tàu nhưng sau tìm mẹ ở đất Việt.

    Truyền thuyết dân gian biến hoá theo dòng chảy của cuộc đời, tựu trung Trâu được coi là một con vật thiêng có khả năng trừ ma quái, bảo vệ dân lành. Tín ngưỡng thờ Trâu vàng là một tín ngưỡng tích cực phù hợp với nguyện vọng cầu mong một cuộc sống yên ổn của nhân dân ta xưa. Đền thờ Trâu vàng bên bờ Hồ Tây là một biểu hiện vật chất của tín ngưỡng và nguyện vọng đó. Trên bản đồ Hà Nội vẽ năm 1873 vẫn còn ghi địa điểm đền Kim Ngưu, ở chỗ nay là đầu doi đất Tây Hồ.

    Đền này chỉ bị phá huỷ do đại bác quân Pháp vào năm 1947. Nhưng năm 2000 vừa qua, đền đã được Ban quản lý di tích Phủ Tây Hồ đứng ra làm lại khang trang, bề thế, tăng thêm rất nhiều giá trị văn hoá và du lịch cho quần thể di tích Phủ Tây Hồ./.
     
  3. conchudangyeu

    conchudangyeu Thành viên Bị cấm

  4. conchudangyeu

    conchudangyeu Thành viên Bị cấm

  5. conchudangyeu

    conchudangyeu Thành viên Bị cấm

    truyện dương không lộ và nguyễn giác hải.
    Thiền sư Dương Không Lộ ở chùa Nghiêm Quang huyện Hải Thanh, mấy đời làm nghề câu
    cá, sau bỏ nghề ấy mà đi tu, thường hay đọc kinh Già-la-ni-môn. Trong các năm Chương Thánh,
    Gia Khánh đời Lý Thần Tông thường cùng Giác Hải là đạo hữu cùng ở ẩn đất Hà Trạch quên cả
    thân mình, ngoài không đi đến đâu, trong thì tu thiền định. Bỗng thấy tâm thần tai mắt nhẹ nhàng
    sáng sủa, có thể bay lên không, đi trên băng giá, bắt được hổ phải phục, bắt được rồng phải
    giáng, vô cùng quái đản người ta không sao lường biết được. Sau tìm về một ngôi chùa ở quận
    nhà mà ở. Một hôm người hầu bẩm rằng: "Mỗ tự khi tới đây chưa hề được thầy chỉ giáo về
    những điều tâm yếu, dám xin trình thơ rằng: Rèn luyện thân tâm cho được tinh vi, Hăm hở xoay
    lại đối diện với nghiêm đình. Có người tới học không không pháp, Mình ngồi bên chiếc bình
    phong, ảnh với hình hợp làm một". (Dịch ý) Sư bèn bảo rằng: "Nếu con đi đường bộ mà tới, ta
    tiếp dẫn con, nếu con đi đường thủy mà tới, ta trao cho con. Chẳng có chỗ nào mà ta không
    truyền cho con cái đạo tâm yếu". Nói xong, ha hả cười lớn. Thường hay đọc câu kệ rằng: Địa thế
    long xà chọn được nơi Đồng quê cảnh thú suốt ngày vui, Có khi dời bước non cao trót
    Một tiếng kêu to lạnh cả trời (Dịch ý) Ngày 3 tháng 6 năm Kỷ Hợi, niên hiệu Hội Tường đại
    khánh thứ mười thì tịch, môn nhân thu xác táng ở cửa chùa. Vua hạ chiếu cho sửa rộng chùa
    này, quyên hai mươi hộ phụng hương hỏa. Thiền sư Giác Hải họ Nguyễn, người Hải Thanh, ở
    tại chùa Diên Phúc quận nhà. Thuở nhỏ thích câu cá, thường lấy thuyền con làm nhà, lênh đênh
    trên mặt nước. Năm hai mươi lăm tuổi bỏ nghề ấy, cắt tóc đi tu, lúc đầu cùng Thiền sư Không Lộ
    thờ một thày ở chùa Hà Trạch. Thời Lý Nhân Tông, sư thường cùng Thông Huyền chân nhân
    được triệu vào ngồi hầu ở chùa Liên Mộng, đất Lương Thạch. Bỗng một hôm có đôi cắc kè gọi
    nhau, nhức tai điếc óc. Vua truyền Thông Huyền ngăn nó lại, Huyền lặng nhẩm thần chú, một
    con rơi xuống trước. Vua cười bảo: "Hãy còn một con xin để nhường nhà sư". Sư đọc thần chú,
    trong nháy mắt con còn lại cũng rơi xuống nốt. Vua kinh lạ, làm thơ rằng: Giác Hải lòng như bể
    Thông Huyền đạo cũng huyền, Thần thông thêm biến hóa, Một Phật, một thần tiên (Dịch ý) Từ
    đó, danh tiếng sư vang động thiên hạ, các vị tăng cùng kẻ tục đều ngưỡng vọng. Vua thường lấy
    lễ thầy trò mà đãi sư, mỗi khi hạ giá tới hành cung ở Thanh Hải, tất trước tới thăm chùa. Một
    hôm vua bảo sư: "Cái đạo ứng chân thần túc có thể cho nghe được không?".
    Sư bèn đọc kinh tám lần, bay vút lên không, cách xa đất năm trượng, bỗng lại rơi xuống.
    Vua cùng quần thần đều vỗ tay xưng tán, ban cho chiếc kiệu để ra vào nơi cung cấm. Tới triều
    vua Thần Tông, mấy lần vua triệu vào kinh thành, sư 127 128 Prev Page 16 Next đều lấy cớ
    già yếu không đi. Có vị sư hỏi rằng: "Phật và chúng sinh, ai là chủ ai là khách?". Sư bèn đặt câu
    kệ rằng: "Đầu ta đã bạc, bảo ta là lão khách, nếu hỏi tới những điều về đạo Phật thì ta cũng chỉ
    như con cá nhỏ không vượt khỏi cửa rồng, đến nỗi trán bị chấm dấu. (Dịch ý) Lúc sắp tịch, bèn
    làm bài kệ cáo chúng như sau: "Xuân tới, chính là thời tiết rất quen thuộc đối với bướm hoa. Hoa
    bướm cũng phải lựa theo thời tiết. Hoa bướm xưa nay vốn là mộng ảo. Cớ sao cứ phải giữ mãi
    chuyện bướm hoa trong lòng." (Dịch ý) Đêm ấy có ngôi sao lớn rơi ở góc tây nam phương
    trượng. Sáng hôm sau, sư ngồi ngay thẳng mà tịch. Vua xuống chiếu quyên 30 hộ phụng thờ
    hương hỏa, phong hai con làm quan để thưởng công.
     
  6. conchudangyeu

    conchudangyeu Thành viên Bị cấm

    truyện hà ô Lôi
    Năm Thiệu Phong đời Trần Dụ Tông có người làng Ma La là Đặng Sĩ Doanh làm chức An
    phủ sứ phụng mệnh sang Bắc quốc. Vợ là Vũ thị ở nhà, trong làng có đền thờ thần Ma La, đêm
    đêm thần biến thành Sĩ Doanh, thân thể hình dạng, dáng điệu đi đứng đều bắt chước hệt như Sĩ
    Doanh, nhập vào phòng Vũ thị để tư thông, lúc gà gáy lại bỏ đi. Đêm hôm sau Vũ thị hỏi: "Phu
    quân phụng mệnh sang sứ Bắc, sao đêm đêm thì về mà ngày lại không thấy?" Thần nói dối rằng:
    "Vua đã sai người khác đi thay, để ta hầu bên tả hữu, thường giữ ta đánh cờ không cho ra ngoài.
    Song ta nhớ tình vợ chồng nên lén về với nàng để cùng ân ái. Sáng sớm lại phải vội vã nhập
    triều, không dám ở lâu, nghe gà gáy lại đi". Vũ thị có ý ngờ vực. Năm sau Sĩ Doanh đi sứ về, Vũ
    thị có thai đã đầy tháng.
    Sĩ Doanh tâu lên vua, Vũ thị bị hạ ngục. Đêm vua nằm mộng thấy một vị thần tới trước mặt
    tâu rằng: "Kẻ hạ thần là thần Ma La lấy vợ đã có mang, bị Sĩ Doanh tranh mất con". Vua tỉnh
    mộng, hôm sau ra lệnh cho ngục quan đem Vũ thị tới, phán rằng: "Vợ giả cho Sĩ Doanh, con giả
    cho thần Ma La". Ba hôm sau, Vũ thị sinh ra một bọc đen, nở được một con trai, da đen như
    mực. Năm mười hai tuổi đặt tên là Hà ô Lôi. Hà tuy đen như sơn, nhưng da thịt bóng mỡ như
    cao. Năm mười lăm tuổi, vua triệu vào hầu, được rất mực yêu dấu, đãi như tân khách. Một hôm
    ô Lôi đi chơi ở Hồ Tây, gặp Lã Động Tân, Lã hỏi rằng: "Chú bé con kia có muốn gì chăng?". Đáp:
    "Đương lúc thiên hạ thái bình quốc gia vô sự, coi phú quý như phù vân, chỉ ham muốn thanh sắc
    để làm vui tai đẹp mắt mà thôi". Động Tân cười nói: "Thanh sắc của ngươi mất một, được một,
    song tên tuổi có thể lưu lại cho đời". Rồi bảo ô Lôi há miệng, nhổ nước bọt, bảo nuốt, sau đó bay
    lên trời mà đi. Từ đó, ô Lôi tuy không biết chữ nhưng thông minh, lém lỉnh, thường hay trêu ghẹo
    vương nhân, những câu từ chương thi phú, khúc điệu ca ngâm, giao xướng phúng vịnh, trào
    phong lộng nguyệt đều khiến mọi người kinh ngạc, đàn bà con gái ai cũng muốn biết mặt. Vua
    thường nói với triều thần rằng: "Sau này thấy ô Lôi gian phạm tới nhà ai, bắt tới trước điện sẽ
    được đền nghìn quan, nếu giết chết phải bồi thường nghìn quan". Hồi ấy ở làng Nhân Mục có vị
    quận chúa thuộc dòng tôn thất, tên là A Kim, tuổi vừa 23, chồng chết sớm ở góa, nhan sắc có
    một không hai. Vua rất yêu, gạ gẫm không được thường lấy làm giận, một lần bảo ô Lôi rằng:
    "Ngươi có kế gì cho ta được vui lòng chăng?". ô Lôi tâu: "Thần xin ra hạn một năm, nếu không
    thấy về là sự không thành, thần đã chết". Bèn bái từ mà đi, về nhà cởi bỏ hết quần áo, dằm dưới
    bùn, dầu dãi nắng mưa cho xấu xí, rồi mặc quần vải giả làm người chăn ngựa gánh một đôi sọt
    tre đến nhà quận chúa, lấy một gói trầu cau đút lót cho tên giữ cổng để xin vào vườn cắt cỏ. Tên
    giữ cổng cho vào. Hồi đó vào khoảng tháng 5, tháng 6, hoa thái lê đang đua nở, ô Lôi đem cắt
    hết cho vào trong gánh. Tên thị tì của quận chúa thấy hoa trong vườn hết sạch, hô trói ô Lôi để
    đợi gia chủ đến chuộc. Giữ quá ba ngày không thấy có người đến nhận, thị tì bèn hỏi: "Mày là gia
    nô nhà ai, sao không thấy người đến chuộc và đền hoa trong vườn?". ô Lôi đáp: "Tôi là kẻ phiêu
    bạt, không có gia chủ, không có cha mẹ, thường gánh đồ theo bọn con hát kiếm ăn, hôm qua
    thấy một vị quan quất ngựa đi ở phía nam thành, ngựa đói không có cỏ, chủ ngựa cho tôi 5 đồng
    sai đi cắt một gánh cỏ. Tôi mừng được tiền vội đi cắt cỏ, không biết hoa thái lê là vật gì, nay
    không có gì đền xin đem thân làm gia nô để bồi thường vậy". Bèn lưu ô Lôi ở cổng ngoài. Qua
    hơn một tháng, thị tì của quận chúa thấy ô Lôi đói khát bèn cho ăn uống. Đêm đêm ô Lôi thường
    ca hát cho người giữ cổng nghe, bọn thị tì và nội thị cũng đều lắng nghe. Một hôm trời tối đã lâu
    mà đèn chưa thấy thắp, quận chúa ngồi mò một chỗ, tả hữu không kẻ hầu hạ. Quận chúa gọi thị
    tì mà mắng, lại cầm roi toan đánh. Chúng thị tì cúi đầu tạ tội rằng: "Chúng con nghe tên cắt cỏ
    hát trong lòng ham say, không ngờ để đến nỗi này, quận chúa đánh đòn cũng xin cam chịu".
    Quận chúa thôi mà không hỏi tội nữa. Lúc đó đang giữa đêm hè, quận chúa cùng thị tì ngồi ở
    giữa sân, ngóng gió đùa trăng để tiêu khiển. Bỗng cách tường nghe thấy tiếng hát của ô Lôi
    thoảng như điệu ca người câu cá, khác hẳn âm thanh chốn dương gian, tâm thần mê mẩn, tình
    riêng xúc động, bèn vời ô Lôi vào nhà trong cho hầu ở tả hữu, thành đứa gia nô thân cận. Quận
    chúa thường bảo ô Lôi ca vịnh ngâm xướng để tiêu mối sầu u uất. ô Lôi nhân đó hết lòng hầu hạ,
    quận chúa càng yêu mến tin cậy, ngày cho ở dưới trướng, đêm cho khêu đèn ngồi hầu. Khi thì
    sai ca hát, giọng ca bay khắp trong ngoài, quận chúa quá cảm động mà mang bệnh u uất. Qua
    ba bốn tháng, bệnh càng trầm trọng. Thị tì hầu hạ lâu cũng mệt nhọc mà mang bệnh, trong cơn
    bệnh lại thường ngủ say, quận chúa gọi cũng không dậy. Duá có một mình ô Lôi ở lại hầu hạ,
    quận chúa không nén nổi tình, mật bảo ô Lôi rằng: "Ngươi ở cạnh ta, ta vì giọng hát của ngươi
    mà mang bệnh". Bèn cùng ô Lôi tư thông, bệnh tình cũng có bớt hơn. Tình yêu ngày càng mặn
    mà, quận chúa chẳng kể gì đến hình dáng xấu xí của ô Lôi, không còn tiếc gì nữa, muốn đem hết
    ruộng đất cho ô Lôi làm trang trại. ô Lôi nói: "Thần vốn không có nhà cửa, nay được gặp quận
    chúa là bậc thiên tiên, đó thực là điều phúc lớn của thần. Thần không cần điền trạch, châu báu
    chỉ muốn được đội chiếc mũ vào triều của quận chúa thì chết cũng được nhắm mắt". (Chiếc mũ
    đó là vật tiên đế ban cho, chỉ dùng trong lúc tiến triều. Quận chúa vì quá yêu ô Lôi không còn tiếc
    gì hết). ô Lôi được mũ bèn lẻn mang vào triều.
    Vua trông thấy cả mừng, tức tốc sai vời quận chúa vào chầu, bảo ô Lôi đội chiếc mũ kia
    đứng hầu bên cạnh. Vua hỏi quận chúa: "Có biết ô Lôi không? " Quận chúa lúc ấy rất xấu hổ.
    Đời bấy giờ có bài thơ quốc ngữ rằng: Chỉn đà náu đến xin làm tôi, Đành hay thiên tiên phúc để
    Lôi. Từ đó danh tiếng ô Lôi vang lừng thiên hạ, vương hầu mỹ nữ thường bị Lôi trêu ghẹo. Có
    câu thơ quốc ngữ rằng: Mang mang mặt mắt cháy ma lem, Kẻ chợ khát, người qua mới thèm.
    Nhẫn có hoàng kim thanh sắc ấy, Mang mang mặt mũi thế soi xem. Tuy người đời làm thơ ghẹo
    ô Lôi, nhưng vẫn vì bị thanh sắc cám dỗ mà không thể tránh ô Lôi được. ô Lôi thường tư thông
    với con gái các nhà vương hầu mà không ai dám đánh, sợ vua bắt bồi thường. Sau ô Lôi tư
    thông cả với con gái trưởng của Minh Uá Vương. Vương bắt được song chưa đem giết vội. Sáng
    hôm sau, Vương vào chầu vua, tâu rằng: "Đêm qua ô Lôi lẻn vào nhà thần, tối như bưng không
    rõ trắng đen nên thần đã giết chết mất rồi, nay xin bệ hạ cho biết phải đền mấy nghìn quan để
    thần tiến nạp". Vua không biết là ô Lôi còn sống, phán rằng: "Lỡ giết thì ta chẳng chấp nệ làm
    gì". Hồi ấy vì hoàng hậu Vi Từ là em ruột Minh Uá Vương, cho nên vua không hỏi cặn kẽ. Uá
    Vương về lấy trượng đánh Lôi, Lôi không chết, Vương bèn lấy chày giã chết. Khi sắp chết, ô Lôi
    có ngâm câu thơ quốc ngữ rằng: Sinh tử do trời có quản bao, Nam nhi miễn đã được anh hào,
    Chết vì thanh sắc cam là chết, Chết việc ốm đau cơm gạo nào. Lại nói: "Xưa Động Tân bảo ta
    rằng: thanh sắc của ngươi được mất bù nhau, lời ấy nghiệm thật". Nói rồi bèn chết.
     
  7. conchudangyeu

    conchudangyeu Thành viên Bị cấm

    Ngày xưa, vào thời nhà Lý, thế kỷ thứ 13, ở thành Ðại La (Hà Nội) có một nhà sư pháp thuật cao cường. Sư có tên là Không Lô Tục truyền rằng nhà sư Không Lộ là một vị Thần của nhà trời giáng xuống đất nước Việt Nam, để cứu đân độ thệ

    Thuở bấy giờ, nước Việt đang thiếu thốn đồng và sắt. Bao nhiêu quý kim, vàng bạc, châu báu đã bị người Tầu vơ vét chở về phương Bắc, sau bao nhiêu thế kỷ người Tầu đô hộ nước Việt Nam. Một ngày kia, sư Không Lộ lên đường sang Trung Quốc, mang theo một cái túi nhọ Ngài định dùng phép thuật để lấy lại một ít của cải quý thuộc về dân tộc phương Nam bị người phương Bắc đánh cướp. Nhà sư xin yết kiến vua nhà Tống, để quyên một ít kim khí, đựng trong một túi vải nhỏ đem về đúc thành tượng Phật.

    Thấy cái túi vải bé nhỏ của nhà sư, vua Tống không ngần ngại sai bảo quan hãy đưa sư Không Lộ vào tận kho, chọn lựa tuỳ thích vàng hay đồng, miễn là chỉ đựng đầy túi thôi. Vừa bước vào cửa kho, sư Không Lộ trông thấy một con trâu to lớn, đúc toàn bằng vàng ròng. Trâu vàng lớn hơn cả con trâu thật ngoài đời. Trâu vàng đứng nghênh ngang, như muốn canh giữ kho vua. Ở gian chính giữa, có cất giữ một số kim khí hiếm quý hơn vàng, gọi là đồng đen. Sư Không Lộ bèn giở phép thuật thần thông, mở cái túi vải nhỏ ra, thâu tóm quá phân nữa số đồng đen trong kho vàng bạc cuả vua Tống.

    Viên quan giữ kho hốt hoảng trước hành vi thần bí kỳ lạ của nhà sư, bèn bắt nhà sư phải trả lại số đồng đen quý giá, trả về chỗ cụ Sư Không Lộ nhắc lại cho viên quan Tầu nhớ rằng chính nhà vua đã cho phép ngài được chọn lấy bất cứ thứ kim loại nào, miễn là không chứa đầy quá cái túi vải nhỏ bé của ngài.

    Viên quan Tầu này quýnh quáng, chẳng biết làm sao, bèn chạy đi báo tin cho Vua Tống hay biết tự sư Vua Tống nổi giận, ra lệnh chém đầu nhà sư nước Nam nhỏ bé, dám xấc láo với thiên triều. Nhà sư Không Lộ có phép mầu, có thể nghe được tiếng nói từ xa, xuyên qua vách tường. Khi biết đựơc quyết định của Vua Tống, sư Không Lộ vội vàng thoát ra khỏi kho báu vật, nhanh nhẹn vượt qua hoàng thành. Số đồng đen mang theo quá nặng, nhà sư không thể đi mau. Ðược mấy dặm đường, đã nghe tiếng người ngựa đuổi theo. Sư bèn ra sức phi hành, được một quãng dài thì gặp một giòng sông rộng chắn ngang, không thấy bóng dáng thuyền bẹ Sư Không Lộ bèn tháo chiếc nón tu, thả xuống nước, hoá phép thành ghe.

    Trong chớp mắt, sư đã mang được túi đồng đen vượt thẳng qua bờ sông bên kia. Ðám quân Tầu đuổi theo, nhìn thấy pháp thuật phi thường của nhà sư, trở về tâu vua. Vua đành chịu, không biết làm sao. Trở về nước, Sư Không Lộ tập hợp những tay thợ rèn trứ danh của Việt Nam, nhờ đúc một cái chuông bằng đồng đen lấy ở Tầu vệ Sư muốn đúc chuông theo hình hoa sen hé nở, và tiếng chuông phải thanh, vang xa. Nhưng thời đó, đúc chuông khá khó, vì dụng cụ thô sơ. Sư bèn nghĩ ra cách nấu chảy đồng đen, đổ vào một cái khuôn hình chuông, bằng đất sét. Phương pháp đúc đồng mới này thành công. Vào ngày lễ khánh thành chuông đồng đen, sư Không Lộ cầm chày đánh lên tiếng chuông đầu tiên. Tiếng chuông vang xa, rung động đến ngàn vạn dặm.

    Con trâu vàng ở kho tàng vua Tống nghe tiếng chuông đồng, bỗng phóng chạy về phương Nam. Thấy con trâu vàng chạy đến, nhà sư ngừng đánh chuông, e rằng vàng bạc đất Trung Quốc sẽ theo nhau về Việt Nam, sẽ gây bất hoà trầm trọng giữa 2 nước, khiến Trung Quốc lại có cớ xâm lăng đánh chiếm phương Nam. Sư Không Lộ bèn lăn chuông xuống Hồ Tây. Chuông đen rung vang một lần cuối cùng, trước khi rơi xuống nước.

    Con trâu vàng, theo đó, cũng nhảy xuống Hồ Tây biến mất theo chuông đáy hộ Sau đó, Sư Không Lộ trở về trời. Những người thợ rèn nước Việt đã dựng nên một ngôi đền thờ bên cạnh Hồ Tây, để nhớ ơn nhà sư Không Lộ đã dạy cho họ phương pháp đúc đồng. Vua nhà Lý đã ban sắc phong tặng sư Không Lộ biệt danh là Thần Thợ Ðúc.




    Kì sau : khoa cúng không lộ tổ sư ( lễ đúc chuông )
     
  8. conchudangyeu

    conchudangyeu Thành viên Bị cấm

  9. Trí Minh

    Trí Minh Active Member

    Em Hải Anh êu dấu kiếm đâu được cái hình Thánh cung chùa Keo đẹp vậy...............
     
  10. conchudangyeu

    conchudangyeu Thành viên Bị cấm

    em là lục trong bộ ca trù của em mà ra đó
     

Chia sẻ trang này