Sách : Lên đồng - Hành trình của thần linh ( Tác giả : Giáo sư Ngô Đức Thịnh )

Thảo luận trong 'Sách Tứ Phủ' bắt đầu bởi mantico, 27/4/12.

Lượt xem: 4,562

  1. mantico

    mantico Quản Trị Website

    [​IMG]

    Trong cuốn sách xuất bản lần này, tôi có tham vọng nhìn nhận hiện tượng Lên đồng một cách hệ thống và bản chất hơn. Ngoài việc, một lần nữa phác hoạ những tình tiết của hiện tượng Lên đồng, mà thực chất đó là sự nhập hồn nhiều lần của thần linh Tứ phủ vào thân xác của các Bà đồng, Ông đồng, để trị bệnh, cầu sức khoẻ, tài lộc, may mắn. Rằng Lên đồng là nghi lễ đặc trưng của Đạo Mẫu Tam phủ, Tứ phủ của người Việt.

    Nghi lễ này mang trong nó chất Shaman giáo, một loại hình tín ngưỡng khá phổ biến trong nhiều dân tộc ở nước ta cũng như trên thế giới, mà điển hình nhất là của các dân tộc vùng thảo nguyên Châu Á và Xibêri
    Cuốn sách không dừng lại ở việc nhận diện và nhận thức bản chất của hiện tượng lên đồng, mà bước đầu cố gắng tìm hiểu các khía cạnh tâm sinh lý và trị liệu của lên đồng, vấn đề cơ đày mang đầy tính bí ẩn, vấn đề ái nam ái nữ và quan hệ đồng giới, các khía cạnh kinh tế, xã hội của lên đồng đặt ra từ tiếp cận giới và cuối cùng là sự giải phóng các khát vọng của phụ nữ trong xã hội cổ truyền và xã hội hiện đại…

    Như vậy là, các thần linh Tứ phủ từ các miền của vũ trụ, từ các thần điện ở mọi nơi đã trải qua các cuộc hành trình nhập hồn vào thân xác của các Bà đồng, Ông đồng, từ đây định đoạt những thân phận, ước mơ, khát vọng của họ, nhiều khi điều đó là nhất thời và ảo ảnh, nhưng lại cần thiết. Đó là điều rút ra từ đời sống tâm linh của người phụ nữ và giải thích vì sao tôi lại đặt tên cuốn sách này là “Lên đồng, hành trình của linh hồn và thân phận”

    Phần thứ nhất : LÊN ĐỒNG, HÀNH TRÌNH CỦA THẦN LINH

    Chương một: Nghi Lễ Lên đồng

    - Hãy đến dự một buổi Lên đồng
    - Bà đồng trong hào quang của thần thánh​
    - Lời người tham dự

    Chương hai: Lên đồng, một nghi lễ đặc trưng của Đạo Mẫu

    - Từ thờ nữ thần đến Mẫu thần, Mẫu Tam phủ​
    - Điện thần Đạo Mẫu

    Chương ba: Lên đồng là một hình thức Shaman

    - Shaman là gì?​
    - Shaman, nhập hồn và thoát hồn​
    - Nguồn gốc và tính đa dạng của Shaman​
    - Lên đồng là một hình thức Shaman​

    Chương bốn: Lên đồng chẳng của riêng ai

    - Then của người Tày​
    - Mỡi của người Mường​
    - Một của người Thái​
    - Dùa Nhung, Sì Rí của người Hmông​
    - PơJâu của người Tây Nguyên​
    - Bà bóng Pajâu của người Chăm

    Phần thứ hai : LÊN ĐỒNG, SỰ ĐẮP ĐỔI THÂN PHẬN

    Chương năm: Lên đồng, nhìn từ các

    khía cạnh tâm sinh lý​
    - Cănđồng,cơđày, rối loạn tâm thần, trị liệu và tái hoà nhập cộng đồng​
    - Lên đồng, vấn đề đồng tính​

    Chương sáu: Lên đồng, nhìn từ góc độ giới

    - Thờ nữ thần như là sự nhân thần hoá tôn thờ tự nhiên​
    - Đạo Mẫu-Lên đồng và vai trò của phụ nữ trong thương nghiệp truyền thống​
    - Đền, phủ, điện thờ Mẫu môi trường xã hội của người phụ nữ​
    - “Ảo ảnh” có cần thiết cho con người không?​

    Cương bảy: Đạo Mẫu-Lên đồng, sự tích hợp văn hoá

    - Thần thánh nhập đồng với văn học viết và truyền miệng​
    - Sân khấu tâm linh​
    - Màu sắc và hình khối trong Lên đồng​
    - “Tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ”​

    Thay lời kết: Đạo Mẫu-Lên đồng và xã hội đương đại

    - Các khuynh hướng biến đổi của Lên đồng​
    - Lên đồng và xã hội đương đại​
    - Đạo Mẫu-Lên đồng, giá trị và phản giá trị

    ----------------------------------------------------------------------------
    Giá tiền : 70.000 VNĐ
    Liên hệ : Mantico
    Địa chỉ : 56 Phố vọng - Đống Đa - Hà Nội
    Điện thoại : 0926919990


     

    Bình Luận Bằng Facebook

  2. Prebronzer

    Prebronzer Member

    Pre quan tâm đến âm nhạchát văn, nên chú trọng đọc chương bảy ( từ trang 197 đến trang 262) , với cácnội dung sau :
    Chương bảy:Đạo Mẫu-Lên đồng, sự tích hợp văn hoá
    I- Thần thánh nhập đồng với vốn văn học viết và truyền miệng
    II- Lên đồng một dạng “Sân khấu tâm linh”
    III- Âm nhạc Chầu văn và Văn chầu
    IV- Về một mảng nghệthuật tọa hình
    V- Lên đồng : Tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ
    Đặc biệt sách có Phụ lục ( từ trang 279 đến trang 350) là cácbài viết bằng tiếng Anh được viết trên các nghiên cứu nước ngoài, tốt cho cácbạn có khả năng đọc ngoại ngữ.
    Các phần khác đã được tác giả viết đã viết trong nhiều tài liệu khác.
     

Chia sẻ trang này