Sách : Đạo mẫu Việt Nam ( T/G Giáo sư : Ngô Đức Thịnh )

Thảo luận trong 'Sách Tứ Phủ' bắt đầu bởi mantico, 27/4/12.

Lượt xem: 7,560

  1. mantico

    mantico Quản Trị Website

    [​IMG]

    ĐẠO MẪU VIỆT NAM


    Tác giả: GS-TS Ngô Đức Thịnh



    Xuất bản lần này, tuy gọi là tái bản lần thứ 5, nhưng coi đây là một cuốn sách viết mới cũng được. Nói là tái bản vì nó cùng nội dung, nhiều tư liệu và quan điểm học thuật vẫn được giữ lại, nhưng nói là viết mới thì cũng không sai. Có thể nêu một số quan điểm mới trong cách tiếp cận, cách thể hiện và nội dung học thuật :

    1. Trước nhất là tên sách. Cuốn xuất bản lần thứ nhất và thứ hai (1996, 2001) lấy tên là “Đạo Mẫu ở Việt Nam”, tái bản lần thứ ba mang tên “Đạo Mẫu”, còn lần này là “Đạo Mẫu Việt Nam”. Sau 13 năm, từ “Đạo Mẫu ở Việt Nam” nay bỏ được chữ “ở”, chỉ còn là “Đạo Mẫu Việt Nam”. Đó không phải là thay đổi hình thức chữ nghĩa, mà là một bước tiến về nhận thức. Với tên sách mới này, tôi đi đến khẳng định một điều là, tuy thờ Mẫu là hiện tượng khá phổ biến trên thế giới, nhưng ở Việt Nam đã hình thành và định hình một thứ tín ngưỡng thờ Mẫu (nữ thần) của mình, với những bản sắc riêng. Nói cách khác, Đạo Mẫu Việt Nam đã trở thành một khái niệm khoa học thực sự.


    2. Các lần xuất bản trước, sau phần chung trình bày hệ thống thờ Mẫu, mà đó chủ yếu là Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, còn các chương sau đi vào các hiện tượng thờ Mẫu ở các địa phương, từ bắc Bộ, tới Trung Bộ và Nam Bộ, thì lần này chúng tôi xây dựng hệ thống thờ Mẫu với 3 cấp độ :
    - Thờ nữ thần, Mẫu thần và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, sự tác động và chuyển hoá giữa chúng,
    - Khái quát 3 dạng thức thờ Mẫu tiêu biểu cho Bắc, Trung và Nam với các đặc trưng địa phương của chúng.
    - Quan trọng hơn, với mỗi vùng như vậy, chúng tôi tập trung nghiên cứu các vị Thánh Mẫu tiêu biểu, như Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở Bắc Bộ, Thiên Ya Na, Pô Inư Nưgar ở Trung Bộ và Bà Chúa Xứ, Bà Đen, Thiên Hậu...ở Nam Bộ. Hệ thống trình bày này giúp chúng tôi vừa thể hiện được tính thống nhất và đa dạng của Đạo Mẫu Việt Nam.


    3. Nếu như sách xuất bản các lần trước chủ yếu mới đi vào xây dựng và trình bày tính hệ thống của Đạo Mẫu, cho người đọc có ý niệm chung, giống như cái khung của ngôi nhà, thì lần này, một mặt chúng tôi tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh các khung ấy, nhưng mặt khác, quan trọng hơn là nghiên cứu đạo Mẫu từ khía cạnh xã hội và con người, từ cộng đồng tới cá nhân, tức là muốn phả vào cái bộ khung có phần khô cứng ấy hơi thở, sức sống, làm cho nó có phần sinh động hơn. Nghiên cứu các chiều kích khác nhau của môi trường xã hội, lịch sử và văn hoá với hiện tượng Đạo Mẫu theo lý thuyết xã hội tổng thể của M. Mauss.

    4. Sách này đi sâu nghiên cứu đạo Mẫu chứ không phải là tục Lên Đồng, tuy nhiên, đây là hai hiện tượng vừa đồng nhất lại vừa khác biệt, do vậy, chúng tôi luôn có ý thức trong việc đặt chúng trong mối quan hệ chung riêng, tổng thể và bộ phận. Còn riêng về tục Lên đồng thì chúng tôi đã có chuyên khảo riêng “Lên đồng hành trình của thần linh và thân phận”, xuất bản năm 2007.

    5. Xuất bản lần này, ngoài 100 bài Hát văn đã công bố trong các lần xuất bản trước, chúng tôi đã bổ sung đáng kể những tư liệu thành văn liên quan tới các vị Thánh Mẫu, nhất là Mẫu Liễu Hạnh. Hy vọng phụ lục tư liệu này sẽ tạo điều kiện cho những người nghiên cứu đi sau thuận lợi hơn trong nghiên cứu Đạo Mẫu Việt Nam
    ------------------------------------------------------------------------

    MỤC LỤC

    Lời nói đầu


    Phần thứ nhất


    ĐẠO MẪU, NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG


    Chương 1 - Đạo Mẫu, từ ghi chép, san định đến nghiên cứu
    Chương 2 - Từ thờ Nữ thần đến Mẫu thần và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ
    Chương 3 – Ba dạng thức thờ Mẫu ở Việt Nam


    Phần thứ hai


    MẪU TAM PHỦ, TỨ PHỦ Ở MIỀN BẮC


    Chương 4 - Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, điện thần và thần tích
    Chương 5 - Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, nghi lễ và lễ hội
    Chương 6 - Thánh Mẫu Liễu Hạnh, vị thần chủ của Đạo Mẫu Tam phủ, Tứ phủ (Phủ Dầy và phủ Tây Hồ) - Bà Chúa Kho và sự biến đổi xã hội Việt Nam
    - Đọc thêm: Thờ Mẫu ở Lạng Sơn


    Phần thứ ba


    THỜ MẪU Ở MIỀN TRUNG


    Chương 7 – Pô Inư Nưgar, Mẫu thần Chăm
    Chương 8 – Thiên Ya Na, Mẫu thần Việt – Chăm
    Chương 9 - Các vị nữ thần khác ở Trung Bộ
    Chương 10 - Thờ mẫu ở Tây Nguyên
    Phần thứ tư
    THỜ MẪU Ở NAM BỘ
    Chương 11 - Bà Chúa Xứ, Mẫu thần đa văn hoá
    Chương 12- Linh Sơn Thánh Mẫu Bà Đen
    Chương 13- Thiên Hậu Thánh Mẫu
    Chương 14 - Hát rỗi và múa bóng
    Phần thứ năm
    THỜ MẪU, HỆ GIÁ TRỊ VĂN HOÁ VIỆT NAM
    Chương 15 - Đạo Mẫu, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội Việt Nam
    Chương 16- Đạo Mẫu, sự tích hợp các giá trị văn hoá-nghệ thuật
    Kết luận
    Phần thứ sáu


    TƯ LIỆU VĂN BẢN VỀ ĐẠO MẪU


    I Đoàn Thị Điểm. Vân Cát thần nữ
    II. Kiều Oánh Mậu. Tiên phả dịch lục
    III Nguyễn Công Trứ, Liễu Hạnh công chúa diễn âm
    IV Nguyễn Văn Huyên., Chiến tranh chống Liễu Hạnh (Sòng Sơn đại chiến)
    V Nguyễn Đổng Chi. Sự tích công chúa Liễu Hạnh
    VI Khuyết danh, Vân Cát thần nữ cổ lục diễn âm
    VII 100 bài hát chầu văn
    VIII Một số bài thơ giáng bút


    -----------------------------------------------------------------------------
    Giá tiền : alo
    Liên hệ : Mantico
    Địa chỉ : 135 Đội cấn - Hà Nội
    Điện thoại : 0926919990


     
    Chỉnh sửa cuối: 27/11/18

    Bình Luận Bằng Facebook

  2. Mẹ đốp

    Mẹ đốp Mẹ đốp dọn dẹp

    Một cuốn sách hay
     

Chia sẻ trang này