Văn có câu: "Ông Mười hốt ngọc cầm tay, Vua ban kim khánh chân giầy thêu hoa..." Quan lại thời xưa hay cầm hốt gỗ hoạc hốt ngọc (笏) để tỏ ra chức quan của mình. Cũng có lúc cầm để ghi chữ lúc tấu triều đình. Tượng thờ VN cũng hay thấy Quan Lớn và Vua Cha cầm hốt trong tay. Lúc hầu, các quan ngự mà cầm hốt để bái có sai không? [video=youtube;luMaNj0V9eU]http://www.youtube.com/watch?v=luMaNj0V9eU[/video] [image]http://cdn9.nguyenquan.org/files/2012/05/vn-110nam11.jpg[/image] [image] http://image2.sina.com.cn/ent/d/2005-02-02/U92P28T3D647035F326DT20050202172851.jpg [/image] [image] http://rekishi-roman.jp/mikosi-jiten/img/jiten03/sinsyoku-syaku-z.jpg [/image]
Theo như mình biết về ngọc hốt thì đúng là ngày xưa vua quan ra chầu đều cầm cái hốt, hoặc làm bằng ngọc, hoặc làm bằng tre, ngà, có việc gì định nói thì viết lên giấy để phòng cho khỏi quên. Ðời sau hay làm bằng ngà voi mà chỉ các quan cầm. Tuy nhiên trong nghi thức hầu đồng thì đây là lần đầu tiên mình nhìn thấy quan cầm ngọc hốt trên tay.
khi hầu đồng là nghi thưc tế và lễ.cầm hốt vậy là sao? không hiểu? hay phú quý thì sinh ra vậy??? ...
Theo quan điểm của cá nhân mình thì dùng hốt ngọc trong nghi thức hầu đồng là không đúng vì những lý do sau: - Thứ nhất: hốt ngọc là dụng cụ hỗ trợ cho các quan và nhà vua khi lâm triều, nó giống như giấy và bút vậy, nhưng mà nhìn đẹp và sang trọng hơn thôi chứ không có gì đặc biệt cả. - Thứ hai: Hốt ngọc không phải là dụng cụ dùng trong nghi lễ dâng hương. Đặc biệt là không thể dùng hốt ngọc với vai trò giống như nén hương khi tế lễ được. Nếu có thể dùng hốt ngọc để thay nén hương thì có lẽ những người làm hương làm nhang nên chuẩn bị bỏ nghề thôi. - Thứ ba: để ý kỹ đoạn video có thể thấy rằng thanh đồng dâng hương mà chỉ dùng hốt ngọc, không có bất cứ nén hương nào, như vậy thì không thể gọi là nghi thức dâng hương được. Nên nhớ là "dâng hương" bao gồm 2 chữ dâng và hương, nếu không có hương có nhang làm sao gọi là dâng hương được ạ. Kết luận:quay về những nguyên tắc cơ bản, thì rõ ràng việc dùng hốt ngọc khi dâng hương là sai nguyên tắc. Đành rằng phú quý sinh lễ nghĩa, nhưng chúng ta cũng phải biết giới hạn và phải biết giữ gìn lại những bản sắc cốt lõi của hầu đồng.
hốt ngọc dùng cho các quan lên triều...còn đây là bắc ghế cho nhà ngài ngự vào và có nghi thức dâng hương..nếu cầm hốt ngọc vậy thì không cần khăn tấu hương và chỉ đi bước đều vào quỳ 1 lễ rùi đứng dậy thưa tấu thui...phú quý quá thành lễ nghi vậy.có lạ mắt nhưng nhà ngài ko thik lạ mắt lạ tai đâu..và khi phán xong ban khen ban thưởng ko được vỗ gối 1 tiếng mà phải 3...vì 1 tiếng là tỏ sự tức giận..cõi chư thiên cảnh giới cao hơn ta và họ có 1 nền văn hóa cũng cao hơn lên nghi thức lời nói miếng ăn miếng uống của họ có tính thẩm mỹ và quy củ hơn ta.
theo mình nghĩ thì cái hốt ngọc cầm tay đơn giản ko chỉ để viết mak trên câí hốt ngọc bao giờ cũng có 1 cái gương nhỏ bằng đồng, để các quan đương triều luôn cúi đầu để soi mặt mình vào trong đó trong lúc đương triều, 1 phần để xem lại xem chỉnh tề mũ mão,diện mạo của mình, phần quan trọng hơn là luôn phải cúi xuống để ko được kiến diện mặt vua chúa ngự trên ngai. quan lại xưa ko hề có khăn tấu hương, các bạn để ý xem lúc nào quan tấu vua đương triều thì tay áo cũng rộng và p? đút vào trong chỉ để hở chút ít duy nhất ra ngoài để cầm hốt ngọc mak thôi, nhất là xem phim cổ trang được thể hiện rất rõ qua các triều đại nhà Thanh có hành động quan phủi ống tay xuống lễ vua. Còn theo mình thì bạn muốn cầm cái gì lễ cũng được, miễn có tâm là được, cùng đúng hay sai thì cũng đâu đến lượt mình đặt ra quy củ hay lề lối gì đâu ^^ quan trọng nhất là cái tâm của mình thôi
Ủng hộ quan điểm của bạn là luôn luôn cần phải có cái tâm, nhưng mình không ủng hộ quan điểm của bạn là lấy cái tâm ra để lý giải cho việc muốn làm gì thì làm, muốn cầm cái gì thì cầm khi dâng hương. Giải thích: khi nói đến hầu đồng thì đây là một lễ nghi, mà đã là lễ nghi thì ngoài cái tâm là cái bắt buộc phải có, chúng ta còn phải có cả phép tắc nữa. Tại sao phép tắc cũng quan trọng không khác cái tâm? Vì phép tắc là những nguyên tắc qui định ở mỗi nơi. Bạn đến một địa phương ở đó có phép tắc ở địa phương đó. Bạn đến cơ quan thì cơ quan cũng có phép tắc, có nội qui. Bạn ra nước ngoài ở thì ở mỗi một dân tộc, một quốc gia, hay một vùng lãnh thổ cũng có nền văn hóa riêng của vùng lãnh thổ đó. Nếu bạn muốn thể hiện cái tâm của mình, thì tốt nhất bạn cần phải tuân thủ theo phép tắc ở nơi bạn đến, cơ quan bạn làm việc, và lễ nghi khi bạn thực hiện. Đến địa phương phải tuân thủ theo qui định của địa phương đó. Đến cơ quan phải làm theo quy định, nội quy của cơ quan. Nếu bạn không làm được điều đó chính bạn là người không tôn trọng phép tắc, và vì thế lật lại vấn đề, người ta sẽ coi bạn lại là kẻ không có tâm. Quay lại vấn đề dâng hương trong hầu đồng cũng vậy, những gì mà các cụ để lại đó đã là một nguyên tắc chuẩn mực rồi, nó cũng giống như là nội quy, quy định của cơ quan vậy. Chúng ta đừng nên biến tướng đi. Nếu bạn muốn thể hiện cái tâm của mình thì trước hết cần tôn trọng và giữ gìn những nguyên tắc của nghi lễ hầu đồng. Mình lấy ví dụ: cứ coi như một bạn A nào đó rất có tâm đi, nhưng nếu dâng hương bạn ấy không cầm hương mà thay vào đó bạn ấy cầm một bình hoa (rất đẹp), hay cầm một cái đèn phát sáng lung linh (cũng rất đẹp) để dâng hương, ... thì bạn nghĩ thế nào, như thế có còn gọi là lễ nghi nữa không? Và lật lại vấn đề những hành động như vậy có thể coi bạn đó có tâm nữa hay không? Hiểu theo một cách khác nữa như vậy phải chăng là bạn A đó đang có những hành động phá hoại những quy tắc lễ nghi của hầu đồng?
Có những thứ học đòi làm sang đem lại sự quyền quí, sang trọng thực sự, nhưng có những thứ thì lại đi ngược hoàn toàn, nó thể hiện rõ sự kém hiểu biết, lố bịch, đua đòi và đây chính là 1 trong số ấy.
Mình hiểu quan điểm của bạn, minhc hỉ có duy nhất 1 ý kiến ntn là lề lỗi hay phếp tắtc đó do ai đặt ra và đồng bóng đời đầu tiên thì ai đặt ra cho họ, bạn hiểu ý mình nói ko, hj hoan hỷ vui vẻ nza, hj
Thực ra thì những nghi lễ hay phép tắc hầu đồng trong Tín Ngưỡng Tứ Phủ được hình thành cách đây cũng chỉ khoảng 300-400 năm thôi (gắn liền với sự ra đời của Tín Ngưỡng Tứ Phủ), còn hầu đồng về Tín Ngưỡng Đức Thánh Trần có từ lâu hơn. Để nói rằng ai đặt ra các nguyên tắc hầu đồng thì rất khó, nhưng theo mình thì chủ thể đặt ra các nguyên tắc trong nghi thức hầu đồng từ thuở sơ khai chính là các vị thánh thông qua hình thức ốp bóng thực sự vào những đồng thầy ở giai đoạn đầu tiên hình thành tín ngưỡng Tứ Phủ. Chính các vị thánh đã đặt ra các nguyên tắc lễ nghi đó và thể hiện nó thông qua hình thức ốp bóng, giáng đồng. Chuyện ốp bóng hay giáng đồng là chuyện có thật, và ốp bóng hay giáng đồng chính là nguyên nhân mấu chốt và quan trọng nhất để hình thành lên Tín Ngưỡng Tứ Phủ. Tại sao mình nói như vậy? Vì xét về mặt logic rất đơn giản như sau: Nếu ta lật lại vấn đề đặt ra giả thiết rằng Tín Ngưỡng Tứ Phủ là sản phẩm của một số người theo hình thức sáng tác ra, tự nghĩ ra thì chắc chắn rằng sẽ không bao giờ có chuyện Thánh Mẫu Liễu Hạnh được ngồi vào vị trí tối cao trong điện thờ Tứ Phủ. Tại sao? Vì theo logic thông thường thì nếu như một ai đó lập ra một tín ngưỡng mới thì thường người đó sẽ chọn một vị thần chủ của đạo phải là vị thần chủ vốn đã nối tiếng và được nhiều người biết đến (vì như vậy sẽ có lợi cho đạo). Ví dụ như Lạc Long Quân, Âu Cơ, Chử Đồng Tử, Tản Viên Sơn Thánh, Thánh Gióng, Đức Thánh Trần, ... biết bao nhiêu vị thánh nổi tiếng được người dân khắp nơi biết đến. Hay như gần đây còn có Đạo Bác Hồ, vốn mượn danh Bác Hồ để cuốn hút mọi người đi theo cũng là dựa trên nguyên lý đó. Nhưng thần chủ của Tín Ngưỡng Tứ Phủ lại không phải là những vị thánh vốn dĩ đã nổi tiếng sẵn như ở trên, mà lại là một người con gái rất bình thường, giáng xuống trần cũng là người rất bình thường tên là Lê Thị Thắng. Vậy có ai tự sáng tác ra một tín ngưỡng mới lại lấy người con gái đó làm thần chủ không? Rõ ràng là không, vì nếu làm như vậy sẽ không có người theo, và không mang tính thuyết phục, và nền tảng để đạo phát triển của Đạo trong giai đoạn tiếp theo sẽ là rất khó khăn... Vậy điều gì đã khiến các vị pháp sư và đồng thầy đưa Mẫu Liễu Hạnh lên vị trí thần chủ của Đạo Mẫu? Đó chính là sự hiển linh của Mẫu, khả năng hiển linh đến mức dị thường khiến con người vừa tôn sùng vừa khiếp sợ và bắt buộc phải thờ phụng. Nói cách khác hình thức giáng đồng, ốp bóng và phán truyền và sự hiển linh đến dị thường trở thành những lý do quan trọng nhất để hình thành lên tín ngưỡng Tứ Phủ. => Kết luận: Sự hình thành của Tín ngưỡng Tứ Phủ không phải là sản phẩm cụ thể của một số người nghĩ ra như lẽ thông thường, nói cách khác Tín ngưỡng Tứ Phủ khi hình thành sơ khai không một người cụ thể nào sáng tác ra cả, mà đó là do sự hiển linh đến dị thường của các vị thánh khiến con người phải thờ phụng. Mặt khác thông qua việc ốp bóng, giáng đồng và phán truyền của các vị thánh mà con người biết cách xây dựng hình thành các nguyên tắc trong Tín Ngưỡng Tứ Phủ. Quay trở lại với nghi thức dâng hương cũng vậy, khi đặt ra nghi thức này thì thanh đồng hay đồng thầy phải dùng đến "hương", phải cầm hương trong tay, nếu không có hương thì không thể gọi là dâng hương được. Đây cũng chỉ là nguyên lý cơ bản thôi. Rất mong hoan hỷ vui vẻ!
Làm lính có công làm đồng có phép... hầu đồng phải tuân thủ với phép Thánh . không nên hư cấu và diển đồng theo ý mình mà làm mất đi cái đẹp cái ý nghỉa sâu sắc của các giá đồng . Làm cho người dự hầu luôn thắc mắc và hoài nghi không hiểu gì cả .thanks