Phát hiện văn bản về hát văn cổ tại Nam Định

Thảo luận trong 'Bản văn Chầu' bắt đầu bởi Hành Thiện, 22/11/13.

Lượt xem: 2,474

  1. Hành Thiện

    Hành Thiện Moderator

    Văn bản về những bài hát văn từ thế kỷ 18, được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.

    Mới đây, Giáo sư – Tiến sĩ Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam khẳng định: “Đã phát hiện văn bản bằng chữ Hán và chữ Nôm về những bài hát văn từ thế kỷ 18”.

    Theo Giáo sư – Tiến sĩ Ngô Đức Thịnh, qua nhiều lần khảo sát và kiểm kê nghi lễ chầu văn tại Nam Định, vừa qua, các nhà nghiên cứu đã phát hiện một văn bản bằng chữ Hán và chữ Nôm về những bài hát văn từ thế kỷ 18. Đây là tài liệu hát văn cổ nhất từ trước đến nay. Tài liệu hiện đang được bảo tàng Nam Định dịch và sẽ được công bố trong thời gian tới.

    [​IMG]

    Giáo sư Ngô Đức Thịnh cho biết hiện nay, những tài liệu về hình ảnh, bản ghi âm, công trình nghiên cứu về nghi lễ chầu văn có rất nhiều nhưng việc tìm thấy một tài liệu cổ bằng chữ Hán và chữ Nôm như tại Nam Định là rất hiếm và có giá trị.

    Giáo sư Đức Thịnh chia sẻ: “Qua nhiều lần khảo sát, thu thập kết quả, Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam thu được tồn tại 50% là những bản văn mới. Bởi lời văn trong nghi lễ chầu văn thường được truyền miệng là chính nên hiếm khi được văn bản hóa. Do đó việc phát hiện ra văn bản này là điều rất mừng”.

    Vào tối 22/11 tới đây, Lễ đón bằng Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia - Nghi lễ Chầu văn của người Việt và Lễ hội Phủ Dày sẽ được tổ chức tại Nam Định. Tỉnh Nam Định cũng được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch giao làm đại diện cho các địa phương lập hồ sơ “Nghi lễ Chầu văn của người Việt” trình UNESCO công nhận trong thời gian tới.

    Theo VOV
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này