Phản ứng về việc xúc phạm Tôn giáo Đạo Mẫu Việt Nam

Thảo luận trong 'Bài viết nghiên cứu Đạo Mẫu' bắt đầu bởi cô đồng hà nội, 8/3/13.

Lượt xem: 4,522

  1. Phẫn nộ trước cuốn sách xúc phạm Mẫu Liễu Hạnh

    Nhiều người đã rất phẫn nộ về cuốn sách của Olga Dror - một tác giả nước ngoài có những nghiên cứu chưa chính xác, mang tính xúc phạm đến Mẫu Liễu Hạnh đã khiến nhiều người vô cùng phẫn nộ.
    Nhận định không thuyết phục
    TS Nguyễn Nam (Viện Harvard Yenching – Mỹ) đã có một buổi thuyết trình về cuốn “Cult, Culture and Authority princess Lieu Hanh in Vietnamese History” (Tín ngưỡng, Văn hóa và Quyền Uy - Liễu Hạnh trong Lịch sử Việt Nam) của nhà nghiên cứu Olga Dror. Cuốn sách được giới nghiên cứu nước ngoài xem là tập sách lấp đầy khoảng trống về các nghiên cứu, khảo sát tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu qua văn bản và nghiên cứu thực địa của các tác giả nước ngoài.

    Cuốn sách gồm có một phần Mở đầu và năm chương với bố cục chặt chẽ, nhằm xem xét tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu ở các phương diện tôn giáo, văn học, xã hội học và chính trị. Trong đó, ngay ở bìa cuốn sách, để lôi cuốn người đọc tác giả đã đặt những câu hỏi như sau: “Người đàn bà này là ai? Là một người phụ nữ đức hạnh hay là một cô gái điếm? Vì sao bà ấy lại được phụng thờ cho đến tận ngày nay?”.

    Dưới góc độ khoa học, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, cuốn sách của Dror được giới nghiên cứu tiếp nhận bởi tầm nghiên cứu sâu rộng và những biện giải mới mẻ của nó. Đáng kể hơn là nhiều tư liệu, đang được lưu giữ các viện lưu trữ và thư viện ở Pháp cũng như Việt Nam, thường bị bỏ quên trước đây, nay đã được tác giả đưa vào công trình nghiên cứu. Tác giả cũng kỳ công đưa ra ánh sáng nhiều văn bản Hán Nôm đang được cất giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Hà Nội) và một số bảo tàng địa phương ở Việt Nam. Phân tích của Dror về tiểu sử Liễu Hạnh qua bản Kiều Oánh Mậu (1854-1911) trong chương 4, cũng như lý giải sự phát triển của tín ngưỡng này qua hai thế kỷ XIX và XX trong chương 5 khá sáng tạo và lý thú.

    Tuy nhiên, không phải mọi nhận định của Dror đều thuyết phục. Không ít chỗ, những tư liệu mới chẳng hề hỗ trợ lập luận mà tác giả đưa ra, chưa kể rất nhiều đoạn quan trọng trong các văn bản Hán Nôm cũng bị dịch nhầm.

    Theo TS Nguyễn Nam, tất cả các bản chép tay và truyền miệng còn lại về bà đều là những trùng tác, tức là những văn bản cổ hơn về Liễu Hạnh đã bị tẩy xoá toàn bộ hoặc một phần để người sau viết chồng lên. Chính vì vậy, dù rằng phát hiện của Dror về hai bản ghi chép ngắn của hai nhà truyền giáo châu Âu, Adriano di St. Thecla (1750) và Francoise-Louis Lebreton (1782) chỉ là gợi mở, chúng không đủ cơ sở để đưa ra kết luận về nguồn gốc xuất thân của Mẫu Liễu Hạnh.

    Triệu người phẫn nộ

    Cũng theo TS Nguyễn Nam thì điểm cốt yếu nhất cần phải xem xét đó là kết luận của tác giả Olga Dror về nguồn gốc xuất thân của mẫu Liễu Hạnh. Chứng cứ để Olga Dror dựa vào chỉ là một đoạn văn mơ hồ trong công trình nghiên cứu về các giáo phái ở Trung Quốc và Bắc Bộ - Việt Nam của giáo sĩ người Ý St.Thecla và qua ghi chép của Francois- Louis Léberton về lời của một người lên đồng phán rằng mẫu Liễu Hạnh vốn là một cô gái làng chơi…

    “Chúng ta khó có thể chấp nhận một kết luận thiếu căn cứ và quá mơ hồ, một kết luận không có tính khoa học, áp đặt và thiên kiến nếu không muốn nói đó là một sự xúc phạm đến tâm linh của người Việt. Điều nguy hiểm hơn là những cuốn sách dạng này thường sẽ trở thành giáo trình cho sinh viên ở nước ngoài, vì vậy nó sẽ tạo nên cái nhìn sai lệch về tôn giáo và văn hóa Việt Nam” – TS Nguyễn Nam nói.

    GS Ngô Văn Thịnh cũng đồng quan điểm với TS Nguyễn Nam khi cho rằng, Olga Dror đã dựa vào những tư liệu chưa được kiểm chứng về độ chính xác nên đã có những kết luận mang tính phiến diện. Điều này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến Văn hóa đạo Mẫu đã tồn tại hàng trăm năm ở Việt Nam. Và các nhà khoa học Việt Nam có đủ bằng chứng thuyết phục để chứng minh nguồn gốc, thân thế và quyền linh tối thượng của mẫu Liễu Hạnh – một vị mẫu đóng vai trò hết sức quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt.

    Điều đáng nói là cuốn sách này sau khi xuất hiện đã gây “bão” trong cộng đồng người Việt cả trên các diễn đàn mạng xã hội lẫn ngoài đời thực. Đại đa số khi hay biết thông tin đều tỏ ra phẫn nộ và phản ứng một cách gay gắt. Nhiều bạn trẻ thậm chí còn lập nên nhiều diễn đàn trên Facebook để bày tỏ sự phẫn nộ tột cùng của mình. Họ cho đây là một sự xúc phạm khó có thể chấp nhận đối với một đấng linh thiêng mà cả một dân tộc tôn thờ qua hàng trăm năm lịch sử. Một số nặng lời hơn còn cho rằng, đây không chỉ là một kết luận có tính bịa đặt phi khoa học mà còn là sự xúc phạm một dân tộc với bề dày văn hóa không thể phủ nhận.

    “Dù chưa được đọc hết quyển sách của Dror nhưng tôi cũng không chấp nhận được kết luận: Thánh mẫu Liễu Hạnh lại xuất thân từ gái làng chơi. Bởi lẽ, xét về yếu tố tâm linh thì Liễu Hạnh thánh mẫu là một vị thần của người Việt - vị thần mà có đầy đủ thần tích, thần phả, lăng mộ. Thứ hai, theo như tác giả trình bày thì ông đã dựa vào tư liệu của người nước ngoài khi đi truyền giáo vào Việt Nam sưu tầm hoặc ghi chép lại. Nếu đó là sự thật thì quả là một điều đáng tiếc của người làm khoa học bởi tài liệu đó chưa hẳn đủ độ chính xác 100%. Đấy là chưa nói, không có một đạo nào nói tốt cho đạo nào.

    Vì thế, những kết luận của Dror đã làm ảnh hưởng rất lớn đến đức tin, tín ngưỡng bản địa đã ăn sâu vào máu của người Việt. Hoàng tùng Long

    ---------- Post added at 02:01 PM ---------- Previous post was at 01:53 PM ----------

    Chư vị nhân sĩ trĩ thức ! Các Ghế Đồng cao bóng cả ! các bạn đồng anh lính chị và chư vị Đồng Đạo xin hãy chung tay bảo vệ tín ngưỡng (Quốc hồn quốc tuý ) của dân tộc chúng ta .
    Bảo vệ hình ảnh và tâm trí người Việt qua bao đời trân trọng và vun đắp
    Phản ứng của các bạn là niềm tự hào và động lực cho chúng ta bước tiếp các bước đi đến cùng để bảo vệ niềm tự hào của Người Việt
     

    Bình Luận Bằng Facebook

  2. Chư vị nhân sĩ trí thức ! Các Ghế Đồng cao bóng cả ! các bạn đồng anh lính chị và chư vị Đồng Đạo xin hãy chung tay bảo vệ tín ngưỡng (Quốc hồn Quốc tuý ) của dân tộc chúng ta .
    Bảo vệ hình ảnh và tâm trí người Việt qua bao đời trân trọng và vun đắp
    Phản ứng của các bạn là niềm tự hào và động lực cho chúng ta bước tiếp các bước đi đến cùng để bảo vệ niềm tự hào của Người Việt
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/3/13
  3. nhaquelentinh

    nhaquelentinh New Member

    nhảm.....................
     
  4. denchualamthao

    denchualamthao New Member

    sao dạo này lắm bọn GS, TS nước ngoài viết 1 cách vớ vẩn về VN như vậy nhể. k biết bọn nó ăn cái gì mà nói ra đc những điều ngu như vậy k biết.
     
  5. hieuchauvan

    hieuchauvan New Member

    mọi việc để thời gian quyết định
     
  6. Vân đề là màu cờ sắc áo ạ !
     
  7. Đi qua bóng đêm

    Đi qua bóng đêm New Member

    Lạy cô Chín. Cô bẻ răng thằng giáo sư đấy đi ạ tội dám xúc phạm Mẫu
     
  8. thanhthuy6

    thanhthuy6 New Member

    Bạn này hiểu phép thánh ghê, cũng biết đến người đang cầm cân nảy mực dưới trần gian, thật quý hóa! :x
     
  9. hoanglan21

    hoanglan21 Member

    Tôi cũng đã từng biết, có những thằng GS, TS toàn là loại giả bằng cấp. Loại này chắc cũng vậy! Nếu chúng nó không nói thì chẳng ai bảo chúng nó câm. Nhưng nó lại thích nói để tỏ ra nguy hiểm trong khi không biết rằng mình ngu đến mức nào. Thật tiếc hiện tại tôi vẫn còn chưa có cơ hội để có thể công khai phản bác lại. Hi vọng tôi sẽ tìm dc sách này và các tư liệu liên quan thì sẽ rõ ngay gian!
     
  10. quanho_tnbn

    quanho_tnbn New Member

    thế mới biết anh em ta, đồng anh lình chị cũng chẳng ai vừa cả, Họ nói sao mặc họ, họ nói mình lại nói lại đâu có ra gì chứ. Mình cứ làm những gì mình làm không cần chi nói lắm vậy. Trên ơn phật thánh, đâu còn có đó mà. Nói nhiều quá lại rơi vào Nghiệp Khẩu ai chịu đây
     
  11. hnboy88

    hnboy88 New Member

    Thiển nghĩ của tiểu đệ không hẳn vậy. Nó nghiên cứu nhưng cái nguồn cung cấp thông tin sai lạc thì sao? Em nghĩ cần nâng cao trình độ nhận thức, cũng như trình độ tri thức của chính những Thanh đồng có như thế mới vinh danh được đạo Mẫu nhược bằng không thì còn nhiều kẻ vẫn nhìn đạo Mẫu bằng thứ tín ngưỡng thấp hèn.
     
  12. tuan18101997

    tuan18101997 Member

    GS TS bây h chắc mù hết rồi lậy mẫu vạn lậy mẫu nắm tóc ngôi lôi tóc gáy nó lên cho chúng nó mở mat ra
     
  13. pmp_hp

    pmp_hp New Member

    Xin phép các Đồng thầy, thanh đồng, đạo quan, đồng anh lính chị. Tôi xem cuốn sách, đọc xong tôi thấy rất hay ạ.
    Thứ nhất: Bản sắc văn hóa (Quốc hồn, Quốc túy) của người Á ĐÔNG VÀ NHẤT LÀ VIỆT NAM đang được tất cả MỌI TẦNG LỚP TRÊN THẾ GIỚI quan tâm để nghiên cứu và học hỏi. Thứ hai: Những KẺ NGOẠI ĐẠO đang phải tìm tòi để HỌC HỎI những cái HAY cái ĐẸP của DÂN TỘC TA. Thứ ba: NGƯỜI XƯA CÓ CÂU: " ẾCH NGỒI ĐẤY GIẾNG TƯỞNG MÌNH LÀ TO" và " BIẾT THÌ ẬM ĂC, KHÔNG BIẾT THÌ NGẬM C.. MÀ NGHE", nên những người đang nghiên cứu những "LINH THIÊNG CỦA SÔNG NÚI NƯỚC NAM" trong cuốn sách này đang đi học mà không biết mình học, đang đi theo mà không biết mình theo, đang làm tôi cho CHA MẸÔNG THÁNH NƯỚC NAM mà đâu có biết, khi họ đi với cái gọi là "nghiên cứu" để phản bác mà họ đâu có biết mình đang học gì, làm gì. Điều đó chứng tỏ như các nhà KHOA HỌC và các Đạo thường Dạy rằng: Muôn loài đều có LINH HỒN, nhưng CON NGƯỜIđộng vật cao cấp nhất biết suy nghĩ và hành động hơn tất cả, theo luật nhân quả của nhà Phật, nhà Thánh có lẽ kiếp trước họ được VINH HẠNH, TỔ TÔNG nhà họ CÓ PHÚC CÓ PHẦN nên kiếp này họ được ĐẠI PHÚC, ĐẠI ĐỨC sinhlà con nhưng không phải là loài động vật CAO CẤP NHẤT Ạ.
    Xin có mấy lời bày tỏ cùng chư vị, có gì không phải và PHẠM điều gì cúi xin mọi người lượng thứ !
     
    Chỉnh sửa cuối: 29/6/13
  14. connuoiphatto

    connuoiphatto New Member

    Cuốn sách dù có hay đến mức nào đi nữa, nhưng chỉ cần 1 chữ sai thôi thì cũng đã đáng ném vào sọt rác rồi, khác nào con giòi trong bát canh, ai còn dám ăn. Nói tóm lại đây cũng là 1 hình thức chiến tranh tôn giáo thôi. Hiện ở Việt Nam, Đạo Phật và Đạo Mẫu với Triết lý sâu sắc và gắn liền với cuộc sống của người dân, đang được lan tỏa như ánh dương.
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/7/13
  15. hungthang999

    hungthang999 Member

    Theo tôi thì chúng ta cần làm những việc như sau:

    - Thứ nhất: tẩy chay hoàn toàn những điều sai trái có trong cuốn sách trên.
    - Thứ hai: cần đưa vấn đề sai trái của cuốn sách trên vào các buổi hội thảo, hội nghị khoa học để chứng minh và vạch rõ những lập luận sai trái đó.
    - Thứ ba: sau đó cần công bố rộng rãi việc chứng minh vạch rõ những lập luận sai trái trong cuốn sách đó một cách khoa học trên thông tin đại chúng.
    - Thứ tư: bản thân chúng ta cần phải chung sức để xây dựng một cuốn sách đầy đủ và hoàn chỉnh hơn nữac về Đạo Mẫu Tứ Phủ.

    Cá nhân tôi hiện nay đang cố gắng tập hợp những thông tin về Đạo Mẫu Tứ Phủ thành một cuốn sách mang tên "Tín ngưỡng tam tứ phủ và thờ thánh ở Việt Nam". Tôi xác định đây là cuốn sách chung của tất cả chúng ta, tổng số trang của cuốn sách hiện nay đã lên đến gần 1200 trang. Quan điểm của tôi là những ai đóng góp cho cuốn sách cũng chính là tác giả của cuốn sách. Tôi rất mong muốn anh chị em trên diễn đàn cung cấp cho tôi những thông tin còn thiếu cũng như chỉ ra những điểm còn thiếu xót để tôi tiếp tục hoàn thiện cuốn sách trên. Xin cảm ơn! (Link download sách: http://www.mediafire.com/?odeevw527i7sa)
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/7/13
  16. Nói đến Đạo thì vô cùng vô tân . Thật cám ơn bạn Đã nhất tâm với Mẫu . Nêu có thể bạn gửi giùm tư Liệu qua email cho mình Hoc hỏi và tham gia . Một số lôi hầu cổ và phép tắc nhà Đồng Minh xin góp nhặt chút tâm huyết cùng bạn . Các vđề khác nữa (.....) Minh cũng xin nhất tâm hô hào ủng hộ nha !
    Trân trọng !
    Luuthanhhuyen2970@yahoo.com
     
  17. Hành Thiện

    Hành Thiện Moderator

    Ý tưởng của bác hungthang999 rất hay. Tôi xin ủng hộ. Tôi đang đọc tài liệu của bác để xem có thể góp ý thêm gì được không.
     
  18. Hành Thiện

    Hành Thiện Moderator

    Cuốn sách “Cult, Culture and Authority princess Lieu Hanh in Vietnamese History” (Tín ngưỡng, Văn hóa và Quyền Uy - Bà chúa Liễu Hạnh trong Lịch sử Việt Nam) nên chú ý ở nhiều tư liệu quý, đang được lưu giữ các viện lưu trữ và thư viện ở Pháp cũng như Việt Nam. Trong cuốn sách có nhiều văn bản Hán Nôm đang được cất giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Hà Nội) và một số bảo tàng địa phương ở Việt Nam. Xét về khoa học, đây là những điểm làm được của cuốn sách.

    TS Nguyễn Nam (Viện Harvard Yenching – Mỹ) đã có nhiều phản bác cuốn sách, dưới đây là một bài viết nên đọc của ông:

    Cần hiểu đúng, dịch đúng trước khi diễn giải

    Đọc Cult, Culture and Authority – Princess Liễu Hạnh in Vietnamese History của Olga Dror[1]

    Tác giả: TS. Nguyễn Nam, Đại học Harvard, Hoa Kỳ.
    Người dịch: ThS. Lê Thụy Tường Vi , Khoa Văn học và Ngôn ngữ, ĐH KHXH&NV, TP.HCM.

    Tín ngưỡng thờ mẫu ở Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của không ít học giả trong và ngoài nước. Nhiều thế kỷ qua, Tiên chúa Liễu Hạnh luôn đứng đầu trong hệ thống các Mẫu được sùng bái. Thế nhưng đến nay mới có một công trình của học giả nước ngoài nghiên cứu hệ thống về Liễu Hạnh quả là khá muộn màng. Tín ngưỡng, Văn hóa và Quyền Uy của Olga Dror là tập sách lấp đầy khoảng trống ấy, khảo sát tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu qua văn bản và nghiên cứu thực địa.
    Sách gồm có một phần Mở đầu và năm chương, bố cục chặt chẽ, nhằm xem xét tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu ở các phương diện tôn giáo, văn học, xã hội học và chính trị. Chương một, “Viết thần tích, dựng lịch sử” (Writing Hagiographies, Creating History), khảo sát văn bản và các hợp tuyển “thần phả” (“spirit biographies”) được lưu truyền tại Việt Nam trước thế kỷ XV. Dror cho rằng các thần phả này là “một phương thức nhờ đó triều đình Việt Nam sử dụng các tín ngưỡng dân gian như những cách quảng đại vương quyền” (trang 11). Bằng những mối quan tâm khác nhau, với những nghị trình (agendas) khác nhau, tầng lớp sĩ phu đã chấp bút viết nên các thần phả, yết lộ tính bá quyền văn hoá sẵn có trong đền đài chư thần đã được nhà nước sắc phong (the state-established deity pantheon). Chương 2, “Sự ra đời tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu” (The Appearance of Lieu Hanh’s Cult), ghi lại quá trình hình thành và phổ biến tín ngưỡng, điểm qua các cứ liệu chủ yếu hiện còn. Chương này đặt tín ngưỡng Mẫu Liễu trong bối cảnh cuộc tương tranh kéo dài của hai triều Lê – Mạc; đồng thời, phác hoạ chân dung Liễu Hạnh với tư cách là một tiên chúa được thường dân, đặc biệt là phụ nữ, thờ cúng nhằm thoả mãn ước nguyện được chở che bởi một bậc thánh mẫu toàn năng. Cũng trong chương này, tác giả đặc biệt lưu ý đến hai nguồn tư liệu quan trọng nhưng chưa được nhiều người biết đến của các nhà truyền giáo nước ngoài, ghi chép khá tỉ mỉ về gốc gác lịch sử của Liễu Hạnh (dưới đây sẽ nói rõ hơn).
    Chương 3, “Những tự sự tương tranh qua giọng cổ điển Hán văn” (Contending Narratives in Classical Voices), bao gồm các kiến giải và phân tích của tác giả qua ba văn bản chữ Hán về Liễu Hạnh, gồm: Vân Cát Thần Nữ truyện (VCTN), Đại Việt Lê Triều Thanh Hoá Nội Đạo Tràng Tam Thánh Bảo Lục (Tam Thánh Bảo Lục) và Hội Chân Biên 會真編 (Tập hợp ghi chép về các vị thần tiên; Dror dịch nhầm thành “Tập hợp các ghi chép chân thật”). Trong chương 4, “Thế tục hoá cái Siêu việt” (Vernacularization of the Sublime), tác giả chuyển sang hai văn bản khác về Mẫu Liễu viết bằng chữ Nôm. Mục đích của Dror trong chương này là giải thích “nghị trình của giới thức giả và những nhà biện hộ cho những hệ tư tưởng hay chế độ đặc thù” (trang 12). Chương cuối, “Từ mê tín đến truyền thống văn hoá” (From Superstition to Cultural Tradition), khảo sát số phận lịch sử của tín ngưỡng này. Trong chươngnày, Dror điểm qua một số vấn đề, như sự phát sinh các diễn ngôn (discourses) liên quan đến “mê tín” và “văn hoá”, cũng như tìm hiểu mối quan hệ đầy biến động giữa các tín ngưỡng dân gian và quyền lực nhà nước (state authority) qua các thời kỳ tiền thực dân, thực dân, xã hội chủ nghĩa và Đổi mới.
    Công trình của Dror được học giới tiếp nhận bởi tầm nghiên cứu sâu rộng và những biện giải mới mẻ của nó. Đáng kể hơn là nhiều tư liệu, hiện đang được lưu giữ các viện lưu trữ và thư viện ở Pháp cũng như Việt Nam, thường bị bỏ quên trước đây, nay đã được tác giả đưa vào công trình nghiên cứu. Tác giảcũng kỳ công đưa ra ánh sáng nhiều văn bản Hán Nôm đang được cất giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm – Hà Nội và một số bảo tàng địa phương ở Việt Nam. Là người đọc rộng trong lĩnh vực lý thuyết văn hoá và lịch sử, tác giả đã cung cấp cho người xem cách tiếp cận mới mẻ các vấn đề mối quan hệ giữa văn bản và bối cảnh, sự tương tác phức tạp giữa tín ngưỡng và quyền lực nhà nước. Phân tích của Dror về tiểu sử Liễu Hạnh qua bản Kiều Oánh Mậu (1854-1911) trong chương 4, cũng như lý giải sự phát triển của tín ngưỡng này qua hai thế kỷ XIX và XX trong chương 5 khá sáng tạo và lý thú. Tuy nhiên, không phải mọi nhận định của Dror đều thuyết phục. Không ít chỗ, những tư liệu mới chẳng hề hỗ trợ lập luận mà tác giả đưa ra; chưa kể rất nhiều đoạn quan trọng trong các văn bản Hán Nôm cũng bị dịch nhầm.
    Liễu Hạnh là một nhân vật vô cùng phức tạp. Tất cả các bản chép tay và truyền miệng còn lại về bà đều là những trùng tác (palimpsest) – tức là, những văn bản cổ hơn về Liễu Hạnh đã bị tẩy xoá toàn bộ hoặc một phần để người sau viết chồng lên. Chính vì vậy, dù rằng phát hiện của Dror về hai bản ghi chép ngắn của hai nhà truyền giáo châu Âu, Adriano di St. Thecla (1750) và Francoise-Louis Lebreton (1782)rõ là gợi mở, chúng không đủ cơ sở để kết luận rằng Liễu Hạnh xuất thân là gái điếm. Dù đã nỗ lực bối cảnh hoá các ghi chép của Adriano di St. Thecla và Francoise-Louis Lebreton, tác giả đã bỏ quên những vấn đề mấu chốt khác cần làm rõ. Đó là chủ kiến, nhân thân và động cơ của các tác giả tư liệu vừa nêu. Vào thời Đoàn Thị Điểm, soạn giả cuốn VCTN, các lớp huyền thoại đã hình thành nên truyền thuyết về Liễu Hạnh. Chính vì thế, hy vọng phục hiện nguyên mẫu vị Thánh nữ này là bất khả thi. Những ghi chép của hai nhà truyền giáo ngoại quốc, Adriano di St. Thecla và Francoise-Louis Lebreton, có lẽ cũng nên được xem là hai bản trùng tác có tính tham khảo, hay là các dị bản của một trong những lần Liễu Hạnh giáng trần dưới lớp một nữ chủ trẻ trung, xinh đẹp, duyên dáng của quán trọ nhỏ ven đường. Dù Dror đã cố gắng thuyết phục độc giả nhiều lần rằng bản của Adriano di St. Thecla là một “nguồn đáng tin cậy”, việc miêu tả sơ sài Liễu Hạnh là một phụ nữ “đã hát… một cách cợt nhã, thiếu đứng đắn” và vì vậy, bị giết chết (trang 66) có lẽ cũng xuất phát từ một trong nhiều giai thoại phức tạp về Thánh mẫu. Trích dẫn của Dror từ bản của Lebreton càng có vấn đề vì, để tăng tính thuyết phục cho lập luận, Dror đã không đặt văn bản trong đúng bối cảnh gốc của nó. Dror dẫn theo lời kể của Lebreton rằng Thánh mẫu Liễu Hạnh là “một gái mại dâm được sùng bái ở nhiều địa phương khác nhau” (trang 67). Thật ra, bối cảnh của văn bản gốc như sau:nhờ trò chuyện với một cô đồng trẻ cầu được hồn Thàng Thiêm Xứ Thanh và Thàng Thu Xứ Đoài mà Lebreton được hai linh hồn ấy nói cho biết rằng Liễu Hạnh “là một gái mại dâm được nhân dân sùng bái ở nhiều nơi” (Alain Forest, Les Missionaires Français au Tonkin et au Siam XVII-XVIII Siècles, Paris: L’Harmattan, 1998, tập 3, trang 253). Lời lẽ của các linh hồn truyền đạt qua một cô đồng rất đáng ngờ về độ tin cậy, và không thể sử dụng làm cơ sở lập luận vững chắc.
    Cũng theo Dror, so với các nghiên cứu khác về tôn giáo bình dân ở Việt Nam, nghiên cứu của bà khác biệt ở chỗ kết hợp cả việc khảo sát thực địa bên ngoài lẫn việc xử lý nghiêm ngặt văn bản “các công trình của giới quan lại, các trí thức tương đối ít được biết đến, cũng như những nhân vật lỗi lạc từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX” (trang 10). Đương nhiên, phân tích văn bản của những nguồn tài liệu như thế đòi hỏi tác giả vừa phải có kiến thức sâu rộng về những ngôn ngữ được viết, vừa phải thông thuộc các nguồn tư liệu quan trọng tương liên với đề tài nghiên cứu. Thế nhưng, đối chiếu một số đoạn chính trong Tín ngưỡng, văn hoá và quyền uy với các văn bản gốc tương ứng lại cho thấy Dror đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng ở cả hai điều kiện tiên quyết này.
    Là một nhà nghiên cứu biết nhiều ngoại ngữ, Dror tiến hành phân tích trên các nguồn tư liệu viết bằng nhiều thứ tiếng khác nhau: Nga, Anh, Pháp, Latin, Hán, Việt và Nôm. Tuy nhiên, tác giả lại đọc nhầm (và vì vậy dịch nhầm) một số văn bản Hán Nôm quan trọng, được xem là cơ sở của cả công trình. Những sai lầm này đặc biệt rõ ràng trong việc tác giả đọc VCTN của Đoàn Thị Điểm. Dror viết, trong VCTN, Lê Thái Công (cha của Liễu Hạnh) là người chính trực, ngày đêm nhang khói khấn Phật” (trang 85, tôi nhấn mạnh – NN)[1], và tác giả dẫn đoạn này làm bằng chứng rằng “người dân cầu nguyện Đức Phật, mặc dù Đạo giáo cũng rất phổ biến” (trang 89). Tuy nhiên, hai bản Truyền kỳ tân phả hiện đang lưu giữ tại Viện Hán Nôm Hà Nội cho biết Lê Thái Công thắp nhang khấn cầu Thượng đế, chứ không phải Đức Phật. Đáng lưu ý hơn, trong bản dịch VCTN sang quốc ngữ năm 1962 của Ngô Lập Chi và Trần Văn Giáp, đối tượng mà Lê Thái Công cầu khấn được dịch nhầm thành Trời Phật. Bản này được in lại nhiều lần trong các sách khác nhau viết về Liễu Hạnh, dẫn đến hệ quả là có một bản kể mới về niềm tin tôn giáo của Lê Thái Công. Việc Dror lặp lại sai lầm của Ngô Lập Chi và Trần Văn Giáp làm nảy sinh nghi vấn về bản VCTN mà Dror sử dụng (nhiều khả năng chỉ là bản dịch quốc ngữ, hơn là các bản nguyên tác Hán văn). và quan trọng hơn làmức độ cẩn trọng của tác giả trong nghiên cứu văn bản. Sức thuyết phục cuả các phân tích của Dror về VCTN cũng bị giảm thiểu bởi thói quen tùy tiện đưa ra những diễn dịch không có cơ sở. Ví như trong đoạn miêu tả tiếng đàn của Giáng Tiên (tức Liễu Hạnh sau này), VCTN chỉ đơn giản viết là “điệu khúc thanh tân調曲清新”, Dror suy diễn rằng “[Cha của Giáng Tiên] nhận ra những khúc hát của con gái quá não nề, biết rằng nàng đã đến tuổi cập kê” (trang 85)[2]. Cuối cùng, ít nhất có một chỗ mà Dror hoàn toàn hiểu sai ý nghĩa của văn bản gốc. Trong VCTN, khi kể lại cuộc gặp gỡ giữa Giáng Tiên, danh sĩ Phùng Khắc Khoan cùng hai người bạn của chàng tại lữ quán ven Hồ Tây, Hà Nội, Dror có nhắc đến sự xuất hiện của “một ngư dân quái lạ, to lớn ‘chân đứng trên đất mà đầu chạm tới trời’” (trang 87)[3]. Kỳ thực, trong bản chữ Hán, đó là một ngư dân “xích cước tiêu đầu 赤腳焦頭” (chân đất, đầu trần cháy nắng), bản dịch của Ngô Lập Chi ghi là chân đi đất, đầu trần. Không rõ sai lầm này của Dror xuất phát từ việc dựa vào một bản VCTN nào khác hay chỉ đơn giản là tác giả dịch nhầm từ các bản chữ Hán và/hoặc bản tiếng Việt.
    Vấn đề dịch nhầm và diễn giải nhầm lại tiếp tục xuất hiện khi tác giả tiếp cận một văn bản khác về Liễu Hạnh là Tiên phả dịch lục. Dror đặc biệt quan tâm đến bài tựa bằng chữ Hán do một thức giả Việt Nam là Kiều Oánh Mậu (1854-1911) viết. Những nhận xét của Kiều Oánh Mậu về Liễu Hạnh và giai thoại Liễu Hạnh hẳn nhiên liên quan và rất quan trọng đối với mục tiêu xa hơn của Dror là tìm hiểu quá trình vận động của tín ngưỡng này. Tuy nhiên, một lần nữa, phân tích của tác giả lại bị sai lệch do những lầm lẫn tai hại khi đọc văn bản gốc. Một trong những lầm lẫn tiêu biểu nhất của Dror là khi diễn giải bài tựa, trong đó có đoạn Kiều Oánh Mậu thuật lại cuộc chuyện trò giữa ông và một nhà phê bình. Theo nhà phê bình này, các loại sách báo phổ biến kiến thức nên được dịch trước, vì vậy, ông cảm thấy không hài lòng trước việc Kiều Oánh Mậu diễn Nôm kinh Phật và các văn bản tôn giáo. Dror dịch lời đáp của Kiều Oánh Mậu như sau: “Về việc ông vừa nói, sao không kể đến chuyện nai ăn thịt? Trong những năm khô hạn, việc những kẻ ăn thịt thiếu đói làm thịt sếu mà nghĩ mình có thịt để ăn cũng chẳng phải là vấn đề gì.” (trang 141)[4]. Dror giải thích rằng ông Mậu nói “nai ăn cỏ” với ý “động vật ăn cỏ mà lại ăn thịt, một điều thậm vô lý, qua đó, [Kiều Oánh Mậu] muốn nhấn mạnh sự bất tương hợp của tính hiện đại với văn hoá Việt Nam”[5]. Thế nhưng, diễn giải này dựa trên cách hiểu hoàn toàn sai lạc của tác giả. Nhục mễ 肉糜 (cháo thịt), mà Dror dịch là “nai ăn thịt”, chính là một điển cố, xuất hiện lần đầu trong biên niên sử Huệ đế 惠帝 và được ghi lại trong Tấn thư 晉書. Dưới thời Tấn Huệ đế, chính sự hỗn loạn, dân đói ăn mà chết, Huệ đế lại ngô nghê hỏi rằng: “Sao dân không ăn cháo thịt?”. Vì vậy, đoạn Dror trích dẫn trên đây, đúng ra nên dịch là: “Những điều ông vừa nói nghe chẳng phải rất giống câu ‘ăn cháo thịt’ hay sao? Trong thời chết đói, bất kể ai đói ăn cũng đều mơ thịt sếu”. Dror cũng đã bỏ không trích dẫn dòng tiếp theo của bài tựa, trong đó, Kiều Oánh Mậu giải thích ý nghĩa câu trả lời của mình như sau: “Trong thực tế, nếu những nạn dân này tìm đâu ra được một miếng thịt, tôi e rằng việc ăn thịt, vì bổ béo quá, cũng sẽ vô tình khiến họ tự giết mình, khó lòng sống sót”. Kiều Oánh Mậu ngụ ý việc diễn Nôm kinh Phật và các văn bản tôn giáo cũng giống món “cháo rau” – nghĩa là, nó phù hợp hơn với một cơ thể vốn yếu ớt không thể tiêu hoá nổi những thứ bổ dưỡng (tức những sách báo phổ biến kiến thức viết bằng Hán văn). Theo cụ, việc dịch những “món cháo rau” như thế sẽ giúp cơ thể hồi phục dần dần, cho đến khi nó có thể tiêu hoá được thịt mà không bị tổn hại.
    Khi xử l‎ý Hội Chân Biên, Dror cũng mắc những lầm lẫn tương tự. Bàn về bài tựa của tập này, bà lưu ý độc giả một từ, dịch sang tiếng Anh là “các quan hệ tập quán” (customary relations). Dror giải thích đây “không phải là một từ chuẩn trong cổ văn, mà có vẻ là từ mới được tạo sinh trong bối cảnh của một thời đại đang cảm nhận được những biến chuyển chưa từng có và những mối đe doạ ghê gớm từ các thế lực ngoại lai” (trang 116)[6]. Từ mà Dror nghi vấn là “phong hội 風會”, kỳ thực, không phải là từ mới. TheoHán ngữ đại từ điển, từ này đã từng xuất hiện trong Minh sử, phần tiểu sử của Kiều Duẫn Thăng 乔允升và Tào Vu Biện 曹于汴, được dùng với nghĩa là “phong khí 風氣”, hay “thời thượng 時尚”. Sang đến đời nhà Thanh, từ này lại được dùng rộng rãi hơn để chỉ “thời thế 時勢,thời chính 時政”. Trong bài dẫn củaHội chân biên (bản thảo chữ Hán đã hoàn thành từ 1851), từ trên được dùng theo nghĩa thứ hai. Với nghĩa đó, tác giả bài dẫn bày tỏ hy vọng tập sách có thể vãn hồi tình hình chính trị [khốn cùng] hiện tại trong tương lai (vãn phong hội ư tương lai 挽風會於將來).
    Việc sử dụng các văn bản chữ Nôm của Dror cũng có vấn đề. Bàn về Tiên phả dịch lục, tác giả dịch câu Bến mê thương lũ u minh không đành thành “mê giới làm con người phải đau khổ [nhưng] thẳm sâu tâm linh không hề khuất phục” (trang 144-45)[7]. Đúng ra câu này phải dịch là “[Liễu Hạnh] chẳng nỡ ra tay trừng phạt những kẻ vẫn còn trôi nổi nơi bến mê”. Tương tự, Dror dịch câu: Đâu đâu, đâu cũng lòng ta / Ai đem thần giáo dậy nhà nước kia là “Tấm lòng ta trải khắp muôn nơi, mang theo lời dạy [của Liễu Hạnh] để thức tỉnh non sông”[8]. Đúng ra, câu này phải dịch là: “Đâu đâu, thảy đều từ lòng ta mà ra cả – Ai sẽ là người mang lời thần giáo đến thức tỉnh non sông?” (Diễn giải tiếng Việt này căn cứ theo bài tựa chữ Hán của Kiều Oánh Mậu; từ thần giáo 神教 cũng được rút ra từ bài tựa này, với nghĩa là “giáo lý tôn giáo” nói chung, chứ không phải là “lời dạy [của Liễu Hạnh]”. Cuối cùng, Dror dịch dòng Tí dân, hộ quốc lòng xin ghi lòng là “Để cứu dân vệ quốc; trái tim chúng ta nguyện xin ghi khắc trái tim [bà]”[9]. Tuy nhiên, dịch như thế là làm lẫn lộn chủ thể và khách thể của nguyên bản. Câu ấy lẽ ra nên dịch là: “Chúng ta thành tâm nguyện khắc ghi trong tim ơn cứu dân, hộ quốc của bà”.
    Dror xem xét tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu ở cả phương diện “hình thức” (các nghi lễ phụng thờ đấng tối cao) lẫn “nội dung” (các diễn ngôn định vị Thánh mẫu theo những chuẩn khác nhau). Điều tra sơ bộ cho thấy, chỉ trong phạm vi tỉnh Hà Nam đã có hơn bốn mươi địa phương bảo tồn các thần tích và thần sắc Liễu Hạnh, tạo thành một hệ thống các diễn ngôn rộng lớn về Thánh mẫu. Thế nhưng tác giả lại không mấy quan tâm đến mức độ phức tạp của các diễn ngôn này; thay vào đó, chỉ tập trung vào một vài tư liệu nhất định. Đương nhiên, có thể hỉểu được tại sao tác giả chỉ chú tâm vào một số văn bản thiết yếu nhất. Thế nhưng theo cách ấy, nhiều tư liệu quan trọng đã bị bỏ qua hoặc chưa được thẩm tra cẩn thận.
    Như đã nói ở trên, Dror viết rằng bản VCTN của Đoàn Thị Điểm (1705-1748) “là văn bản quan trọng, có thể cung cấp các hành trạng về Liễu Hạnh” (trang 85)[10], và bà đã ra sức bối cảnh hoá tập sách này trên cơ sở tiểu sử của Đoàn Thị Điểm. Tuy nhiên, tác giả lại không tham khảo Đoàn Thị Thực Lục, một trong những nguồn tra cứu quan trọng nhất đối với bất kỳ ai muốn tìm hiểu về bậc nữ trí giả này. Nếu đã tra cứu văn bản trên, ắt Dror phải biết rằng Đoàn Thị Điểm không phải từng được “bạn của cha” (“a friend of her father”) nhận làm con nuôi, mà chính là thầy dạy của cha, đại quan Lê Anh Tuấn, đã đưa bà về nuôi dưỡng một thời gian. Dror cũng nhầm lẫn khi cho rằng chưa xác định được thời gian Đoàn Thị Điểm biên soạn Truyền kỳ tân phả (trang 84). Thật ra, sách này đã hoàn tất trước khi Đoàn Doãn Luân, anh trai của Đoàn Thị Điểm, qua đời vào năm 1733, bởi ngay trang đầu tiên của bản khắc gỗ năm 1811 còn có lời bình của Đoàn Doãn Luân. Không tra cứu văn bản này là một thiếu sót nghiêm trọng, bởi trong lời bình của Đoàn Doãn Luân về VCTN có nhắc đến câu chuyện Liễu Hạnh, xem đó là tác phẩm chống lại thành kiến giới tính: “Đàn bà rất khó giáo dục/dạy bảo” (Phụ nhân nan hoá). Nhân cảm thán rằng ngày nay chẳng còn được mấy người tiết liệt trung nghĩa, khinh ghét bổng lộc, Đoàn Doãn Luân nhắc lại câu chuyện Mặc Trai Đàm Thuận Huy (1462-1526) và phu nhân. Vợ chồng ông nổi tiếng là người chính trực và trung thành với nhà Lê. Chuyện kể rằng trước lúc lâm chung, Đàm phu nhân đã xin chồng phải thề rằng trước sau chỉ một lòng phù Lê, phản Mạc. Đoàn Doãn Luân tin rằng, đôi vợ chồng trung nghiã này (nhất song trung nghĩa一雙忠義) sẽ được phụng thờ ngàn năm. Mặc dù Đoàn Doãn Luân không trực tiếp so sánh, nhưng ông đọc chuyện Liễu Hạnh trong liên tưởng đến ông bà Đàm Thuận Huy. Hiển nhiên, Đoàn Doãn Luân có ý nhấn mạnh những phẩm hạnh tương tự của Thánh mẫu: tính chuyển hóa, và lòng trung nghĩa. Những diễn giải của Dror nói chung sẽ phong phú hơn nếu tác giả liên hệ được lời bình quan trọng này trong công trình của mình.
    Ngoài một số chi tiết khá thú vị chỉ ra sự bất nhất về niên đại trong Vân Cát Lê Gia Ngọc Phả, Dror lại tính nhầm rằng: “Vua Lê Nhân Tông bị sát hại năm mười bảy tuổi” (trang 63)[11]. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (Toàn tập lịch sử Đại Việt), nhà vua sinh năm 1441, lên ngôi năm 1442, băng hà năm 1459, khi mới mười tám tuổi (hoặc mười chín – theo các tính truyền thống như Đại Việt Sử Ký Toàn Thư). Sai lầm này là kết quả của việc đọc nhầm năm hoàng đế lên ngôi thành năm sinh. Một đoạn quan trọng khác trong Tam Thánh Bảo Lục cũng bị Dror dịch sai. Bà lý giải nhân vật Tiền Quan phái Nội Đạo sở dĩ đánh bại được Liễu Hạnh vì sư “rút trong tay áo ra một chiếc khăn điều phủ lên tay Liễu Hạnh, nhờ vậy mà trộm được mọi mật pháp của bà” (trang 110)[12]. Thật ra, đoạn này viết rằng Tiền Quan phủ khăn lên tay mình (chứ không phải tay Liễu Hạnh), ngầm làm phép, trộm hết các bửu bối phép thuật mà Thánh mẫu không hề biết. (Trong văn bản gốc, tiếp sau chi tiết này còn có một ghi chú xác nhận rằng về sau, các đạo sĩ của phái này đều bắt chước Tiền Quan, phủ khăn điều lên tay khi làm phép trừ tà và chữa bệnh). Dror cũng bỏ sót không nhắc đến một xung đột khác giữa Liễu Hạnh và Pháp Cống, một đệ tử của dòng Nội Đạo. Kết quả của cuộc xung đột này là Liễu Hạnh phải đầu hàng Nội Đạo, và được nhập vào như một thánh nương trong hệ thống tiên thánh của giáo phái này.
    Bên cạnh nhiều lỗi ấn loát tiếng Việt và việc sử dụng bất nhất hai hệ thống phiên âm (pinyin) và Lantin hoá Wade-Giles các tên riêng và thuật ngữ Hán văn, cuốn sách vẫn còn đây đó những lỗi sơ đẳng khác. Chẳng hạn, Dror viết “Đông An” trong khi thật ra ý tác giả là “An/Yên Đông” (trang 107), dùng từ “Hoà Thượng” (Supreme Monk) trong khi đúng ra phải là “Thượng Sư 上師” (Supreme Master), hay gọi nhầm vua Thiệu Trị thành “Empress [Nữ hoàng] Thiệu Trị”, (trang 181). Những nhầm lẫn này không ảnh hưởng quá lớn đến các lập luận, nhưng chúng khiến người đọc hồ nghi độ tin cậy chung của công trình. Do đó, có thể cuốn sách của Dror đã gợi mở một hướng tìm hiểu tín ngưỡng, văn hoá và quyền uy ở Việt Nam, nhưng nó cần được đọc một cách cẩn trọng.

    [HR][/HR][1] “[C]onstantly prayed to Buddha and burned incense”

    [2] “[Giáng Tiên’s father] realized that the songs of his daughter had become very sad, and he understood that it was her time for love”

    [3] “[A] strange fisherman, a giant ‘with his legs on the ground and his head in the sky’”

    [4] “As for this that you have said, why not speak about carnivorous deer? It does not matter that those among the hungry in years of drought who are meat eaters prepare cranes [as food] and think they have [thereby] obtained meat”

    [5] “[A]n herbivorous animal eating meat, in its absurdity, manifests for [Kiều Oánh Mậu] the incompatibility of modernity with Vietnamese culture”

    [6] “[It] is not a standard term in classical language and appears to have been coined in the context of what was perceived as a time of unprecedented change and of great threats from outsid powers.”

    [7] “[T]he illusory world harms people [but] the spiritually profound does not yield [to it]”

    [8] “In every place are also our hearts – Which carry [Liễu Hạnh’s] teaching to awaken the country.”

    [9] “To protect the people and defend the country; our hearts beg to inscribe [her] heart.”

    [10] “[A]n important text for our knowledge of Liễu Hạnh”

    [11] “Emperor Lê Nhân Tông was murdered at the age of seventeen.”

    [12] “[He] managed to get a red kerchief from his sleeve and cover the hands of Liễu Hạnh, thus stealing her magic secrets.”


    Nguồn Khoa Văn học và Ngôn ngữ - USSH
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/10/13
  19. huongnghialinhtu

    huongnghialinhtu hoạt động

    Những nghiên cứu chỉ đi theo một hướng nhằm bôi nhọ lòng tự trọng sự từ tôn của dân tộc việt nam thông qua tón ngưỡng là một điều hèn hạ phi đạo đức
     

Chia sẻ trang này