NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN KHI ĐI LỄ ĐỂ TRÁNH PHẠM LỖI

Thảo luận trong 'Giải đáp thắc mắc' bắt đầu bởi Mẹ đốp, 24/6/19.

Lượt xem: 1,766

  1. Mẹ đốp

    Mẹ đốp Mẹ đốp dọn dẹp

    NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN KHI ĐI LỄ ĐỂ TRÁNH PHẠM LỖI

    FB_IMG_1554282101876.jpg
    Tục thờ Thần Linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu...đã xuất hiện từ lâu đời trong tín ngưỡng tâm linh của người Việt. Vì vậy, tại bất kỳ làng, xã nào trên dải đất này cũng đều có đình, đền, miếu, phủ riêng biệt để dân chúng tỏ lòng thành kính với các vị Thánh, Thần. Những vị thần được thờ phụng đều là những người có công với nước như giúp dân dẹp loạn hay có những công đức to lớn như dạy chữ, trị thủy, truyền nghề…Vì những công lao đó mà họ được nhân dân suy tôn và lập đền thờ để quanh năm khói nhang phụng thờ.
    Chính vì vậy, cứ vào những ngày lễ, tết, tuần tiết, vọng hay ngày hội là nhân dân cả nước lại đi lễ, đi trẩy hội để tỏ lòng thành kính với những vì Thần, vị Thánh này. Người ta đến Đình, Đền, Miếu, Phủ để cầu mong được các Ngài phù hộ độ trì để sức khỏe dồi dào, mọi việc đều hanh thông. Hay chỉ là tìm được cảm giác bình an vì họ tin rằng sẽ các Ngài vuốt ve che chở.
    Tuy nhiên, khi đi lễ tại đây, chúng ta cũng nên hiểu những nguyên tắc cơ bản để không phạm lỗi và mọi sự đều hanh thông, thuận lợi:
    1. Đồ lễ
    Lễ chay: Lễ vật dùng để cúng Phật, Bồ Tát. Khi cúng các vị này đồ lễ bao gồm hương, hoa, trà, quả, oản. Ngoài ra, khi dâng ban Thánh Mẫu cũng có thể cúng những vật phẩm này. Tuy nhiên, nên sắm thêm một số hàng mã như tiền, vàng, nón, hia…
    Lễ mặn: Khi lễ Ngũ vị Quan Lớn (cung Công Đồng) thì dâng vật phẩm gồm gà, lợn, giò, chả đã được nấu chín, bày sao cho đẹp đẽ là được.
    Lễ đồ sống: Những vật phẩm gồm 5 quả trứng vịt sống đặt trên một đĩa muối,gạo và 2 quả trứng gà sống đặt trong hai cốc nhỏ. Cuối cùng là một miếng thịt lợn sống được khía (không đứt rời) thành 5 phần, kèm theo đó là tiền vàng. Phần lễ này được dành riêng để cúng Ngũ Hổ, Thanh xà, Bạch Xà đặt ở ban Công Đồng Tứ Phủ
    Cỗ mặn sơn trang: Phần lễ gồm những thứ như: cua, ốc, lươn. Riêng ớt, chanh và gừng được bài trí đẹp đẽ trông như trái núi. Bên cạnh đó cũng nên cúng thêm xôi chè và gạo nếp cẩm. Theo lệ khi sắm lễ sơn trang người ta phải biện đủ 15 con ốc, cua, 15 quả ớt hoặc chanh bởi số 15 ứng với 15 vị được thờ tại ban sơn trang gồm: 1 vị chúa sơn trang, 2 vị hầu cận cùng 12 vị cô sơn trang.
    Lễ ban cô, cậu: Khi lễ tại ban này, lễ vật bao gồm hương hoa, quả, oản, hài, nón, áo, gương, lược…(những đồ hàng mã). Bên cạnh đó có thể dâng thêm những đồ chơi dành cho trẻ nhỏ. Phần lễ phải được bài trí đẹp mắt, màu sắc
    Lễ thần Thành Hoàng, Thư Điền: lễ vật bao gồm chân giò lợn luộc, xôi, rượu, tiền vàng, hoa quả...
    2. Trình tự dâng lễ
    Đầu tiên, người ta lễ thần Thổ Địa, Thủ Đền, Chúa Bản Đền trước. Người ta thường gọi là lễ trình. Người ta thường nói “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá” vì vậy khi đi lễ tại đâu, chúng ta cũng nên thực hiện cáo lễ Thần Linh để vị Thần cai quản nơi Đền, Miếu, Phủ, Đình đó cho phép ta được tiến hành lễ tại đó
    Tiếp theo chúng ta bày biện lại lễ vật một lần nữa. Mỗi lễ đều được bày ra các mâm hoặc khay. Trang trí lễ vật làm sao cho trang nghiêm, lịch sự. Không nhất thiết lễ vật phải quá đắt tiền, miễn sao sắm sửa đầy đủ và thanh tịnh. Bởi đi lễ cốt vẫn là ở tấm lòng.
    Khi lễ tại các ban thì phải kính cẩn dùng hai tay dâng lễ, đặt cẩn trọng lên ban thờ. Đặt đồ lễ tại các ban chính trở ra ban ngoài cùng. Sau khi đặt lễ xong lên các ban thì mới được thắp hương. Vì đặt lễ ở ban chính rồi đến ban ngoài cùng cho nên khi lễ cũng theo thứ tự như vậy. Ban Cô, Cậu thường được lễ cuối cùng.
    Lưu ý:
    - Không nên đặt tiền vào tay/ người tượng Phật, Thánh
    - Trước khi đi lễ thì nên tránh ăn Tỏi và các đồ ăn nặng mùi để tránh xú uế
    - Trang phục phải lịch sự, không nên mặc váy, áo sát nách...hở hang không đúng thuần phong mỹ tục
    3. Thứ tự thắp hương
    Thông thường ban chính được đặt theo hàng dọc, ở gian giữa, chúng ta nên thắp hương các ban này trước. Các ban thờ hai bên được thắp hương sau. Khi thắp hương nên dùng số lẻ như 1,3,5,7 nén. Thường thì nên 3 nén. Hiện nay tại nhiều Đền, Miếu, Phủ các bát hương thường được thắp hương vòng, hạn chế du khách thắp nhiều hương vì điều này khiến muội tượng. Vì vậy, chúng ta nên tuân thủ và chỉ nên thắp 1 nén.
    Sau khi thắp hương thì dùng hai tay dâng hương lên ngang trán, vái lạy 3 bái rồi kính cẩn cắm hương vào bát hương trên ban thờ. Nếu có sớ tấu trình thì kẹp sớ vào giữa hai bàn tay hoặc đắt vào trong một đĩa nhỏ. Hai tay dâng sớ lên ngang mày rồi vái lạy 3 lần.
    Trước khi khấn thường thỉnh 3 hồi chuông, thỉnh xong mới khấn lễ. Khi tiến hàng dâng hương, người lễ có thể đọc văn khấn, sớ trình trước các ban hoặc chỉ cần đặt văn khấn, sớ trình lên một đĩa nhỏ rồi đặt vào mâm lễ dâng cúng cũng được.
    4. Hạ lễ
    Sau khi khấn lễ xong thì trong khi đợi hết tuần nhang, các bạn nên đi thăm quan phong cảnh nơi thờ tự, tìm hiểu thêm về nguồn gốc và lịch sử các vị Thần Chủ được cúng lễ bởi việc đi lễ không chỉ đơn thuần là nơi để bạn tỏ lòng thành kính và cầu mong những điều may mắn mà còn là cơ hội để người đi lễ hiểu về sự tích, lịch sử dân tộc. Người có am hiểu thì sẽ tránh được những lầm lạc trong Đạo. Vậy người ta mới nói đi lễ thì không khó nhưng hiểu hết được ý nghĩa của việc cúng lễ mới là khó!
    Khi hết tuần hương có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ sớ,tiền vàng…(đồ hàng mã) đem ra nơi hóa vàng để hóa. Hóa sớ trước rồi mới hóa đến vật phẩm khác, Khi hóa tiền vàng cần hóa từng lễ một, từ lễ ban chính cho tới lễ tại ban thờ Cô, thờ Cậu.
    Hóa tiền vàng xong thì mới hạ lễ dâng cúng. Khác với lúc hóa sớ, hi hạ lễ thì lại hạ từ ban ngoài cùng đến ban chính. Riêng tại ban Cô, ban Cậu thì gương lược, đồ chơi… nên để nguyên trên ban thờ chứ không nên đem về.
    Phủ Vân Cát hi vọng qua bài viết này các bạn có thể hiểu được trình tự và các cúng bái tại Đình, Đền, Phủ, Miếu...sao cho hoan hỉ, có thành tựu
    Nguồn: st
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này