Nghi lễ thờ mẫu, văn hóa và tập tục chương 1

Thảo luận trong 'Bài viết nghiên cứu Đạo Mẫu' bắt đầu bởi Tuấn Anh, 22/11/12.

Lượt xem: 5,580

Tags:
  1. Chương I: Đặc trưng và bản chất của tín ngưỡng thờ Mẫu
    I. Đặc trưng, nguồn gốc và bản chất của tín ngưỡng thờ mẫu
    1. Tín ngưỡng thờ mẫu và Tứ bất tử trong dân gian Việt Nam

    Tín ngưỡng thờ Tam phủ,Tứ phủ
    Tam phủ là danh từ để chỉ ba vị thánh thần: Bà trời (hay mẫu Thượng Thiên, bà chúa thượng (hay mẫu Thượng Ngàn), bà nước (hay mẫu Thoải). Tử phủ gồm ba vị mẫu tren công thêm mẫu Địa Phủ. Các mẫu cai quản những lĩnh vực quan trọng nhất của một xã hội nông nghiệp. Về sau do sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa nên có thêm hình tượng Ngọc hoàng, Thổ công và Hà bá. Thần mặt trời là vị thần quan trọng nhất, có mặt trên tất cả các trống đồng. Tục thờ trời ở Việt Nam có ảnh hưởng từ sự giao thoa với văn hóa Trung Quốc.
    Tín ngưỡng thờ mẫu được hình thành ở Việt Nam do sự ảnh hưởng của chế độ mẫu hệ kết hợp với Đạo giáo du nhập từ Trung quốc vào Việt Nam. Tín ngưỡng thờ mẫu phát triển thành một hệ thống mang tính tầng bậc, thứ lớp và trở thành tín ngưỡng được lưu hành rộng rãi trong dân gian.
    Tín ngưỡng thờ mẫu là sự mô hình hóa vũ trụ quan của người Việt - đó là một không gian thể hiện rõ tính thứ bậc các nữ thần cai quản.
    - Thánh mẫu Thượng Thiên: Cai quản trời và làm chủ mây mưa sấm chớp (mặc đồ đỏ).
    - Thánh mẫu Thoải: Cai quản thủy phủ (mặc đồ trắng).
    - Thánh mẫu Thượng ngàn: Cai quản rừng núi cây cối (mặc mầu lam).
    Ba vị thánh mẫu này cấu thành nên hệ thống Tam phủ của người Việt hay còn gọi là Tam tòa Thánh mẫu. Về sau này người Việt sáng tạo thêm thánh mẫu Địa Phủ - cai quản đất đai (mặc đồ vàng) hình thành nên hệ thống Tứ phủ.
    - Dưới bốn vị thánh còn có năm ông quan thừa hành từ Đệ nhất đến đệ Ngũ. Bốn ông quan từ đệ Nhất đến đệ tứ là phái viên tương ứng Tứ tòa thánh mẫu , riêng ông Ngũ là quan Tuần Tranh - vị long tướng quản cai miền sông nước.
    - Tầng thấp hơn là 4 vị thánh bà. Sau đó là 1 ông hoàng. Kế tiếp là 12 tiên cô (thị nữ của thánh mẫu) bao gồm: Cô cả, cô đôi, cô bơ, ... Ngang hàng với họ là 4 cậu quận, tầng thấp hơn là Quan Ngũ hổ và cuối cùng là Ông Lốt (rắn).
    Thờ mẫu là một hiện tượng văn hóa dân gian mang tính tổng thể. Cùng với tín ngưỡng này là hàng loạt các truyền thuyết, các bài chầu văn đan xen với hình thức múa bóng, hầu bóng và lên đồng. Trong đó hầu bóng và lên đồng được xem là nét đặc trưng một hình thức không thể tách rời của tín ngưỡng thờ mẫu.

    Tứ bất tử
    Người việt có 4 vị thánh bất tử đó là: Tản viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Liễu Hạnh.
    Tản viên biểu hiện cho ước vọng chiến thắng thiên tai, lụt lội. Thanh Gióng biểu hiện cho tinh thần chống giặc ngoại xâm; Chử Đồng Tử biểu hiện cho cuộc sống phồn vinh về vật chất; Liễu Hạnh biểu hiện cho cuộc sống phồn vinh về tinh thần của người Việt Nam.
    Trong bài viết này tôi xin chỉ nêu về Công chúa Liễu Hạnh.
    Liễu Hạnh công chúa là một trong những vị thần quan trọng nhất của tín ngưỡng Việt nam
    Đời thứ nhất mẫu giáng sinh tai thôn Quảng Nạp, xã Vị Nhuế, huyện Thái An, phủ Nghĩa Hưng, trấn Sơn Nam. Trong gia đình thái ông họ Phạm hiệu là Huyền Viên, Thái bà hiệu là Thuần hai người cùng một quê. Khi còn sống mẫu luôh giữ chữ trinh, một lòng hiếu thảo thờ phụng cha mẹ, sau trờ về chốn linh tiêu mẫu tại thế năm Giáp Dần niên hiệu Thiệu Bình nguyên niên (1434) cho tới năm Quý Tỵ niên hiệu Hồng Đức thứ 4 (1473)
    Đời thứ hai mẫu giáng sinhh vào nhà thái công họ Lê tại xã Vân Cát huyện Vụ Bản, phủ Nghĩa Hưng, thái công họ Lê tên húy là Đức Chinh. Tới tuổi trưởng thành được gả cho Trần Đào Lang ở thôn An Thái (sau đổi là Tiên Hương), sinh được một con trai là Nhâm. ở kiếp này mãu tại thế từ năm Đinh Tỵ niên hiệu Thiên Hựu nguyên niên (1555) Cho tới năm Đinh Sửu niên hiệu Gia Thái thứ 5 (1577)
    Đời thứ ba của mẫu giáng sinh tại xã Tây Mỗ huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, lấy chồng họ Mai (là tái hợp với hậu thân của Đào Lang) sinh được một con trai tên là Cổn, được hơn 1 năm mẫu quay gót về đế hương. Sau Ngọc hoàng chuẩn cho mẫu được trắc giáng xuống cõi trần thường xuyên tiêu dap khắp nơi được miễn vòng sinh tử luân hồi
    2. Nguồn gốc của tín ngưỡng thờ mẫu (chờ pos tiếp)
     

    Bình Luận Bằng Facebook

  2. 2. Nguồn gốc của tín ngưỡng thờ mẫu
    Nguyên nhân khởi phát tín ngưỡng thờ mẫu là từ chế độ mẫu hệ. Trong thời kỳ nguyên thủy khi mà người phụ nữ đóng vai trò làm chủ gia đình, là người có quyền quyết định mọi vấn đề to lớn trong gia đình, bộ tộc thì họ cũng góp phần quyết định vào sự tồn tại của xã hội.
    Ở nước ta, có nhiều địa danh gắn liền với chứ "Bà": Núi Bà Mụ, núi Bà Đen, Bà chúa Xứ, Bà Điểm, mười hai bà mụ hoặc những từ chỉ người phụ nữ như: Thiên Hậu, cô Hồng, cô Hạnh, nữ hoa, Cửu Thiên Huyền Nữ, Quan Âm Thị Kính, Bà chúa kho... Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của người phụ nữ to lớn như thế nào đối với cuộc sống.
    Từ xưa đến nay, vị trí và vai trò của người mẹ trong mỗi gia đình, cộng đồng luôn được tôn vinh, ca ngợi. Mẹ là chỗ dựa vật chất và tinh thần, tình cảm. Bởi lẽ đó mà hình tượng mẹ được gắn liền với các hiện tượng tự nhiên như: Mẫu Thượng Thiên, mẫu Thượng ngàn... mang lại cho con người nguồn sống để sinh tồn. Dân gian thờ mẫu với niềm tin mãnh liệt vào quyền lực linh thiêng và khát vọng cầu mong sự an lành, bình yên, tốt đẹp.
    Tín ngưỡng thờ mẫu tôn vinh các vị nữ thần với sực mạnh và khả năng siêu phàm, có thể điều chính được tự nhiên vốn dĩ có tính quy luật. Trong hành trình tìm kiếm sự mưu sinh một trong những yếu tố tiên quyết là các hiện tượng tự nhiên, để cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt và che chở sự sống trước muôn vàn tai họa luôn rình rập đe dọa họ.
    Trong hành trình phát triển của mình, tín ngưỡng thờ mẫu phát triển khá sâu rộng và phổ biến ở hầu khắp mọi địa phương trong cả nước. Mỗi vùng, miền có sắc thái văn hoác khác nhau nên cũng có sự ảnh hưởng và chi phối để tạo nên diện mạo đa sắc màu của tín ngưỡng thờ mẫu. Thờ mẫu không những phổ biến mà còn đa dạng phong phú, đa dạng về nội dung và ý nghĩa, thể hiện tính chất thiêng liêng về phương diện triết lý nhân sinh và nhận thức. Cùng với tín ngưỡng thờ mẫu tồn tại cùng với một vị trí có ý nghĩa đặc biệt trong đời sông tín ngưỡng Việt Nam.
     
  3. 3. Bản chất của tín ngưỡng thờ mẫu
    ý thức tưởng nhớ về cội nguồn thể hiện rõ qua tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ thần là những vị có công lao dựng làng, dựng nước. Đối với người mẹ, người mang nặng đẻ đau, nuôi dưỡng nên những đứa con, thì nghĩa mẹ thật là sâu nặng khôn cùng. Từ ý nghĩa đó mở ra một tầm nhìn văn hóa, những gì là yếu tố có ý nghĩa quyết định sinh sôi ra của cải, hạt gạo, bát cơm, nhân số cơ bản nuôi sống dân cư nông nghiệp. Vì thế cây, đất, nước được tôn vinh là những bà mẹ.
    Hơn thế nữa văn hóa Việt Nam mang triết lý âm sinh dương thành, điều này thể hiện rõ rệt ở nền văn hóa lúa nước, đề cao yếu tố yên tĩnh, hòa bình, coi trọng tình nghĩa xóm làng tạo nên sức mạnh đoàn kết chống lại thiên tai địch họa. Đối với người Việt Nam: "giặc đến nhà đàn bà cũng đánh". Chính vì vậy mọi vinh quang, trách nhiệm đều quy về vai trò của người mẹ. Điều này thể hiện qua một số hình tượng mang biểu tượng cái: Sông cái, đường cái, mẹ quê hương...
    Từ những điều thể hiện triết lý xâu xa trên đây, mà ở Việt Na, người mẹ đuợc tôn vinh đặc biệt, có hẳn một tín ngưỡng dành cho các mẹ, đó là tín ngưỡng thờ mẫu. Qua đó chúng ta thấy rằng bản chất của tín ngưỡng thờ mẫu là tôn thờ những yếu tố, đối tượng sản sinh ra vật chất của cải nuôi dưỡng con người. Tất cả những yếu tố đó được suy tôn là mẹ một cách đầy thiêng liêng.
     
  4. Triều Viên

    Triều Viên New Member

    Nghe như chép từ Đại Cương Văn Hoá Việt Nam của cụ Trần Ngọc Thêm ý nhỉ?
     

Chia sẻ trang này