Mùa xuân mời các bạn lên Tuyên Quang lễ Mẫu

Thảo luận trong 'Tin tức Đạo Mẫu' bắt đầu bởi cá bống, 14/12/11.

Lượt xem: 8,732

  1. cá bống

    cá bống New Member

    “Tuyên Quang cảnh trí hũư tình
    Núi Dùm (đền Dùm) Mẫu ngự trước ghềnh nguy nga
    Cảnh rừng Cấm (đền Cấm) một toà xanh đậm
    Đền Ỷ La lồng lộng ngôi cao
    Đền Cảnh Xanh cổ mắc võng đào
    Mỏ Than (đền Mỏ Than) cô ngự thấp cao mấy tầng
    Cảnh rừng núi đèo heo hút gió
    Thú lâm tuyền hoa quả tốt tươi
    Cô chơi Minh Lương (đền Minh Lương) suối lượn quanh đèo
    Khi chơi ghềnh Quýt (đền Ghềnh Quýt)
    Khi sang Móc Giằng (đền Móc Giằng)”

    Có lẽ tiêu đề và trích đoạn trên phần nào đã nói rõ ngụ ý của Violet muốn giới thiệu về mảnh đất Tuyên Quang “Sơn tối tú, thuỷ tối linh” mảnh đất núi rừng đậm chất linh thiêng về các đền chùa có từ rất lâu đời của quê mình rồi
    Mùa xuân sắp tới để tiện đường cho các bạn trong điễn đàn mình đến Tuyên Quang đi lễ “thêm cảnh thêm phúc”. Mình xin giới thiệu một số đền, chùa, miếu ở Tuyên Quang giúp mọi người chưa biết đường đi lối lại có thể theo bài này của mình sau đây để thuận lợi cho việc đi lại.
    Các thủ đô Hà Nội 160km THành phố Tuyên Quang nằm bên bờ sông Lô thơ mộng sơn thuỷ hữu tình. Trong lịch sử hàng nghìn năm chống ngoại xâm bảo vệ xây dựng đất nước của dân tộc ta, trên mảnh đất Tuyên Quang đã diễn ra nhiều sự kiện quan trọng. Đặc biệt ở huyện Sơn Dương là trung tâm căn cứ địa cách mạng, có Tân Trào được chọn làm thủ đô khu giải phóng, Thủ đô kháng chiến trong cuộc trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược nơi đây là An Toàn Khu của trung ương Đảng, chính phủ, các bộ ban nghành. Đồng thời nơi đây cũng là mảnh đất làm nên những chiến công : Bình Ca, Đèo Chắn, Đèo Khế, Dốc Đỏ. Trận địa phòng không săn lùng máy bay Mỹ…
    Nằm bên bờ sông Lô thơ mộng, Tuyên Quang là nơi nổi tiếng về thờ tự tâm linh lâu đời nổi tiếng nhất là ba đền Mẫu - Đền Mẫu Ỷ La (thờ Mẫu Đệ Nhất), đền Hạ (hay còn gọi là đền Mẫu Tam Cờ, đền Công Đồng, Thờ Mẫu Đệ Nhị), đền Dùm (hay còn gọi là đền Thượng thờ Mẫu Đệ Tam).Hàng năm lễ hội đền Hạ rước Mẫu được tổ chức ngày 12 tháng 2 đến 16 tháng 2 (âm lịch)
    Nếu từ Hà Nội lên Tuyên Quang đi lễ đền đầu tiên các bạn đến là đền Mẫu Cấm Sơn (cách TP Tuyên Quang 3km về phía Tuyên Quang đi Hà Nội)
    Tiếp đó đi vào trung tâm thành phố cách đền Cấm Sơn 2km là chùa An Vinh (chùa lớn nhất ở TP Tuyên Quang mình đấy). Đối diện chùa là đền Trình Đôi Cô Móc Giằng. Trình lễ ở đó xong các bạn đi khoảng 1km nữa là đến đền Quang Kiều. Sau đó mời các bạn đến đền Công Đồng (hay còn gọi là đền Hạ, đền Mẫu Tam Cờ) Lễ Mẫu. Trước khi vào lễ mẫu các bạn nhớ sang đền Kiếp Bạc (ngay sát đền Hạ) lễ bên nhà Trần trước nhé!
    Sau khi lễ Mẫu Tam Cờ xong các bạn đi về phía Bắc của trung tâm TP là tới đền Cảnh Xanh (nơi đây thờ Chầu Lục và Cô Bé) tiếp đó khoảng hơn 200m mời các bạn đến với đền Mỏ Than (đền thờ Cô Bé) qua đây mình cũng xin kể đôi nét về đền chốn tổ của mình nhé
    Xa xưa theo truyền thuyết đền Mỏ Than có tên gọi là “Sơn Than Linh Từ” hay Cô Mười, hay Mẫu Chúa Kho Vàng Đen (vì theo địa chí nơi đây có ba loại mỏ quý : đồng già, mỏ than, mỏ kim cương non)
    Cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 thực dân Nhật khai thác than tại đây vì khi khai thác bằng công cụ thô sơ nên luôn bị cháy lò, sập hầm nặng nề, thảm hoạ sập hầm đó đã vùi lấp hàng trăm phu mỏ và cai mỏ. Người ta cho rằng động vào đất thiêng nên công nhân phu mỏ và cai mỏ chính cả chủ Nhật cũng có tâm xây dựng cho đền mới thay đền cũ, đền xây dựng xong và hoàn thành năm 1935.
    Tên mới của đền được gọi là “Đền Mỏ Than”. Các phật tử con nhang thì gọi là (đền cây Xi Xanh) hoặc gọi tắt là đền Cây Xanh.
    Truyện chuyền miệng kể rằng : thần Kim Quy thấy mỏ quý của vua cha mẫu mẹ tại đền Mỏ Than. Đã rủ cá Kình ở biển Đông về cùng nhau mang hết mỏ quý ra vùng Nam Hải khi đất ở đây chỉ còn là giữa núi và biển, cá Kình đứng gác bên ngoài, thần Kim Quy xuống hang và khi lên tới gần miệng hang thì ông Cóc (ở gần miếu Sơn Thần) đã nghiến răng báo lên thiên đình cho Ngọc Hoàng Thượng Đế, Ngọc Hoàng củ cô Mười xuống. Cô bé cưỡi trên lưng hai con rồng bay xuống thấy khoảng trời u ám có khí lạnh bay lên. Cô nhảy vội xuống với hai vết chân chẹn lên thần Kim Quy, vết chân phải trượt gót mờ, bàn chân trái đè oằn cổ rùa. Bắt rùa hoá đá (Bách gia trăm họ gọi là quy trị bản đền) thần Kim Quy hoá đá thì cà Kình ở biển Đông cũng hoá đá. (Tất cả các cảnh quan của đền quay về nơi phật ngự phương tây riêng có cá Kình quay về phía Đông Bắc). Nhờ Cô Bé Mỏ mà bách gia trăm họ vẫn còn “mỏ tụ đồng” xưa. Đến Pháp tìm ra mỏ than hay còn gọi là vàng đen của đất nước. Hiện nay còn nuôi dưỡng mỏ kim cương non. Cho nên ở chính nơi đây còn tồn tại truyền thuyết Cô Bé Mỏ Than (hay Cô Bé Mỏ Cây Xanh). Cô bắt ông Ba Mươi phủ phục bên mình, cô xin vua cha mẫu mẹ cho cây xanh bao bọc lấy mỏ và bốn mùa toả bóng mát cho cô hoàn thành việc cha việc mẹ. Ngoài ra cô còn chữa bệnh cho bách gia trăm họ. Nhất là những người dở dại dở điên. Những lúc thư nhàn cô gọi đàn chim ngũ sắc về vây quanh ca hát, lúc đi lúc về cổ thường mang sắc thái màu vàng với âm thanh của tiếng chim vàng anh báo biến, báo hiện. Khi cô đi xa cô thường để lại đôi dải thắt lưng màu đen ở lại (đôi long xà có mào) để giữ đền giữ phủ. Người ta truyền rằng ai nhìn thấy ông rắn có mào là người đó được lên danh lên giá. Nhưng người đó phải là người thực tâm không có tâm tà. Xưa những người đàn bà bụng mang dạ chửa phải đi vòng qua cửa cô cách nữa dặm. bất kể ai qua nơi cô ngự đều phải bỏ nón mũ xin cô thực tâm cô phù hộ. Tà tâm cô cho náo loạn gia trung. Đó là truyền thuyết về Cô Mỏ Than. Mình xin giới thiệu qua với mọi người.
    Tiếp đó đi dọc theo đường bờ sông là đường Ngô Quyền mời các bạn đến với đển Ghềnh Trì (nơi thờ Cô Bơ). Gần đền Cô Bơ khoảng 1km là chùa Trùng Quang dọc theo đường Chiến Thắng Sông Lô các chùa Trùng Quang 300m là đền Mẫu Đồng Xuân nằm trên con phố cổ của khu Xuân Hoà nơi này thờ Tam Toà Thánh Mẫu và thờ vọng Bà Chúa Kho rất linh thiêng.
    Tiếp đó mời mọi người đi qua bên kia sông qua cầu Nông Tiến là đến miếu Đôi Cô (ngay cạnh chân cầu) nơi đây thờ Đôi Cô Thoải. Tiếp theo mời mọi người sang đền Dùm (hay đền Thượng) mình nghe mọi người ở xa về Lễ Mẫu hay nói vui với nhau “Lên Tuyên Quang chưa đến đền Dùm Lễ Mẫu thì chưa phải là đến Tuyên Quang”. Phải chăng, cảnh vật hữu tình hay sự linh thiêng của nơi thờ mẫu Thoải và Bà Chúa Thượng Ngàn để lại ấn tượng sâu sắc với những người hành hương chăng ?. Nơi đây cũng là thờ Cô Cả đền Dùm hay gọi là Cô Bé Bản Đền.
    Lễ Mẫu xong mời các bạn vào đền Cấm lễ Chúa Bà Đệ Nhị và thờ Cô Bé Cửa Rừng rất linh thiêng (lưu ý bạn nào có căn cao số nặng chưa nó được việc nhà ngài vào đây là dễ bị bắt đồng tức là múa hoặc khóc lắm nhé! :D )
    Trên đỉnh núi của đền Cấm là đền Cổng Trời, đền nằm trong núi thờ Đức Ông Trần Triều và Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn. Mình nghe các cụ đồng già kể lại nơi đây còn gọi là “Cái Rốn Đồng” của đồng bóng Tuyên Quang mình đấy vì trước kia hầu bóng còn bị cấm nên mọi người thường trốn lên đây hầu đồng. Đa số những người đi lễ đến đền đều có một cảm nghĩ giống nhau là như được thoát khỏi cõi trần tục. Tâm rất thanh thản.
    Tiếp đó trở ra đi vào đường nhà máy xi măng thuộc xã Tràng Đà mời các bạn đến lễ đền Ghềnh Quýt (đền thờ mẫu Thoải). Sau khi lễ đền Dùm và một số đền thuộc xã Tràng Đà xong mời các bạn đi về đường quốc lộ số 2 Tuyên Quang đi Hà Giang đến km số 4 gần chợ Ỷ La là đền Mẫu Ỷ La (nơi đây thờ Mẫu Đệ Nhất và thờ Cô Tư).
    Tiếp đó dọc theo đường quốc lộ số 2 đến km 11 mời các bạn đến với đền Chúa Bà Lăng Quán và đền Cô Bé Mình Lương. Đền Cô Bé Mình Lương có suối lượn quanh đèo nơi đây thờ Cô Bé Minh Lương cầu phúc, cầu lộc, cầu tự ở cửa cô rất linh nghiệm.
    Còn một số đền khác nữa không tiện đường nên mình không kể hết trên đây nhưng nếu còn thời gian thì mới các bạn đến đền bà Mực nằm cạnh cầu Chả (gần đền Quang Kiều) Đình Xã Tắc (gần chợ Tam Cờ), miếu Cây Xi (nằm gần ngã 8 đường đi vảo công ty ong), đền Lâm Sơn (gần đền Dùm), chùa Linh Thông (các đền Mỏ Than 3km), đền Ba Khuôn nằm trên đường Tuyên Quang đi Thái Nguyên khoảng 20km ở Bình Ca (ở đây rút thẻ rất linh nghiệm). Đến Bắc Mục km 41 đường Tuyên Quang đi Hà Giang, đền Thác Cái km 71 Tuyên Quang đi Hà Giang. Đền Chúa Bà Đầm Hồng ở huyện Chiêm Hoá cách TP Tuyên Quang khoảng 70km còn có đền Bách Thần, đền Pác Tạ, Pác Vãng, Cô Đôi Gốc Sấu ở huyện Na Hang cách trung tâm thành phố khoảng 160km.
    Trên đây mình xin giới thiệu về các đền, chùa, miếu linh thiêng ở Tuyên Quang quê mình. Mùa Xuân sắp tới có duyên, có dịp đi cầu tài, cầu lộc, cầu phúc mời các bạn hãy đến với Tuyên Quang mảnh đất linh thiêng đậm chất tâm linh quê mình nhé!
    Chào các bạn!


    Ghế Cô Bé Mỏ Than


    Thanh Đồng Lương Hương Nguyên
     

    Bình Luận Bằng Facebook

  2. ConNhangDeTu

    ConNhangDeTu New Member

    Cảm ơn chị đã chia sẻ thông tin quý giá về các ngôi đền trên Tuyên Quang!
     
  3. ducnangthangso

    ducnangthangso New Member

    cảm ơn em gái đã giới thiệu thật chi tiết và sống động về các cảnh đền chùa Tuyên Quang! Thực sự là mở mang cho những người con của Tứ Phủ được biết về một vùng non xanh nước biếc, cảnh trí hữu tình mà chứa đựng hồn thiêng của xã tắc! Năm nào anh cũng đi lễ tỉnh Tuyên, 27 này anh cũng phải về Tuyên có việc, anh sẽ cố gắng vào 1 số đền mà anh chưa được vào mà em kể trên đây! Ngày 21 tháng Giêng anh hầu trên Mẫu Tam Cờ, hy vọng em thu xếp được thời gian qua tiếp phúc cho anh em nhé! chân thành cảm ơn em!
     
  4. Giàng Thị Đỏ

    Giàng Thị Đỏ New Member

    Cảm ơn bạn đã cung cấp thông tin nhé. Mình đã lên TUyên Quang tắm ở suối nước nóng gì ý( Đường lên Yên Bái hay Hà Giang gì đó), ăn thịt chua ngon ơi là ngon nhưng chưa có dịp nào được bái yết cửa mẫu và các đền ở đó bạn a. MÌnh có 1 người bạn dạy ớ cấp II Ỷ La đấy. khi nào mình lên đó thì mình sẽ ọp nai nhỏ nhỏ nhé bạn ơi?
     
  5. tuan88tn

    tuan88tn New Member

    trên tuyên quang có 1 quần thể và khu du lịch,dịch vụ tắm nước nóng bạn ah,đi qua khu đó là đường đó lên yên bái!k
     
  6. Hay quá. Bao giờ có dịp em cũng pải lên cảnh rừng Tuyên Quang xem zư lào. Mình cũng pải làm 1 bài về Hải Dương mới đc. Kém miếng ăn khó chịu =))
     
  7. ConNhangDeTu

    ConNhangDeTu New Member

    Chờ bài viết của em nha! :)):)):)):))
    . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
     
  8. Ở HD em hơi bị nhiều danh lắm đấy. Có đền quan lớn, chùa Trông, Chùa Đồng Ngọ là 1 trong 3 tòa cửu phẩm từ thời Lê. Ở VN có 3 cái thôi. HD có 2 cái rồi còn 1 cái ở BÚt Tháp. Hãnh diện ghê. =))
     
  9. Phố Kép

    Phố Kép New Member

    Khoe thì viết bài đi bảo viết bài mà sớm được đọc bài của anh nhá!!!
     
  10. tientai80

    tientai80 New Member

    Rất cảm ơn bạn đã cung cấp những thông tin rất hữu ích. Năm nào mình cũng đi lễ đầu năm trên Tuyên Quang. Bản hội của mình đi một ngày và lễ khoảng 13 đền. Phải công nhận rằng Tuyên Quang đúng là "Tuyên Quang cảnh trí hũư tình"
     
  11. _duchuy_

    _duchuy_ New Member

    Đức Huy rất muốn được gặp mặt " người đẹp rừng xanh " Violet ^^ !:cool:
     
  12. acoi9a

    acoi9a New Member

    Sao y bản chính từ dữ liệu 16/12-23/12/2011​
     
  13. cá bống

    cá bống New Member

    "Tuyên Quang có Miếu Đồng Tiền". Mình xin giới thiệu thêm Miếu Đồng Tiền nằm đối diện chợ Tam Cờ, theo các cụ đồng già kể lại đền Dùm có từ bao giờ thì Miếu Đồng Tiền có từ bấy đó, ngày xưa Tiệc Mẫu Tuyên rước Mẫu toàn đi bằng thuyền mảng trên sông Lô, thuyền trở Mẫu Dùm đi ngược lên Đền Mỏ Than chào 3 vòng rồi xuống đền Đồng Xuân(hiện nay ở khu Xuân Hoà) ông thủ nhang đền đó xuống thuyền đến Miếu Đồng Tiền xin đài âm dương được thì mới khai hội Tiệc Mẫu. thời kháng chiến Miếu Đồng Tiền bị bom ném, giờ chỉ còn bãi đất trống. Nay mới lập 1 miếu thờ Cô bé Đồng Tiền ở bên kia sông tại Miếu Đôi Cô( ở chân cầu Nông Tiến)
     
  14. denchualamthao

    denchualamthao New Member

    bài viết hay quá. làm mình muốn lên TQ ngay quá. lên lê Mẫu, xong r lễ đền chúa sơn trang và cô bé cửa rừng. k bik mk có bị múa hay khóc k nhỉ???
     
  15. ruaunique

    ruaunique New Member

    Đợt tết 2013 mình có dịp được đi lễ ở Tuyên Quang - thực sự để mà nói để mà đi được hết các Đền ở đây có vẻ hơi khó. Nên mình được đi Đền Mẫu Thượng - Đền Cấm và cuối cùng nghỉ trưa và ăn ở Đền Ghềnh Quýt - Đền Ghềnh Quýt tuy không đông bằng đền Mẫu Thượng nhưng ở đây rất yên tĩnh và đẹp - nhìn từ Đền xuống dòng sông Lô thật thơ mộng và thích. :D
     

Chia sẻ trang này