Múa Lục cúng - Hội thảo 3-9-2013 [ Giao lưu văn hóa tâm linh ]

Thảo luận trong 'Giao lưu Văn hóa tâm linh Việt Nam - Phần Lan' bắt đầu bởi Prebronzer, 5/9/13.

Lượt xem: 2,574

Tags:
  1. Prebronzer

    Prebronzer Member



     
    Last edited by a moderator: 3/9/16

    Bình Luận Bằng Facebook

  2. Prebronzer

    Prebronzer Member



    [YOUTUBE][/YOUTUBE]​
     
    Last edited by a moderator: 3/9/16
  3. hoanglan21

    hoanglan21 Member

    "Nhạc" hay "Dược". Chưa nghe thấy trong lục cúng có "Nhạc", chỉ nhớ là trong 6 lần, có 1 lần các thầy múa theo hình chữ "Dược". Hai chữ này trong Hán tự viết khá giống nhau, có thể nhầm chăng?
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/9/13
  4. Prebronzer

    Prebronzer Member

    Pre thú thực mù tịt về Hán tự, dù chuyện trò tiếng tàu cũng kha khá.
    Tuy nhiên có chút ít kiến thức âm nhạc.
    Thử tưởng tượng một nhóm cùng múa cùng chuyển động làm thế nào để hiểu và làm đồng đều?
    Cần có âm nhạc, ít nhất là trống phách, nó cũng là nhạc có tên bộ gõ.
    Pre không tin múa tập thể mà không cần âm nhạc !
     
  5. kieuminhnghia2012

    kieuminhnghia2012 New Member

    Đúng vậy bạn ợh. Chạy theo chữ Duoc mới đúng là lục cúng....các thầy pháp bjo biến hóa kinh quá.
     
  6. Prebronzer

    Prebronzer Member

    Vài tham khảo về múa Lục cúng :
    http://newvietart.com/index4.1057.html

    …….
    Theo Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề (1967), vũ điệu 'Lục cúng' ở nước ta là một vũ điệu Phật giáo và có nguồn gốc từ Ấn Độ. Vũ điệu này do các vị sư Ấn truyền dạy người nước ta từ thời xa xưa (tr.451). Người xưa thường có tục lệ thờ thần thánh trong làng chung với Phật và các vị bồ tát. Các chùa cổ tại miền Bắc Việt Nam, như chùa Dâu, chùa Đậu, và chùa Thái Lạc thờ thần Tứ pháp vẫn còn thực hành vũ điệu này. Thần Tứ pháp gồm có Pháp vân (mây), Pháp vũ (mưa), Pháp lôi (sấm), và Pháp điện (chớp). Bốn vị nữ thần này giúp dân được mùa lúa.
    Nhiều kinh điển Phật giáo cho rằng cúng dường hoa lên chư Phật là một việc làm đầy công đức cho mọi cõi. Bức phù điêu khắc trên vì nóc tại chùa Thái Lạc, thời Trần, diễn tả hai Điểu thần (Garuda) trang trọng dâng hoa cúng Phật cho ta thấy rõ được điều này. Cũng có thể vũ điệu 'Lục cúng' nguyên thủy chỉ có hai Điểu thần do hai người hóa trang dâng hoa, về sau mới do hai vị tăng trình diễn. Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề (1967) cho biết khi múa vũ điệu Lục cúng, hai vị tăng mặc cà sa vàng, đầu đội mũ thất phật, di chuyển chân theo hình thể các chữ Hán, điển hình như khi múa dâng bình hương, chân các vũ công đi theo dạng chữ 'nhật'; múa dâng quả thì chân đi theo dạng chữ 'vạn'; và khi múa dâng thực thì chân đi theo dạng chữ 'điền'.
    Thêm vào đó, hai bàn tay các vị tăng còn bắt các ấn quyết trong lúc múa, nên gọi là 'chân đàn, tay ấn'. Mỗi lần múa thì dâng một vật cúng, và hát một bài tán. Sáu bài tán gồm có tán 'Đăng hoa', tán 'Hương phù', tán 'Hoa quả', tán 'Trí đăng', tán 'Phật diện' và tán 'Khể thủ' (cúi đầu). Cũng theo hai tác giả, các bài tán của vũ điệu 'Lục cúng' mang đầy tính chất ngân nga, trầm tĩnh. Mỗi khi vũ công dứt một khúc hát, thì nhạc công gõ não bạt và đánh trống đổ hồi (tr.451-453). Thoạt đầu, các vị tăng Ấn Độ có thể di chuyển chân theo các chân ngôn (mantra) ở dạng Phạn ngữ. Sau này các chân ngôn mới được chuyển sang dạng chữ Hán cho thích hợp với sự tiếp nhận của người Việt Nam hơn.
    Khi trình diễn vũ điệu 'Lục cúng' tại triều đình Huế, ban nhạc Thiều sử dụng nhiều nhạc khí như trống cái, trống con, trống tiểu bồng, trống yêu cổ, đàn tỳ bà, đàn tam, đàn nguyệt, đàn nhị, sáo, sênh tiền, chuông, kèn, khánh, đàn sến, đàn tranh và mõ song lan (Đỗ Bằng Đoàn & Đỗ Trọng Huề 1967, tr.440-442).
    Việc Đào Duy Từ hoàn chỉnh vũ điệu 'Lục cúng' cho thích hợp với hoàn cảnh Việt Nam như thế nào, thì các sách không nói rõ. Cũng có thể ông cho tám em nhỏ hóa trang làm Kim đồng, Ngọc nữ múa thay cho hai vị tăng. Đến đời Minh Mạng, vua cho sửa lại vũ khúc này để trình diễn vào các dịp khánh tiết, như lễ Vạn thọ, Thánh thọ, Tiên thọ, và lễ cúng Mụ, gọi là khúc 'Lục cúng hoa đăng'.
    Theo Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề (1967) số lượng vũ sinh vào thời này tăng đến 48 người (tr.452). Sự việc này cho thấy vua Minh Mạng biết sử dụng vũ điệu 'Lục cúng hoa đăng' để tạo thêm uy lực chính trị của mình. Trong thời gian vũ công trình diễn việc dâng cúng, hình ảnh của ông thay chỗ của chư Phật. Ông am hiểu một điều rằng sức mạnh của chính trị sẽ tăng cao khi có sự pha trộn với tín ngưỡng. Tại Trung Hoa, để củng cố thế đứng chính trị bấp bênh trong hoàn cảnh 'thù trong giặc ngoài', Từ Hy Thái Hậu của nhà Mãn Thanh đi xa hơn nữa khi trong một dịp khánh tiết, hóa trang thành Quan Âm bồ tát, tay cầm bình nước cam lồ với ngụ ý mình là người duy nhất có thể cứu vớt dân chúng Trung Hoa ra khỏi bể khổ.
    …..
     
    Chỉnh sửa cuối: 7/9/13
  7. Huyền Phong

    Huyền Phong New Member

    Nhang, hoa, đăng, trà, quả, thực mà! đó là những lễ vật tiến lễ, hôm đó trước khi vào múa, btc đã nói rõ đó thôi!
    Nhang là dâng hương, Hoa là dâng Hoa, Đăng là dâng đèn, Trà là dâng trà, quả, và Thực là ngọc thực, mình không hiểu các bạn đang tranh luận vấn đề gì?
     

Chia sẻ trang này