1, đức thánh trần Mới một tuổi, cậu bé Trần Quốc Tuấn đã biết nói, 6 tuổi học hành rất giỏi và đã biết bầy ra nhiều thế trận lạ. Ngoài tài năng bẩm sinh, ông lại được sự chăm sóc của người cha, được cha mời thầy giỏi để đào tạo thành người tài kiêm văn võ. Vào thế kỷ XIII, nhân dân Đại Việt đã phải đương đầu với 3 lần đại quân Nguyên - Mông tràn sang xâm lược đất nước. Trong hoàn cảnh ấy, Trần Hưng Đạo nổi lên như một trụ cột của triều đình. Câu trả lời đanh thép của Ông: "Nếu bệ hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu thần trước đã!" có tác dụng củng cố niềm tin cho vua tôi nhà Trần. Để xoá bỏ hiềm khích, Ông đã tự tay dội nước tắm cho Thái sư Trần Quang Khải; để xoá bỏ nghi ngờ, Ông bỏ gậy bịt sắt nhọn (1); với tư cách người làm tướng, Ông đã quy tụ xung quanh mình những tướng lĩnh tài ba và tận trung như Yết Kiêu, Dã Tượng, Nguyễn Địa Lô... Là vị tướng có tài, dụng binh như thần, "lấy đoản chế trường", "tránh mạnh đánh yếu", xây dựng một đội quân "tình nghĩa như cha con" với phương châm "quân cốt tinh không cốt nhiều" đã để lại cho đời những tác phẩm bất hủ: Hịch tướng sĩ, Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư...Trần Quốc Tuấn đã thực sự hội đủ những phẩm chất: Đại nhân, đại nghĩa, đại trí, đại dũng. Đất nước thanh bình, Ông về sống lại thái ấp Vạn Kiếp. Vua Trần Thánh Tông làm bài văn bia, gọi là Sinh bia, sánh Ông với bậc thượng phụ và cho xây Sinh từ để thờ sống Ông. Ngày 20 tháng 8 (Âm lịch) năm 1300, Hưng Đạo đại vương mất tại Tư dinh Vạn Kiếp. Ông được vua Trần phong là Thái sư Thượng phụ, Thượng quốc công Bình Bắc đại vương nguyên suý, Võ liệt Hồng huân Nhân Vũ Hưng Đạo đại vương và cho lập đền thờ Ông trên nền vương phủ xưa, gọi là đền Kiếp Bạc, hai bên có hai đền Nam Tào và Bắc Đẩu chầu vào. Trong tâm thức dân gian, Hưng Đạo đại vương thường được vinh danh là đức Thánh Trần và đồng nhất Ngài với Ngọc Hoàng thượng đế, từ đó tạo nên một dòng đạo Nội - đạo Thanh đồng, mà đức Thánh Trần là giáo chủ. "Sinh vị tướng, tử vi thần" (sống là tướng giỏi, chết là phúc thần), suốt mấy trăm năm qua, Đức Thánh Trần đã thực sự có ảnh hưởng sâu đậm tới đời sống tâm linh của người dân Việt. 1. Một nhu cầu được hầu Thánh (hầu bóng, hầu đồng, lên đồng) và thưởng thức hầu Thánh. Từ xưa, hội đền Kiếp Bạc không thể thiếu nghi lễ hầu Thánh. Để đưa hoạt động này đi đúng với "thuần phong, mỹ tục", lần đầu tiên, vào ngày 17 tháng 8 (Âm lịch) năm 2006, liên hoan diễn xướng hầu Thánh ở đền Kiếp Bạc đã được Viện Văn Hoá - Thông tin và Sở Văn hoá - Thông tin tỉnh Hải Dương thử nghiệm tổ chức, đã thu hút sự chú ý đặc biệt của một bộ phận dân cư. Hầu Thánh là một loại hình múa hát thiêng trong một không gian thiêng liêng có một sức hấp dẫn kỳ lạ. Người diễn - lên đồng, thâu đêm người xem cũng thức thâu đêm không biết mệt, Hầu bóng - một nghi lễ đã ăn sâu vào tâm thức dân gian. Trong quá trình phát triển của lịch sử, lúc đậm lúc nhạt, nhưng diễn xướng hầu Thánh bao giờ cũng được người dân đón nhận một cách nhiệt tình. Đi xem hầu Thánh là để được xem múa hát, là để, dù chỉ được "ban" một ít lộc, nhưng đối với mọi người, thì điều đó rất thiêng liêng - "Một miếng lộc Thánh bằng một gánh lộc trần". Trong việc hầu Thánh ở đền Kiếp Bạc, ngoài các giá hầu đức Thánh Trần, còn có "văn chầu Nhị vị công chúa", "văn ông đệ Tam cửa Suốt" (con trai thứ 3 của Hưng Đạo Vương), "văn đức Thánh Phạm" (tướng quân Phạm Ngũ Lão) và các giá chầu ông, chầu bà, chầu cô, chầu cậu. Trong các bài hát chầu văn ấy, vẫn thấy nổi lên những lời ca ca ngợi các vị thần thánh. Chẳng hạn, trong giá chầu "văn Thánh Trần triều" có những câu ca tụng đức Thánh: Dung ghi tướng mạo đường đường Khuê trương vĩ vọng đống lương đại tài Võ thao lược hùng oai quán cố Văn kinh luân khí độ Việt nhân (2) Cùng với chiến công: Bạch Đằng nhất trận thuỷ công Tặc Nguyên đại phá huyết hồng mãn giang (3). Để cho cửa Thánh oai nghiêm, trong các hoạt động của "đạo" Thanh đồng, có những hoạt động mang đầy tính ma thuật như: Xiên lình vào má, rạch lưỡi phun lửa, xỏ chân vào lưỡi cày nung đỏ, và ma thuật chữa bệnh như: Dùng roi dâu đánh vào người, đánh áo đau người - những phép thuật được người xưa coi là cực kỳ cao siêu... 2. Tin tưởng cậy nhờ đức Thánh trừ là sát quỷ Trong sách Lịch triều hiến chương loại chí Phan Huy Chú có viết: "Trong nước hễ có đàn bà bị Bá Linh ám ảnh, gọi là ma Phạm Nhan, người ta thường đem chiếu đổi lấy chiếu của Đền (Kiếp Bạc – tác giả) về trải giường cho bệnh nhân nằm thì khỏi ngay” (4). Trong ngày hội, những người đàn bà vô sinh, hiếm muộn hoặc là mắc các chứng bệnh đàn bà..., người ta đến Đền cúng bái. Thầy cúng (có thể là thầy phù thuỷ) dùng roi dâu đánh vào người đàn bà, người ấy lăn lộn, thậm chí lăn xuống sông, thì coi như tà ma đã được trừ (xuất phát từ chuyện Đại vương chém Phạm Nhan). Và, ở khúc sông Lục Đầu, gần núi Dược Sơn, có một dải đất dài nổi lên hình thanh gươm. Tương truyền, đấy là thanh kiếm thần của đức Thánh Trần - sau khi chém Phạm Nhan, Ngài thả thanh kiếm xuống dòng sông nhờ nước Lục Đầu giang rửa sạch tanh hôi, cũng ngầm ý không bao giờ phải dùng đến thanh gươm nữa. Vì vậy, xưa kia trong lễ hội đền Kiếp Bạc còn có nghi lễ chém Phạm Nhan cùng bài ca diễn xướng có những câu: Đầu này vừa chém cho rơi Đầu kia ở cổ đã chồi mọc ra Thế mới biết yêu ma quái lạ Dã Tượng về tâu với Đại vương Ngài thân ra chốn pháp trường Bá Linh 5 trông thấy mặt nhường tái xanh Hưng Đạo vương tuốt thanh thần kiếm Đưa gươm hầu thử chém xem sao Ai ngờ Ngài mới khai đao Đầu kia ở cổ đã nhào chết tươi. Người ta tin rằng, với uy danh của đức Thánh Trần trừ diệt được Phạm Nhan thì mọi tà ma đều được trừ diệt. Không chỉ có thế, mọi người còn tin rằng, "mỗi khi có giặc, làm lễ cáo ở Đền, nếu kiếm trong hòm có tiếng kêu thì thế nào cũng thắng trận”(6). Ngoài ra, trong hội đền Kiếp Bạc, nhân dân còn đến Đền mua thuốc ở Nam Tào (Dược Sơn) về uống rất là hiệu nghiệm. 3. Niềm tin trong việc cầu phúc, tránh hoạ Nhân dân trong vùng có tục lệ đầu năm đến Đền làm lễ cầu an, cuối năm lễ tạ; những năm gặp hạn hán, người dân còn đến Đền "tế đảo cầu mưa". Từ xưa đến nay, tục ấy vẫn được duy trì. Mọi người đến đền Kiếp Bạc mang theo niềm ước vọng của mình: Cầu được bình an, học hành hiển đạt, làm ăn phát tài, tránh được mọi điều xui xẻo và, phổ biến nhất, là việc cầu tự (cầu được có con). Những đứa trẻ ra đời được gọi là "Con cầu tự". Tương truyền, người đến cầu con khi đến Đền, nếu "Vào cửa cha, ra cửa mẹ" (Dưới pho tượng đồng của đức Thánh Trần và đức Quốc mẫu có cửa chui qua) hay xin một ít đất ở mô cao sau Đền thì thế nào cũng sẽ được thoả nguyện. Ngoài việc cầu con, trong dân gian, nhà nào "hữu sinh vô dưỡng" thì họ làm lễ bán khoán vào Đền. Đến năm đứa trẻ 12 tuổi thì gia đình biện lễ chuộc con về. Họ tin rằng, làm như thế đứa trẻ mới được bình yên vô sự. 4. Niềm tin trong việc xin ấn. Ở đền Kiếp Bạc hiện có 4 chiếc ấn bằng đồng. Các cụ già địa phương thì cho rằng, những ấn này có từ khi mới lập Đền. Theo lệ cổ, trước ngày đại kỵ của Ngài (ngày giỗ đức Thánh Trần) chính quyền sở tại cùng với thủ từ làm lễ đóng ấn vào một tấm lụa màu vàng để đến hội ban cho thập phương. - Ấn thứ nhất, có hình vuông, kích thước 10 cm x 10cm. Trên có khắc chữ Triều triều Hưng Đạo vương chi ấn (ấn của Hưng Đạo vương triều Trần). - Ấn thứ hai, có hình vuông, kích thước 5,5cm x 5,5cm. Trên ấn có khắc 4 chữ Quốc pháp Đại vương (Đại vương nắm (giữ) phép nước); - Ấn thứ ba, cũng có hình vuông, kích thước 4,3cm x 4,3cm. Trên ấn khắc 4 chữ Vạn Dược linh phù (Bùa thiêng Vạn Dược); - Ấn thứ tư, hình chữ nhật, kích thước 5,2cm x 7,8cm, khắc 6 chữ Phi thiên thần kiếm linh phù (Bùa thiêng phi thiên thần kiếm). Dân gian tin rằng, muốn cầu được thăng quan tiến chức thì xin ấn Triều triều Hưng Đạo vương chi ấn, hoặc Quốc pháp Đại vương; cầu được sinh con, cầu xin việc trừ tà sát quỷ, diệt giặc dã, giữa bệnh, thì xin ấn Phi thiên thần kiếm linh phù. Theo Hán - Việt từ điển của Thiều Chửu, chữ "Phù" có nghĩa: - Là điểm tốt lành, - Là cái bùa, các thầy cúng vẽ son mực vào giấy để trừ ma gọi là phù. Vì vậy, những ấn ở đền Kiếp Bạc thiên về nghĩa là điểm tốt lành và là bùa dùng để phù chú chữa bệnh trừ tà... Sau khi làm lễ ban ấn, nhân dân xin ấn về treo ở nhà và tin rằng sẽ gặp được nhiều may mắn - Tuy vậy, mấy chục năm qua, nghi lễ ban ấn không còn phổ biến vì người ta cho rằng, việc này mang nhiều yếu tố mê tín dị đoan. Nhờ những nhận thức mới, đúng đắn về vấn đề tín ngưỡng, trong năm 2006 vừa qua, Sở văn hoá - Thông tin Hải Dương phối hợp với Viện Văn hoá - Thông tin đã thử nghiệm tổ chức lễ ban ấn theo bài bản mới: Đêm 18 tháng 8 (Âm lịch) năm 2006, lễ ban ấn được tổ chức. Hàng ngàn người dân đã tham dự buổi lễ này. Qua đó ta thấy tín ngưỡng đối với anh hùng dân tộc Hưng Đạo đại vương thật thiêng liêng. Có thể khẳng định rằng, trong hệ thống nhân thần được thờ tại Việt Nam, không có vị thần nào được nhiều nơi thờ như đức Thánh Trần, nhưng nơi được coi là thiêng liêng nhất là đền Kiếp Bạc. Hàng năm, cứ đến ngày 20 tháng 8 (Âm lịch) - " tháng Tám giỗ Cha", nhân dân ở mọi miền đất nước vẫn luôn hướng về đền Kiếp Bạc như hướng về nguồn cội của mình: Nghi ngút khói hương không dứt Đền thiêng Vạn Kiếp trang nghiêm Thiêng liêng thờ phụng tôn sùng Sánh với thập phương Bồ Tát Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Ông là con An Sinh Vương Trần Liễu, cháu gọi vua Trần Thái Tôn là chú ruột, sinh ngày 10/12 âm lịch. Còn có truyền thuyết kể lại rằng, nguyên xưa kia Đức Thánh Tản Viên thấy luồng khói trắng bay từ núi Tây hóa thành tinh thuồng luồng, xuống nhà người đàn bà kia tư thông, ngài nghĩ ắt hẳn đó sẽ đầu thai thành kẻ gây hậu họa cho nhân gian (tên đó sau này chính là Phạm Nhan_Nguyễn Bá Linh, cha là người Tàu Phúc Kiến, mẹ là người Đông Triều, nằm mơ thấy tinh thuồng luồng mà sinh ra hắn), vậy nên Đức Thánh Tản liền đem tâu chuyện đó với Ngọc Hoàng, Ngọc Hoàng hỏi rằng ai có thể xuống hạ phàm để trừ diệt mối hậu họa đó thì có Thanh Tiên Đồng Tử tình nguyện xin xuống phàm để giúp dân. Ngọc Đế ưng thuận sai ban thần kiếm, cờ ấn, tam tài của Lão Tử, ngũ bảo của Thái Công rồi truyền Kim Đồng Ngọc Nữ hộ giá xe mây xuống nước Nam hạ phàm. Liền đó Vương Mẫu nằm mơ thấy có người áo xanh tự xưng là người của Thiên Đình xuống đầu thai phù đời, từ ấy bà hoài thai, đủ ngày đủ tháng thì hạ sinh được ông, trong nhà ngào ngạt hương thơm và ánh sáng. Vậy nên, trong bản văn cũng có đoạn: Vương Phụ là Đức An Sinh Cùng Đức Thánh Mẫu cầm lành hợp duyên Điềm lành vốn tự thiên nhiên Thanh Tiên Đồng Tử phút liền đầu thai Chí kì sinh đặng con trai Tài kiêm văn võ ít ai sánh bằng" Sau này ông giúp vua Trần hai lần chống giặc Nguyên Mông, ông sinh được bốn người con trai (thường gọi là tứ vị vương tử) và hai người con gái (thường gọi là nhị vương cô hay nhị vị vương bà) đều có công lao giúp vua Trần chống giặc Nguyên, ngoài ra trong công cuộc “Sát Thát” còn có rất nhiều đóng góp của vương tế của ông là Phạm Ngũ Lão Điện Súy (thường gọi là Đức Thánh Phạm Điện Súy hay Phù Ủng Đại Vương) cùng các tướng tài của ông như: Dã Tượng, Yết Kiêu (thường gọi là đôi bên Đức Ông Tả Hữu)… Có thể nói trong công cuộc bảo vệ đất nước dưới thời Trần, có công đóng góp không nhỏ của gia đình ông. Hơn nữa ông còn là người một lòng vì nước vì dân, vì nghĩa lớn mà quên đi mối thù nhà: ông không nghe lời cha giành lại ngai vàng từ tay vua Trần, vậy nên được vua Trần nể trọng, tin tưởng, thường hỏi ý kiến ông về những việc đại sự quốc gia. Ông mất vào ngày 20/8 âm lịch. Sinh thời, do công lao lớn của mình ông được vua Trần phong là Quốc Công Tiết Chế Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương hay là Đức Thượng Từ. Vua Trần Anh Tông ( xét về thứ bậc thì vừa là cháu lại là cháu rể của ông, vì vua lấy Cô Bé Cửa Suốt_Tĩnh Huệ Công Chúa tức là cháu gái của ông) phong ông là Đức Thượng Phụ Thượng Quốc Công Bình Bắc đại nguyên soái Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương (tước hiệu này nếu xét theo thời đại của chúng ta thì sẽ là: Ủy viên bộ chính trị, bí thư quân ủy trung ương, Nguyên Súy, Bộ trưởng Bộ quốc phòng. Sau này , khi mất đi tên tuổi ông vẫn vang lừng không chỉ trong Việt Nam mà còn lan ra toàn thế giới (ông là một trong số 10 vị tướng tài ba nhất trên thế giới, cùng với các vị như Nã Phá Luân (Napoleon), Thành Cát Tư Hãn... là những người có ý nghĩa to lớn với lịch sử thế giới ), người ta tôn làm Đức Thánh Trần. Còn trong tín ngưỡng dân gian, người ta thường tôn danh ông là Đức Thánh Ông Trần Triều hay ngắn gọn hơn là Đức Ông Trần Triều. Nếu một người có căn số hầu các giá nhà Trần thì giá Đức Ông có thể là giá mở khăn đầu tiên (vì Tam Tòa Thánh Mẫu không tung khăn), tuy nhiên cũng khá hiếm khi có người hầu về Đức Ông mà chỉ khi đại sự cần thỉnh ông về để trừ tà sát quỷ thì mới hầu ông (vì theo quan niệm cổ: “bóng” Đức Ông khá nặng nên không phải đồng cựu đã đội lệnh nhà Trần thì không thể hầu được) hoặc khi đại tiệc mở phủ thường thỉnh ông về chứng đàn Trần Triều (gồm voi, ngựa, thuyền rồng, tráp áo...) hoặc đồng mới tạ phủ và làm lễ đội lệnh nhà Trần. Khi ngự đồng, ông mặc áo đỏ, thêu rồng và hổ phù (có một số nơi hầu ông, chân đi hia, đầu đội mũ trụ), có thể mặc áo choàng bên ngoài, một số vùng hầu ông thường múa thanh đao. Khi về đồng, Đức Thánh Ông thường làm phép để sát quỷ trừ tinh (điều này chỉ có đúng đồng nhà Trần, có đội lệnh mới có thể làm như thế khi hầu ông) đó là: “lên đai thượng”nghĩa là cầm dải lụa đỏ thắt cổ (khi thắt vào cổ, mặt người hầu thường bạnh ra, đỏ,thì thế mới là thật đồng), lúc này người hầu dâng phải khéo léo móc một ngón tay vào dây thắt cổ để cho dãn bớt (vì dù là thật đồng nhưng Đức Thánh Ông chỉ giáng li giáng lai trên đầu đồng);“rạch lưỡi” nghĩa là dùng con dao hay vật nhọn rạch vào lưỡi người hầu để lấy máu (gọi là Đức Ông ban “dấu mặn”) sau đó phun ra tờ giấy phù hoặc rượu, có người xin giấy phù mang về để hộ thân trừ tà, có người bị tà mà quấy nhiễu lại xin rượu có máu, uống để trục tà; ngoài ra còn có uống dầu sôi, nung nóng bàn cuốc rồi đặt chân lên… Tuy nhiên, hiện nay, các lối hầu cổ như vậy đã ít dần, chỉ còn một số người khi hầu Đức Đại Vương Trần Triều là có thể làm như vậy. Làm như thế người ta gọi là làm phép nhà Trần ra uy, vậy nên văn hát giá Đức Thánh Ông Trần Triều có một số đoạn như: “Thánh Ông có lệnh truyền ra Các quan thủy bộ cùng là chư dinh Hô vang trấn động Nam thành Đánh Đông dẹp Bắc tung hoành mọi nơi” Hay khi Đức Ông về ra uy tróc tà (lên đai thượng hay rạch lưỡi ban dấu mặn) người ta cũng hát rằng: “Phép ông đôi má thu phình Lưỡi thời lấy huyết quyết linh thần phù” Do quan niệm dân gian nên khi có tà mà dịch bệnh người ta thường cầu đảo Đức Thánh Trần để sát quỷ trừ tà, nhất là phụ nữ bị bệnh về sản khoa (theo dân gian, phụ nữ bị bệnh sản khoa là do quỷ Phạm Nhan gây ra, mà Đức Ông lại là người đã chém đầu quỷ Phạm Nhan); ngoài ra có câu chuyện còn kể rằng nếu có giặc dã, vào đền xin Đức Ông mà thấy tráp kiếm có tiếng kêu bên trong thì nhất định là thắng lớn. Đền thờ Đức Thánh Ông Trần Triều cùng với gia đình và tướng lĩnh của ông được nhân dân lập lên ở khắp nơi nhưng uy nghiêm và nổi tiếng nhất phải kể đến: Đền Kiếp Bạc ở Chí Linh, Hải Dương, được lập lên trên nền dấu tích ở nơi mà năm xưa ngài cho đóng quân doanh Vạn Kiếp, sau đó phải kể đến hai ngôi đền ở đất Nam Định, nguyên quán của ngài, đó là Đền Cố Trạch (Đền Trần) và Đền Bảo Lộc, đều thuộc Thiên Trường, Nam Định. Ngoài ra còn có Đền Phú Xá ở Hải Phòng (tương truyền là nơi đóng quân nghỉ chân năm xưa) Ngày tiệc Đức Thánh Trần thường được tôn là ngày “giỗ Cha” của toàn thể dân tộc Việt Nam vào ngày 20/8 âm lịch (là ngày Đức Ông hóa) và được tổ chức long trọng nhất tại đến Kiếp Bạc. Ngoài ra vào giữa đêm ngày 14/1 âm lịch còn có tổ chức ban ấn của Đức Thánh Trần tại Đền Bảo Lộc.
2, đức ông đệ tam Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng Đệ Tam Vương Tử. Đức Thánh Ông Hưng Đạo Đại Vương có tất cả bốn người con trai gọi là: Tứ Vị Vương Tử, nhưng chỉ có Đức Ông Đệ Tam là thường được hầu trong hàng Trần Triều. Ông vốn là con trai thứ ba của Hưng Đạo Vương, sau này, trong khi hỏi ý kiến về di nguyện của An Sinh Vương Trần Liễu trước đây, Đức Đại Vương có hiểu lầm ẩn ý trong câu trả lời của ông nên nghĩ rằng ông muốn tạo nghịch phản nên sai ông ra trấn thủ đất Vân Đồn, Quảng Ninh (thực chất là đày ông ra đó) và không cho ông phủ phục trước di quan khi Hưng Đạo Đại Vương mất. Tuy bị hàm oan, phải chịu đày ải ra cửa ải nhưng ông vẫn một lòng vì nước vì dân, có công lớn trong công cuộc trấn giũ cửa ải ở đất Quảng Ninh. Vì công lao của ông trong việc trấn ải ở cửa biển nước ta nên người đời suy tôn ông là: Đức Đệ Tam Phó Súy Đông Hải Đại Vương Trần Quốc Tảng, còn trong tín ngướng hầu đồng người ta thường thỉnh ông là : Đức Ông Đệ Tam hay Đệ Tam Đức Thánh Ông Cửa Suốt Cửa Đông. Thông thường những người hầu Hội Đồng Trần Triều thường hay hầu về Đức Ông Đệ Tam. Khi về ngự đồng, ông thường mặc trang phục màu đỏ giống với Đức Thánh Trần, hoặc cũng có một số nơi người ta cũng mặc áo trắng (có điều này sỡ dĩ là vì sự giao thoa giữ tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần và Đạo Mẫu Tứ Phủ nên coi hàng Đệ Tam mặc áo trắng, hơn nữa ông cũng trấn giữ nơi cửa biển (thoải) là Cửa Đông Cửa Suốt) và cũng làm các ấn phép giống với Đức Đại Vương như: lên đai thượng, rạch lưỡi ban dấu mặn, thư phù bắt quyết…Trong văn Đức Ông Đệ Tam cũng có đoạn hát kể về điển tích của ông như: “Thời Trần Thị mở mang Nam Hải Đức Đệ Tam dòng dõi kim chi” Đền thờ Đức Ông Đệ Tam quy mô và bề thế nhất là Đền Cửa Ông ở ngoài Quảng Ninh. Ngày đại tiệc của Đức Ông Đệ Tam là ngày 3/2 âm lịch 3, vương cô đệ nhất Quyên Thanh Công Chúa Trần Thị Trinh. Cô là con gái lớn của Hưng Đạo Đại Vương. Cô lấy vua Trần Nhân Tông, trở thành Vương Phi Nhất Phẩm đương triều, danh tiếng bậc nhất nên danh hiệu là: Đệ Nhất Nữ Thần Nương Tiến Cung, sau này cô được vua Trần Nhân Tông gia phong là: Đệ Nhất Khâm Từ Hoàng Hậu Quyên Thanh. Sau này cô đi tu, theo vua Trần Nhân Tông lên Yên Tử, và cô đã cùng với các cung phi khác thác hóa ở chùa Giải Oan, Yên Tử, Quảng Ninh. Rất hiếm khi có người hầu về Đệ Nhất Vương Cô mà chỉ thỉnh cô tráng mạn (vì cô theo dòng tu ở ẩn trong núi nên hiếm khi ra ngự đồng, thế nên chỉ có một số ít các thanh đồng theo chân tu mới hầu cô). Khi ngự đồng cô mặc áo đỏ (có thể thêu rồng phượng hoặc áo gấm), đầu đội khăn đóng (khăn vành dây), dùng von đỏ thắt dải buộc lên. Cô thường được thờ cùng với Đức Đại Vương ở trong các đền phủ. Tuy nhiên ở Đền Kiếp Bạc và Đền Bảo Lộc thì cô lại ngồi cận bên tả Đức Vương Phi (hay Vương Phu Nhân của Hưng Đạo Vương). Ngày tiệc của Vương Cô Nhất là 12/1 âm lịch. Khi thỉnh cô, văn thường hát rằng: 4, vương cô đệ nhị Đệ Nhị Vương Cô (Vương Bà) Đại Hoàng Công Chúa Trần Thị Tĩnh. Cô là con gái thứ của Hưng Đạo Đại Vương. Còn tương truyền rằng Vương Phu Nhân nằm mộng thấy vì sao sa xuống rồi lại thấy rồng ấp bên mình thì mang thai cô vào năm Bính Thìn. Cô tuy là con gái ruột của Đức Đại Vương và Vương Phu Nhân nhưng sau này lại phải đổi ra thành nghĩa nữ lấy hiệu Anh Nguyên (Thủy Tiên) Quận Chúa. Nên danh hiệu của cô là: Đệ Nhị Nữ Đại Hoàng Anh Nguyên Quận Chúa. Sở dĩ vậy là có lí do: Hưng Đạo Vương rất quý mến Phạm Ngũ Lão, muốn gả cô cho Đức Ông họ Phạm, nhưng quy định của tôn thất nhà Trần là phải lấy người trong hoàng tộc, để bảo vệ ngai vàng. Vậy nên Đức Ông phải cho cô ra làm con nuôi, để khỏi phạm vào hoàng luật. Cô mang danh nghĩa tử của Hưng Đạo Vương, kết duyên cùng Phạm Ngũ Lão, trở thành Phạm Điện Súy Phu Nhân. Cũng có khi, cô còn thay quyền Hưng Đạo Vương, chấp chính ba quân, cô cũng không hề ngại gian nan, sát cánh cùng cha nơi chiến trường trong sự nghiệp vệ quốc thời Trần. Sử nhà Nguyên xưa cũng chép rằng: Công Chúa (tức chỉ Vương Cô) dáng thanh như ngọc da trắng như ngà, dáng đi khoan thai giọng nói dịu dàng nhưng khi ra trận thi uy dũng, nam nhi ít người sánh bằng. Khi hầu về hàng Hội Đồng Trần Triều, giá Đệ Nhị Vương Cô hay được hầu nhất (vì cũng theo một số quan niệm, thì Đệ Nhị Vương Cô thường hay theo về bên Tứ Phủ, vậy nên những người hầu Trần Triều cùng với Tứ Phủ thường hay mở khăn giá Đệ Nhị Vương Cô). Khi ngự đồng cô thường mặc trang phục giống như Vương Cô Nhất nhưng không phải màu đỏ mà là màu vàng, tuy nhiên cũng do ảnh hưởng của Tứ Phủ, một số nơi hầu Vương Cô Đôi lại mặc màu xanh, và hiện giờ thì đa phần người ta thường dùng màu xanh, khi ngự, cô dắt một chiếc kiếm và cờ lệnh sau lưng, còn tay thì cũng cầm một kiếm một cờ lệnh. Trong hàng Trần Triều, cô là giá thứ 3 có làm phép để trừ tinh tróc tà, khi hầu cô người ta thường làm một số phép như: xiên lình (nghĩa là lấy chiếc ngạnh nhọn bằng sắt trắng, xiên từ má này sang má kia, bên trong miệng phải có ngậm quả cau. Tuy nhiên hiện giờ cách xiên lình này không mấy người làm được mà nếu có người nào hầu về cô làm phép xiên lình thì thường chỉ dùng hai chiếc ngạnh, đêm vào hai bên má rồi xoắn lại cho nó chọc sâu vào má chứ không xiên từ bên này sang bên kia như lối cổ), ngoài ra còn có phép tiến lửa tróc tà (nghĩa là người hầu về cô đốt một bó hương rồi cho vào mồm ngậm tắt, vậy nên còn gọi là ăn lửa). Cô mang danh nghĩa tử của Hưng Đạo Vương, kết duyên cùng Phạm Ngũ Lão, trở thành Phạm Điện Súy Phu Nhân. Cũng có khi, cô còn thay quyền Hưng Đạo Vương, chấp chính ba quân, cô cũng không hề ngại gian nan, sát cánh cùng cha nơi chiến trường trong sự nghiệp vệ quốc thời Trần. Sử nhà Nguyên xưa cũng chép rằng: Công Chúa (tức chỉ Vương Cô) dáng thanh như ngọc da trắng như ngà, dáng đi khoan thai giọng nói dịu dàng nhưng khi ra trận thi uy dũng, nam nhi ít người sánh bằng. Trong hàng Trần Triều, cô là giá thứ 3 có làm phép để trừ tinh tróc tà, khi hầu cô người ta thường làm một số phép như: xiên lình (nghĩa là lấy chiếc ngạnh nhọn bằng sắt trắng, xiên từ má này sang má kia, bên trong miệng phải có ngậm quả cau. Tuy nhiên hiện giờ cách xiên lình này không mấy người làm được mà nếu có người nào hầu về cô làm phép xiên lình thì thường chỉ dùng hai chiếc ngạnh, đêm vào hai bên má rồi xoắn lại cho nó chọc sâu vào má chứ không xiên từ bên này sang bên kia như lối cổ), ngoài ra còn có phép tiến lửa tróc tà (nghĩa là người hầu về cô đốt một bó hương rồi cho vào mồm ngậm tắt, vậy nên còn gọi là ăn lửa). Cô cũng thường được thờ với Đức Đại Vương trong các đền phủ. Nhưng riêng ở Đền Kiếp Bạc và Đền Bảo Lộc, cô lại ngồi cận bên hữu của Đức Vương Phu Nhân. Ngày tiệc của Vương Cô Đôi là ngày 5/5 âm lịch. Trong khi hầu cô, văn thường hát những đoạn như: “Cô Đôi tên hiệu Đại Hoàng Quê cô Bảo Lộc, Thiên Trường, Trần Quan” 5, cô bé nhà trần Tiên Cô Bé trấn giữ Cửa Suốt. Cô Bé Cửa Suốt là cháu gái của Hưng Đạo Vương, cùng với Đức Ông Đệ Tam trấn ải, quyền cô thống lĩnh ba quân, thủy binh trấn giữ ở ngoài Cửa Suốt vậy nên được gọi là Cô Bé Cửa Suốt (“Cô Bé” ở đây do thứ bậc của cô trong Hội Đồng Trần Triều, chứ cô không giống với các Cô Bé trong hàng Tiên Cô của Tứ Phủ). Còn có sử ghi lại cô vốn là Tĩnh Huệ Công Chúa, còn gái của Đức Ông Phạm Ngũ Lão và Đệ Nhị Vương Cô Đại Hoàng Công Chúa, nên còn gọi là Phạm Điện Súy Công Nữ Tử, sau này lại lấy vua Trần Anh Tông vậy nên có danh hiệu là Anh Tông Hoàng Đế Thứ Phi. Giá Cô Bé Cửa Suốt cũng thường hay được hầu, khi ngự về đồng cô cũng mặc trang phục giống với Nhị Vị Vương Cô nhưng là màu trắng (cũng là do sự ảnh hưởng của Tứ Phủ), thông thường cô hay cầm mái chèo và lá cờ lệnh, chèo thuyền ra trấn giữ Cửa Suốt, nhưng khi đánh trận, về ngự đồng cô cũng múa kiếm và cờ lệnh Cô Bé Cửa Suốt được thờ trong Đền Cửa Ông cùng với Đức Ông Đệ Tam, nhưng cô cũng có ngôi đền nhỏ riêng ở gần Đền Cửa Ông và được gọi tên là: Đền Cô Bé Cửa Suốt hay Đền Cặp Tiên. Ngày tiệc của cô là ngày 2/3 âm lịch. 6, cậu bé cửa ông Thánh cậu chấn giữ cửa đông,cậu bé cửa suốt lá cháu trai của Hưng đạo đại vương, cậu ngang hàng với cô bé cửa suốt,cậu là cậu bé quận trấn giữ trong đền Cửa ông.được đức ông đệ tam trao quyền trấn giữ cửa đôngng(cách gọi cậu bé là do thứ bậc của cậu trong hội đồng trần triều,chứ không giống với các vị thánh cậu khác). Cậu rất ít khi ngự về đồng,cậu chỉ về đồng khi hầu chính tại bản đền cậu,vào những ngày tiệc của cậu.
mình xin góp ý là bạn nên cho thêm tranh ảnh và rút ngắn bài viết 1 cách có thể, như vậy sẽ hay hơn, dù sao cũng cảm pnw chủ topic
vang rat cam on anh da chi giao.e con nhieu thieu sot khi dang bai.mot so thao tac e chua ro lam.mong duoc moi nguoi chi bao them.