Hành: Làm, đem làm, đi. Khiển: phân phát, sai khiến. Hành khiển là vị Thần coi việc nhân gian trong một năm. Người Trung hoa tin tưởng có 12 vị Thần Hành Khiển cai quản 12 năm theo 12 con giáp, mỗi vị trách nhiệm một năm và cứ luân phiên nhau. Mỗi vị Thần Hành Khiển có một Phán quan đi theo giúp việc. Sau đây là danh sách 12 vị Thần Hành Khiển và Phán quan trong 12 năm, theo các sách của người Tàu truyền lại: 1.Năm Tý: Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn Hành Binh chi Thần, Lý Tào Phán quan. 2.Năm Sửu: Triệu Vương Hành Khiển, Tam thập lục phương Hành Binh chi Thần, Khúc Tào Phán quan. 3.Năm Dần: Ngụy Vương Hành Khiển, Mộc Tinh chi Thần, Tiêu Tào Phán quan. 4.Năm Mão: Trịnh Vương Hành Khiển, Thạch Tinh chi Thần, Liêu Tào Phán quan. 5.Năm Thìn: Sở Vương Hành Khiển, Hỏa Tinh chi Thần, Biểu Tào Phán quan. 6.Năm Tỵ: Ngô Vương Hành Khiển, Thiên Hải chi Thần, Hứa Tào Phán quan. 7.Năm Ngọ: Tấn Vương Hành Khiển, Thiên Hao chi Thần, Nhân Tào Phán quan. 8.Năm Mùi: Tống Vương Hành Khiển, Ngũ Đạo chi Thần, Lâm Tào Phán quan. 9.Năm Thân: Tề Vương Hành Khiển, Ngũ Miếu chi Thần, Tống Tào Phán quan. 10.Năm Dậu: Lỗ Vương Hành Khiển, Ngũ Nhạc chi Thần, Cự Tào Phán quan. 11.Năm Tuất: Việt Vương Hành Khiển, Thiên Bá chi Thần, Thành Tào Phán quan. 12.Năm Hợi: Lưu Vương Hành Khiển, Ngũ Ôn chi Thần, Nguyễn Tào Phán quan.
Xin hỏi bạn một chút (sorry trước nha, tôi chỉ muốn mở mang k thức thôi! hj) - Bạn cho hỏi hành năm là quyết định bởi "thiên can và địa chi" bài viết này chỉ đề cập đến địa chi, vậy thiên can không có liên quan gì hay sao? theo đương nhiên hành khiển thì 60 năm hoa giáp không có liên quan gì hay sao? vd theo chu kỳ hoa giáp thi Năm tý có: (canh, nhâm, giáp, bính, mậu)tý không lẽ nào chúng giống nhau hết sao? - Bạn cho tôi hỏi màu Mũ của 12 vị đương nhiên hành khiển này thay đổi như thế nào trong bộ mũ Bình Thiên?
) cái bạn thắc mắc hơi bị khó đấy.vì sách vở để lại chỉ có 12 vị cho 12 năm tương ứng với 12 con giáp thôi.còn chi thần kia ko phải là thiên can địa chi đâu.nó là danh hiệu của ng hầu ông hành khiển đấy cùng với vị phán quan.Mà 12 ông toàn là danh hiệu của các đời vua cổ bên tầu thôi. Bình thiên chỉ có tước đế như Ngọc Hoàng và tam quan đại đế được đội thôi.chứ đương niên khâm thừa đế mệnh giáng sinh hạ giới thì sao đc đội dc.đêm giao thừa thì chỉ có 1 cái mũ thần linh tai chuồn để tượng trưng thôi.
Hi, Anna thật là ^^) tôi đã hỏi thế đương nhiên là không phải thắc mắc cái tên của mấy vị quan đương nhiên hành khiển rồi. Cái tôi chưa thấy hợp lý là mỗi niên canh đều có "Can -chi" song hành cùng, vậy cớ sao ấn định nói năm Tý, sửu . . .Hợi thì ông này ông kia, nên tôi mới thắc mắc đó! Còn bộ 05 mũ Bình thiên trong các đàn hầu thì tôi chắc chắn có một mũ là của quan đương nhiên hành khiển (4 cái còn lại là Ngọc Đế, Nam tào, Bắc Đẩu, Bản cảnh). cái này có lẽ Anna nhầm rồi đó, giống nhiều người nhầm là mũ của Ngũ vị tôn quan.
chết chết. Đương niên đương cảnh ko phải là đương nhiên. còn chả bao h có 5 mũ bình thiên.bh ng ta vẽ ra thì t chịu chứ,T dám cược là ko bao giời nam tào bắc đẩu đương niên đương cảnh dc đội mão bình thiên.bình thiên có 4 chiếc dành cho 4 phủ đại đế trong đó có ngọc hoàng.còn các vị khác đều là mũ cánh chuồn
Anna không đọc kỹ hay sao mà thắc mắc "đương niên đương cảnh không phải là đương nhiên" ô thế hả Anna? T được bóng thánh chỉ cho chứ không phải học đường trần (mới đầu t cứ tưởng là của ngũ vị tôn quan, hj) thế theo Anna trong đàn mã tứ phủ (ngoài long chu tượng mã, nốt tam đầu . . . ) thì năm cái mũ lớn trên Công đồng là của những vị nào
còn cái bạn thắc mắc thì có lẽ phải gọi hỏi ông nào trước viết ra cái này nhé.hậu sinh biết làm sao dc.)
Trong vũ trụ có sao Mộc (木星 Mộc tinh, Jupiter) mà phương Đông gọi là sao Thái Tuế 太歲, 12 năm quanh hết một vòng mặt trời. Hàng năm đi ngang qua một cung trên đường Hoàng đạo, ứng với 12 cung (mỗi cung 30 độ) từ Tý đến Hợi hay từ Bạch Dương đến Song Ngư. Khi sao Mộc đi vào cung Tý năm đó gọi là năm Tý, đến cung Sửu năm đó là năm Sửu …vào cung Hợi là năm Hợi. Vì vậy đó là sao năm hay sao Thái Tuế và được tôn là vị “Hành khiển thập nhị chi Thần” 行遣十二之神. Năm nay (03/02/2011-23/01/2012) sao này đi vào cung Mão nên là năm Tân Mão 辛卯 và trị niên Thái Tuế là Phạm Nịnh Đại tướng quân 太歲辛卯年范甯大將君. Phan Kế Bính trong Việt Nam Phong Tục viết: Tục ta tin rằng mỗi năm có một “Đại Vương Hành Khiển” 行譴大王 coi việc nhân gian, hết năm thì Thần nọ bàn giao công việc cho Thần kia, cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới. Cúng tế cốt ở tâm thành, và lễ cúng vào nửa đêm nên đượm vẻ thần bí trang nghiêm. Cựu vương Hành Khiển bàn giao công việc cho tân vương thay đức Ngọc Hoàng để coi sóc nhân gian trong một năm cho đến giờ phút giao thừa năm sau. Đây chính là các vị Thần Thời gian. Có Mười hai vị Đại vương, mỗi năm một vị cai quản cõi nhân gian là Thập nhị Hành Khiển đại vương, tính theo Thập Nhị Địa Chi 十二地支, bắt đầu là năm Tý, cuối cùng là năm Hợi. Hết năm Hợi cũng quay lại năm Tý với Đại vương Hành Khiển 行譴大王 mười hai năm về trước. Các Đại vương này còn được gọi là “Dương Niên Chi Thần” 陽年之神, là quan Văn, lo việc thi hành những mệnh lệnh của Ngọc Hòang Thựơng đế, trình lên Ngọc Hòang những việc đã xảy ra. Mỗi Đại vương Hành Khiển đều có một vị Hành Binh 行兵尊神 là quan Võ lo giữ an ninh, trật tự địa phương. Đồng thời còn có một Phán Quan 判官尊神 là Thư ký giúp việc, việc ghi chép công, tội của mọi người, mọi gia đình, mọi thôn xã, mọi quốc gia. Mỗi kíp vị Thần trực ban một năm, có trách nhiệm như trên đã nói cai trị thế gian trong toàn niên, xem xét mọi việc hay dở của từng người cho đến từng quốc gia, sau đó đệ trình đến những Toà, Cung, Phủ, trình tấu lên Ngọc Hoàng mọi việc để định công luận tội. Trong các vị Hành Khiển Đại Vương , có vị nhân đức, có vị cương trực và cũng có vị khắc nghiệt. Nhiều năm có các loạn thiên thời, lọan đạo binh, nạn thủy tai, hỏa tại… tục tin rằng đó là do các vị Đại Vương Hành Khiển trừng phạt nhân gian vì tội lỗi của mọi người. Các vị Đương niên chi Thần này cuối năm soạn tấu tâu trình dâng trước Ngọc Đế và Ngọc Đế lấy đó làm căn cứ chỉ dụ cho vị Phán quan Hành khiển mới sắp xuống trần thay người cũ mà thưởng phạt. Do đó khi Dâng sao giải hạn hay cúng giỗ, đặc biệt trong Lễ Trừ tịch đêm Giao thừa cần khấn, sắm áo vải đúng mầu với đương niên chi Thần mỗi năm. Tên quan theo Thập Nhị Địa Chi nhưng mầu sắc Bài vị và Áo quấn quan lại theo Ngũ hành: năm hành Kim (Canh, Tân) mầu vàng; Mộc (Giáp, Ất) mầu trắng; Thủy (Nhâm, Quý) mầu xanh; Hỏa (Bính, Đinh) mầu đỏ, Thổ (Mậu, Kỷ) mầu đen.
thì bạn ghi là đương nhiên hành khiển thì t bảo bạn là đương niên,ko phải là đương nhiên, 5 mũ trên công đồng thì tất nhiên của 5 quan lớn rồi.
Theo lời giải thích của bạn thì Tên cuả 12 vị này là theo 12 địa chi. Còn màu của bài vị quan phục luân chuyển theo tuế luật âm dương ngũ hành: Kim -Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ Thank bạn nhiều nha!
EM thấy các bác có nói mũ của quan hành khiển, và nhiều gia đình cũng mua mũ áo quan thần linh nữa, vậy mũ quan hành khiển bày ở ngoài trời còn mũ quan thần linh vẫn bày trong nhà phải không ạ