Lễ Hội Phủ Giầy xưa và nay

Thảo luận trong 'Di tích và Danh thắng' bắt đầu bởi Trí Minh, 4/7/11.

Lượt xem: 2,035

  1. Trí Minh

    Trí Minh Active Member

    Trí Minh xin post tặng anh chị em thông tin sưu tầm được về lễ hội tháng 3 của trung tâm tín ngưỡng Tứ Phủ Việt Nam - Để bạn đọc pâhf nào hình dung được sức ảnh hưởng tâm linh mạnh mẽ của đức Liễu Hạnh Thánh Mẫu - Vân Hương Cung Chủ của tứ phủ.


    Lễ Hội Phủ Giày trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thường diễn ra trong 10 ngày đầu tháng ba lịch trăng. Thường diễn ra như sau:

    - Ngày 30 tháng hai: Các đền phủ mở cửa, quét dọn sạch sẽ. Buổi tối làng vào làm lễ nhập tịch hay lễ giao nhằm trình với Mẫu và các vị thần linh việc chuẩn bị lễ hội đã làm xong.

    - Ngày mồng một tháng ba: Chính thức vào Hội.


    Bên Tiên Hương: Dòng họ Mẫu tế nhập hội ở Phủ Giày và Phủ Nội, Khải thánh từ.

    Bên Vân Cát: Làng cũng làm lễ nhập hội.


    - Ngày mồng 2 tháng ba:


    Bên Tiên Hương: Quan viên hàng xã tổ chức lễ rước nước, kèm theo rước đuốc, khiêng kiệu từ phủ Tiên Hương ra lấy nước ở đền Giếng vào bình sứ rước về tắm tượng Thánh Mẫu (lễ mộc dục). Sau đó làm lễ cáo yết. Lễ vật căn cứ vào bia Khải Định năm thứ 10 (1295). (Tiên Hương phủ tự điền bi ký: Đệ niên tam nguyệt sơ nhị nhất cáo yết, sơ tam nhật chính tế (hàng năm, ngày mồng hai tháng ba tế cáo yết, ngày mồng ba chính tế)).


    - Ngày mồng 3 tháng ba: Phủ Vân Cát làm lễ cáo yết. Phủ Tiên Hương làm làm lễ chính tế kỵ nhật Thánh Mẫu Liễu Hạnh (Vân Cát phủ tự điền bi ký, Khải Định năm thứ 10 (1925): Đệ niên tam nguyệt sơ tam nhật cáo yết…,sơ tứ nhật chính tế (hàng năm ngày mồng 3 tháng ba tế cáo yết, ngày mồng bốn chính tế).


    - Ngày mồng 4 tháng ba: Phủ Giáp Ba Bảo Ngũ rước thỉnh kinh lên chùa Dần (Tháp Giang tự) rồi rước về Phủ.


    - Ngày mồng 5 tháng ba: Phủ Vân Cát rước Thánh Mẫu lên chùa Dần (Tháp Giang tự) để thỉnh kinh. Khi đi qua Phủ Thông có rước thêm kiệu Trịnh Thái phi Trần Thị Ngọc Đài.


    Ca dao làng Vân Cát:


    Bốn phương thu lại một nhà

    Mồng năm rước Mẫu thật là vui thay

    Kiệu hoa võng giá đủ đầy

    Cờ đầu thoắt đã đến ngay chùa Dần.

    - Ngày mồng 6 tháng ba: Phủ Tiên Hương rước Thánh Mẫu Liễu Hạnh về chùa Gôi thỉnh kinh, rồi lại rước về Phủ.


    - Ngày mồng 7 tháng ba: Phủ Tiên Hương tổ chức hội Hoa trượng 500 phu hội 6 tổng miền thượng kéo chữ gậy hội trước sân Phủ.


    - Ngày mồng 8 tháng ba: Phủ Vân Cát tổ chức Hội hoa trượng, 500 phu hội 6 tổng miền hạ kéo chữ gậy hội trước sân Phủ (Văn bia Hàng hội Vân Cát, Khải Định năm thứ 10 ghi rõ: “Vân Cát tổ chức hội kéo chữ vào ngày mồng tám tháng ba”.


    - Ngày mồng mười tháng ba: Làng lễ tạ và đóng của Phủ
     

    Bình Luận Bằng Facebook

  2. Trí Minh

    Trí Minh Active Member

    Ngày nay, từ năm 1997, Nhà nước cho mở lại Hội Phủ Giày, tiến hành từ mồng 3 đến mồng tám tháng ba (âm lịch). Ngoài việc bố trí cho nhân dân vào hành lễ được thuận lợi an toàn, Ban tổ chức còn mở nhiều cuộc thi hát chầu văn, diễn các trò chơi dân gian, múa rồng, khôi phục lại Hội hoa trượng và rước thỉnh kinh trong địa bàn xã.


    Trong ngày hội, người đi lễ rất đông, con công đệ tử, thanh đồng tín nữ mặc quần áo xanh đỏ vàng sặc sỡ, khăn chầu áo ngự chỉnh tề, đầu đội mâm lễ vật rồng rắn vào các phủ đền làm lễ. Người đi lễ đủ mọi thành phần, nhưng đông nhất vẫn là phụ nữ. Hình như các bà các chị tìm thấy ở Mẫu một sự đồng cảm, gần gũi vì Mẫu đã từng là người con gái, là người vợ, người mẹ với bao nỗi lo toan cuộc đời.




    Người đi lễ mang theo đồ lễ, lễ vật được chuẩn bị chu đáo từ nhà. Trong cung Mẫu, người đi lễ chỉ đặt hương hoa bánh trái tinh khiết. Người đi lễ thường bắt trước nhau, “Trước sao sau vậy”, thường theo các bước: đặt lễ, thắp hương, lạy, cầu khấn. Một số còn xin âm dương, đọc sớ, đốt sớ, hoá vàng. Có nhiều người tự khấn rất bài bản, nhưng phần lớn thành tâm, cầu gì nói nấy, mong được và rấy tin tưởng được Mẫu chứng giám. Lời khấn xưa thường được gắn với khẩu ngữ “Lạy Mẫu mớ bái”, nhưng hiện nay thường khấn với khẩu ngữ nhà chùa “Nam mô a di đà Phật”.


    Trong lễ nghi phụng thờ Mẫu thì hầu đồng (hầu bóng, lên đồng) được coi là nghi lễ đặc trưng. Hầu đồng nghĩa là nghi lễ gắn bó chặt chẽ với tín ngưỡng nguyên thuỷ. Theo một số thanh đồng thì hầu đồng là hầu bóng của thần linh, là nghi thức nhập hồn của thần linh vào tâm linh của người ngồi hầu bóng, cảm thấy có sự giao hoà của thần linh và tâm linh. Trong buổi hầu đồng, người lên đồng theo từng giá đồng, có trang phục có lễ vật thích hợp với nội dung từng giá đồng. Trong hầu đồng, hát văn (có cung văn) và người hầu đồng múa theo là yếu tố có ý nghĩa tín ngưỡng quan trọng, có tính nghệ thuật cao. Hát văn thường được gọi là “chầu văn”. Mỗi giá đồng đều có một cung văn phục vụ họ. Họ là người am hiểu tín ngưỡng Tứ Phủ, hiểu sự tích của các vị Thánh Mẫu và các vị thần trong Tứ Phủ, thuộc các bài văn về từng vị, có giọng hát hay vày sử dụng thành thạo các nhạc cụ dân tộc. Người hầu đồng còn biểu hiện tình cảm, tính cách của từng vai thần linh theo điệu múa riêng mang tính dân gian kết hợp với lời ca tiếng nhạc như múa chèo đò, hái hoa, bắn cung, múa hèo, cưỡi ngựa (1) v.v
     
  3. Trí Minh

    Trí Minh Active Member

    Trong lễ hội, ngày đông vui nhất là rước thỉnh kinh, xin miêu tả đám rước xuống chùa Gôi của Phủ Tiên Hương trước cách mạng Tháng Tám năm 1945:

    [WRAP="left"]http://lehoi.cinet.vn/UserData/Image/Articles/2972010215848.jpg[/WRAP]

    Từ sáng sớm, thiện nam, tín nữ, thanh đồng các nơi đã đổ về Phủ Giày. Người đi xem hội cũng ngày càng đông. Đám rước bắt đầu từ sân Phủ, kéo dài hàng cây số, dẫn đầu là những lá cờ thần màu sắc sặc sỡ, nhiều đội kèn trống, đội nhạc bát âm, các thanh đồng vác chấp kích, bát bảo xếp hàng đôi. Tiếp đó một chiếc xe tay sang trọng chở hoà thượng chùa Tiên Hương, mặc áo cà sa đội mũ hoa sen, tay cầm cành phan, tay lần tràng hạt. Rồi đến nhiều cỗ kiệu: Kiệu bát cống đặt bát hương, kiệu long đình để rước kinh, kiệu võng đều có màn che để Mẫu ngự. Kiệu phần lớn do nữ đệ tử khăn chầu áo ngự lần lượt thay nhau vào khiêng. Đi sau kiệu là các nữ thanh đồng ăn mặc khăn chầu áo ngự đầu đội các hộp vuông bọc lụa thêu kin tuyến, trong để khăn, áo dài, đồ trang sức và các vật dùng của Thánh Mẫu. Nam thanh đồng mặc quần trắng, áo dài đen, thắt lưng xanh đỏ, đội khăn đỏ, tay cầm chấp kích đồng, xếp hàng hai. Tiếp theo là đoàn xe tay sơn đen, gọng đồng sáng loáng chở các quan tỉnh, quan huyện chở chánh tổng Đồng Đội và trưởng dòng họ Mẫu. Sau đến dân trong họ Mẫu xếp hàng đôi, cuối cùng là đông đảo dân thôn và dân xem rước đi theo đám rước. Nhiều người vừa đi vừa đọc kinh, hát những bài chầu văn về Mẫu, giọng ê a thành kính. Để giúp vui và giữ trật tự cho đám rước, trên đường dài 5-6 km, có sự tham gia của đội rồng Bảo Ngũ, Dương Lai, nhiều đội múa sư tử, múa hạc, múa gậy, múa cờ, thay phiên nhau lượn múa lên xuống hai bên đám rước. Người đứng hai bên đường xem rước rất đông, nhưng không ai dám chèo lên cây, lên tường nhà để xem rước, thường gần trưa đám rước mới lên tới chùa Gôi trên núi. Nhà sư và các quan khách vào làm lễ trong chùa, nghỉ ngơi tại đó đến chiều, sau khi đặt các quyển kinh lên kiệu đám rước lại rồng rắn trở về phủ làm lễ yên vị.


    Người đi xem hội Phủ Giày thường mua mía “đường trèo”, một loại mía được trồng ở vùng Phố Cát (Thạch Thành, Thanh Hoá), cây cứng và ngọt lại để được đến tháng 3. Họ dùng mía làm gậy để đi lễ được nhiều đền, leo được núi và khi khát thì ăn. Có lẽ vì mía chống làm gậy nên gọi là mía “đường trèo” (có người gọi lệch là mía “phường chèo”).


    Đường xá đi lễ hội trước đây rất khó khăn, khách hàng hương nơi xa, tỉnh khác thường phải nghỉ lại ở Phủ Giày. Do đó dân làng Tiên Hương, Vân Cát đã tổ chức nhà trọ, nấu cơm khách. Nhiều nhà còn mua sẵn gà, nếp để khách hành hương mua sắm làm lễ vật. Có nhà còn làm sẵn mái chanh, nhà sàn, khi vào hội thì dựng nhà tạm để khách nghỉ trọ.

    Ngày nay, việc đi lại thuận tiện, đường giao thông của xã Kin Thái được sửa sang rộng rãi, sạch sẽ nên tuy khách về đông, nhưng vẫn có thể đi lễ trong ngày là về được
     
  4. Trí Minh

    Trí Minh Active Member

    [WRAP="right"]http://news.image.soixam.com/content/1586689_1S.jpg[/WRAP]Ngoài ra trong Bia Kí của Vân Cát Phủ có chép 12 năm một lần đại hội rước Mẫu từ Sùng Sơn ra Kim Thái như sau :

    Sáng mồng 3 tháng 3 chồng kiệu ở sân Sùng Sơn rước tượng Mẫu an vị lên kiệu Bát cống, rước phong mão áo mẫu lên võng rồi quan viên hàng tổng cùng với Tổng Đốc Thanh Hóa tế Mẫu một tuần. Sau tuần tế rước Thánh giá xuất du ra ngự đèo Ba Dội nghỉ ở đó các làng rước kiệu thành hoàng làng ra nghinh thánh giá rồi cả đoàn Nghênh Thánh Giá ra Đền Dâu. các làng hàng tổng đền Dâu rước thành hoàng ra nghinh thánh giá cùng nghỉ ở đền Dâu một đêm. 4 h sáng mồng 4 rước mẫu qua thị xã Ninh Bình độ hà qua sông. Tổng Đốc Hà Ninh trước đó chỉ đạo cho dân phu bắc cầu phao qua sông để rước Thánh giá Mẫu độ hà. chiều mồng 4 rước mẫu về chùa Gôi, chùa Báng, chùa Tiên, rồi rước về phủ Vân Cát, thành hoàng các làng tùy tòng thánh giá tuần tự xếp kiệu ở sân phủ. Sáng mùng 5 Tổng Đốc Nam Định thay Vua chủ tế lễ vật gồm Bò 2 con, cau 4 buồng, rượu 3 vò, xôi 3 mâm. mùng 6 rước Thánh giá sang ngự phủ Tiên Hương, mồng 7 hội hoa trượng phủ Tiên Hương, mùng 8 hội hoa trượng phủ Vân Cát. Mồng 9 cung nghinh thánh giá hồi quy Sùng Sơn. trên đường về Thành Hoàng làng nào làng đó thứ tự cáo mẫu rút lui ở địa phận làng mình. Thánh giá về đến Sùng Sơn quan viên bản tổng tế Hoàn Cung rước Thánh Cung an vị,đến 12 tháng 3 thì đóng của đền. Lại nói Thánh giá tuần du đến đâu thì các làng đều phải nghinh thành hoàng làng đó ra cung nghinh đón rước, hai bên đường từ Sùng Sơn về Kim Thái dân chúng bày nhang án thành kính cung nghinh Thánh Giá ngự qua, không ai dám đứng ở chỗ cao, trèo cây hay nghiêng ngó láo lơ, tất cả đều trật tự trang nghiêm khi Thánh Giá tuần du qua. Thiết nghĩ ngày nay khó mà thực hiện lại được việc cung nghinh Thánh Giá Mẫu từ Sùng Sơn về thăm quê được như xưa.
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/7/11

Chia sẻ trang này