Lễ hội đền Trần và câu hỏi "Phát hay không phát?"

Thảo luận trong 'Tin tức Đạo Mẫu' bắt đầu bởi kuangtuan, 20/7/11.

Lượt xem: 1,163

  1. kuangtuan

    kuangtuan New Member

    Dân Việt) - Hội thảo liên quan đến lễ hội đền Trần Nam Định được tổ chức vào hôm 18.7.11 để bàn về tục “phát ấn” lộn xộn khiến dư luận bức xúc, nhưng kết luận vẫn chưa làm rõ được có bỏ hay không tục lệ này.


    • 3 khủng hoảng
    Theo nghiên cứu của Viện Văn hóa nghệ thuật (VHNT), với mô hình tổ chức lễ hội đền Trần như hiện nay đã lâm vào mức độ “khủng hoảng” cần giải quyết. Đó là khủng hoảng trong nhận thức của người dân về giá trị chiếc ấn đền Trần không đúng với thực chất của nó; khủng hoảng về hình ảnh bởi phương án tổ chức chưa đáp ứng được số lượng người tham dự, chưa lường hết các rủi ro khi tổ chức một sự kiện có quá đông người tham dự, chưa có những chiến dịch truyền thông hiệu quả; khủng hoảng về chiến lược tổ chức một sự kiện văn hóa, khi chúng ta quá kỳ vọng vào nó trong khi điều kiện tổ chức sự kiện còn hạn chế.
    [​IMG]Chen lấn ở lễ hội đền Trần 2011.
    Đây cũng là lý do xây dựng đề án tổ chức lễ hội đền Trần Nam Định năm 2012. Theo PGS-TS Lương Hồng Quang – Phó Viện trưởng, đề án đưa ra 2 phương án: Chỉ khai ấn chứ không phát ấn và khai ấn như thường lệ, phát ấn vào ngày hôm sau và kéo dài trong 2, 3 ngày trên cơ sở thực hiện thật tốt các hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự, vệ sinh, môi trường.
    Nếu làm theo phương án 1, mọi việc sẽ “nhẹ khỏe” hơn nhiều. Còn nếu theo phương án 2, PGS Quang đưa ra một số định hướng. Theo đó, sẽ tổ chức phát ấn theo nguyên tắc phân luồng với hai cửa vào ra và hệ thống hàng rào “dích dắc” trong thời gian từ 7 giờ sáng 15 tháng Giêng đến 18 giờ ngày 16 tháng Giêng. Mỗi cá nhân chỉ được tối đa 2 ấn và lễ tạ hay công đức tùy tâm vào các hòm công đức đặt tại các nơi quy định chứ không phát ấn và công đức tại một địa điểm.

    • Phát hay không phát?
    Xoay quanh đề án trên, cùng với việc nhìn nhận thực trạng lễ hội đền Trần thời gian qua với đủ cả tích cực, tiêu cực, đã có nhiều ý kiến sôi nổi và trái chiều. Đại diện dòng họ Trần ở Nam Định và Hội đồng Trần tộc VN cũng như các cụ đại diện cho người dân thôn Tức Mặc khẳng định việc khai ấn, phát ấn là không thể bỏ.
    Hơn thế, các cụ nhiệt liệt yêu cầu vẫn làm đúng theo lề thói cũ, không dây dưa sang những ngày hôm sau bởi sẽ nảy sinh rất nhiều vấn đề phức tạp về an ninh, môi trường, trật tự, dịch vụ lưu trú… khi có một lượng quá đông du khách phải chờ đợi.
    Theo TS Trần Mạnh Quảng – Chủ tịch Hội đồng Trần tộc VN thì bất cứ đại lễ mang tính quốc lễ, truyền thống dân tộc đều có lúc trầm hùng, có lúc náo nhiệt thì có những hiện tượng xô đẩy khó tránh khỏi. Nhưng không thể vì thế mà làm mất đi truyền thống bao đời nay vào giờ Tí ngày rằm tháng Giêng.
    Tôn trọng mong muốn được nhận ấn của mọi người, nhưng cũng phải thống kê đầy đủ bao nhiêu người nhận ấn được thăng quan tiến chức, đỗ đạt, nhưng cũng có bao nhiêu người khuynh gia bại sản, sa sút, gia đình lục đục. Nếu chưa làm được thế thì sự cuồng tín này còn đi đến đâu?TS Trần Chiến Thắng - nguyên Thứ trưởng Bộ VHTTDL

    Ngược lại, cũng có những ý kiến thẳng thắn, dứt khoát kêu gọi hãy từ bỏ một hoạt động không có thực, thiếu cơ sở lịch sử.
    TS Nguyễn Hồng Kiên – Viện Khảo cổ học VN khẳng định qua những chứng cứ từ tư liệu: Không hiểu sao lại có sự sáng tạo ra cái gọi là lễ khai ấn đầu xuân. Nếu nói nghi lễ, hoạt động này có giá trị, thì chỉ đối với dân làng sở tại chứ không phải là với đất nước.
    TS Kiên nói: “Trước nay chưa từng có lễ khai ấn, phát ấn rầm rộ như thời gian qua khiến cho chúng ta phải bàn bạc một cách đối phó như thế này. Hãy để công việc này cho nhà đền, còn Nhà nước, các cơ quan quản lý thì nên đứng ngoài!”.
    Việc phát hay không phát ấn, nếu phát thì làm thế nào, và tổ chức, quản lý lễ hội đền Trần ra sao sẽ không dừng lại ở đây mà còn được bàn thảo xem còn chừng lâu lâu nữa.
    Hy vọng đến mùa hội năm 2012, Bộ VHTTDL và UBND tỉnh Nam Định- nơi tổ chức lễ hội độc đáo nhưng cũng quá nhiều “điều tiếng” sẽ tìm ra được đáp số cuối cùng.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

  2. hoang.bao198x

    hoang.bao198x Super Moderator

    Theo bản thân mình nếu mà vẫn có những tình trạng như mọi năm thì không nên tổ chức lễ phát ấn nữa, nếu cứ làm với những hình ảnh như vậy sẽ làm mất đi giá trị văn hóa của lễ hội phát ấn, làm mất đi cái mục đích ban đầu
     
  3. truclamthientruong

    truclamthientruong New Member

    Xuyên tạc Lịch sử?

    0 giờ đêm nay (tức là đêm 14 tháng giêng âm lịch) : Sẽ có nghi lễ xuyên tạc lịch sử ở Nam Định

    [​IMG]

    Ấn nhà Trần được khắc mới bằng vi tính. Đây là ấn giả bởi chữ Cương (nghĩa là chỗ giới hạn) ấn khắc thiếu bộ Thổ thành ra chữ Cường (nghĩa là mạnh, nhiều hơn) mang nghĩa phản phúc: Tích Phúc Vô Cường (Ban Phúc Không Mạnh?)

    [​IMG]

    Đêm nay vào lúc 0 giờ sẽ tổ chức Lễ khai ấn Đền Trần tại Nam Định có hàng vạn người chen chúc nhau để xin tờ giấy có dấu của cái "ấn" khắc bằng vi tính để mong được thăng quan, tiến chức ;

    - Tôi đọc chính sử không hề chép có Lễ khai ấn Đền Trần; Tôi tìm đọc các thư tịch cổ, các văn bia liên quan đến Đền Trần không thấy ghi có cái Lễ khai ấn Đền Trần; Hồi nhỏ sống gần Đền Trần tôi không thấy tổ chức lễ này ?

    -Tôi đề nghị các nhà nghiên cứu văn hóa Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch hãy đưa ra các các chứng cứ khoa học xác nhận về nguồn gốc của cái gọi là "Lễ khai ấn Đền Trần" ?

    Ts Nguyễn Hồng Kiên

    Quê gốc Nam Định, hồi tránh chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, tôi theo ông nội sơ tán về ở ngay trong chùa Phổ Minh, ngay cạnh đền Trần, tôi chẳng được biết gì về lễ khai ấn. Lớn lên, đi học khoa Lịch sử (Đại học Tổng hợp Hà Nội) tôi chưa từng được nghe các Thày nói đến cái lễ hội này.

    Phải chăng vì bấy giờ điều đó được/bị coi là “mê tín dị đoan” ?

    Đến gần đây, bị anh em bạn bè vặn hỏi, rồi có người nhờ lấy ấn, tôi cứ ớ ra không hiểu ra làm sao cả.

    Tôi lang thang trên mạng mãi, chẳng tìm được tài liệu gì.

    Tình cờ thấy bạn mitdac trong tranh luận có dẫn nguồn sách: “Di tích lịch sử văn hóa đền Trần- chùa Tháp tỉnh Nam Định- NXB VHDT 2008”

    (http://diendanvanhoathethao.net/showthread.php?t=7833&page=10)
    Đường link này đảm bảo đáng giá ngàn vàng !

    Tôi phải nhờ anh em kiếm hộ mãi mới được, nên nay mới viết entry này dù định viết về vấn đề này lâu rồi.

    Cuốn Di tích lịch sử văn hóa đền Trần- chùa Tháp tỉnh Nam Định tôi có là “đời 2010” (NXB VHDT tái bản lần thứ hai, 500 cuốn vừa in xong và nộp lưu chiểu quý I/2010).

    Tác giả của cuốn sách là Cử nhân văn hóa Trịnh Thị Nga (Hội viên hội Khoa học lịch sử Nam Định; Hướng dẫn viên Ban quản lý khu di tích lịch sử-văn hóa đền Trần-chùa Tháp, thành phố Nam Định).

    Cuối sách có phần phụ lục “Lễ hội truyền thống tại đền Trần, chùa Tháp” dày 14 trang (từ 160 đến 173).

    Mục “Tìm trong lịch sử”, tác giả dẫn 03 tư liệu cũ. Xin được dẫn đổi lại cho đúng thời gian sớm-muộn như sau:

    1. Sách “Nam Định dư địa chí” của Nguyễn Ôn Ngọc viết năm 1893. Mục Phong tục có viết: “Đền thờ vua Trần ở xã Tức Mặc, hằng năm đến ngày Rằm tháng Giêng có hội vật. Xã Đệ Nhị hằng năm đến ngày Rằm tháng Tám, xã Phụ Long ngày Mười Tám tháng Bảy đều có hội đua thuyền: Tục ngữ nói rằng: “Ba năm chúa mở khoa thi/ Đệ Nhất thì xướng, Đệ Nhì thì bơi/ Đệ Tứ thì đánh cờ người/ Phương Bông tứ xứ mồng Mười tháng Ba””…

    2. Sách “Nam Định địa dư chí lược” (2 tập Thượng và Hạ) của tiến sỹ Khiếu Năng Tĩnh viết đầu thế kỷ 20. Tập Hạ viết về phong tục ở Tức Mặc như sau: “Tức Mặc có lệ 15 tháng Giêng đấu vật ở miếu Trần, Thượng Lỗi có lệ thi xôi ngày 5 tháng Giêng, tế nữ quan vào ngày 6 tháng Giêng tại nơi thờ bà Thục Côn. Phụ Long, Đệ Nhì có lệ thi chèo thuyền vào ngày 18 tháng Bảy. Phương Bông và Đệ Tứ hát Bài bông, đánh cờ, bói cá vào ngày 10 tháng Ba; ngày này có lệ hát nữ “Thái bình an lạc” buổi tối, ai hơn sẽ được thưởng một mâm xôi đỗ xanh và 10 quan tiền”...

    3. Văn khắc trên tấm bia để ở hành lang bên trái chùa Tháp, do Trần Trọng Hàng soạn khắc năm Duy Tân thứ Tám (1914)...

    Phiên âm: Trần miếu tự nam Quan Âm kiều ký

    Cung thẩm Nam Định tỉnh, Tức Mặc quý hương phụng sự Trần miếu, nguyên lệ mỗi tế Xuân, đán chi vọng hội đồng đại lễ. Địa phương quan phụng mạng chí tế duy cẩn, tiền nhất nhật, hương chi Tráng Kiện, Động Kính, Thượng Bái tam thôn hiệp đồng đại lễ phụng ấp Lộc Quý, Hạ Lộc, Hậu Bồi tam xã, phụng nghinh long giá nghệ yết Phổ Minh tự, tham bái cung nghinh long giá nghệ yết Phổ Minh tự, tham bái cung nghinh Trần triều nhân miếu Giác hoàng Tiên đế Trúc Lâm đệ nhất tổ hương lô tiên miếu đại tự lễ thành, thứ nhật phục nghinh hồi tự an vị đính tạ hồng cư. Hất kim tam niên nhất cử khâm quốc điển chí long trọng dã. Gian nghinh đạo sở kinh ước thập dẫn ngoại hữu kiều yêu giá Đại Hán Khố Nhi xứ giao cừ chi thường dĩ thông thủy lai dĩ vận công nông…

    [​IMG]

    Dịch nghĩa: Bài ký cầu Quan Âm ở phía nam đền chùa nhà Trần

    Kính xét quý hương Tức Mặc thuộc tỉnh Nam Định nơi thờ tự của nhà Trần, theo lệ cũ mỗi năm cứ đến rằm tháng giêng thì hội đồng lễ lớn. Các quan địa phương vâng mệnh trên làm lễ rất là kính cẩn. Trước một ngày ba thôn Tráng Kiện, Động Kính, Thượng Bái hợp đồng với ấp thờ là ba xã: Lộc Quý, Hạ Lộc, Hậu Bồi xin rước long giá đến chùa Phổ Minh bái yết. Ngày ấy còn kính rước bát nhang Tiên đế Trần triều nhân miếu Giác Hòang Trúc Lâm đệ nhất tổ, từ chùa tới miếu nhà Trần làm lễ lớn xong ngày hôm sau lạI rước về chùa làm lễ yên vị đính tạ ơn to. Đến nay thì ba năm một lần tuân theo điển lệ quốc gia là rất long trọng. Trên quãng đường dài ước 10 dặm, có một ngôi cầu bắc qua trên con cừ tại xứ Đại Hàn Khố Nhi chỗ hai dòng nước giao nhau, nơi dòng nước này cốt để lưu thông phòng khi hạn úng và thuyền bè đi lại tiện lợi của nhà nông…"

    Đáng tiếc là cả phần phiên âm lẫn dịch nghĩa đều có những lỗi ngắt câu, rồi phiên chưa chuẩn âm – dịch chưa sát nghĩa. Đã thế lại trích hơi cụt.

    Đọc cả phần sau, tôi hiểu là văn bia ghi về chuyện làm 1 cây cầu để vừa phục vụ lễ rước vừa thuận tiện cho nông nghiệp.

    Văn bia cho biết về một lễ rước kiệu thờ từ 3 thôn [Tráng Kiện (?), Động Kính (tức làng Kênh, thờ Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng), Thượng Bái (làng Bái, thờ tướng Lư cao Mang)] và 3 xã [Lộc Quý (làng Lốc, thờ Thái sư Trần Thủ Độ), Hạ Lộc (Bảo Lộc, thờ Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn), Hậu Bồi (thờ Chiêu Minh vương Trần Quang Khải)] về chùa Phổ Minh, rồi rước bát hương vua Trần Nhân tông (tức Điều Ngự Giác Hoàng, tổ thứ nhất Thiền phái Trúc Lâm) từ chùa tới đền Trần để làm lễ. Xong, lại rước trả về.

    Tuy nhiên, rõ ràng cả 03 tư liệu cũ được viện dẫn ĐỀU KHÔNG HỀ NÓI ĐẾN MỘT LỄ KHAI ẤN NÀO ?

    Nói cách khác, theo mục “Tìm trong thư tịch cổ”, cho đến năm 1914, trong các lễ hội của cả khu vực đền Trần KHÔNG CÓ “TIẾT MỤC KHAI ẤN”!
    Tôi hy vọng có người sẽ trưng ra nhiều cứ liệu hơn Cử nhân Trịnh Thị Nga ?

    Chính sử không hề chép gì về “lễ khai ấn”

    Trước hết, xin trình bày quan điểm của tôi về Chính sử:
    Tôi cho rằng chỉ có 2 bộ Chính sử là: “Đại Việt sử ký Toàn thư” (thường được gọi tắt là Toàn Thư) và “Khâm định Việt sử Thông giám Cương Mục” (thường gọi tắt là Cương Mục)

    Wikipedia cho rằng : Đại Việt sử ký Toàn thư (chép về các sự kiện lịch sử nước Việt Nam (Quốc sử) qua các thời đại từ Kinh Dương Vương đến thời nhà Lê trung hưng năm 1675) là cuốn sử Việt Nam cổ nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay do nhiều sử gia từ thời nhà Trần và nhà Hậu Lê soạn thảo ra.

    Cuốn sách được Ngô Sĩ Liên, một nhà sử học thời Lê Thánh tông viết với sự tham khảo và sao chép lại một phần từ các cuốn Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu thời nhà Trần và Đại Việt sử ký tục biên của Phan Phu Tiên (thời nhà Lê nhưng trước Ngô Sĩ Liên) và được các nhà sử học khác như Vũ Quỳnh, Lê Tung, Phạm Công Trứ, Lê Hy v.v.. hiệu chỉnh và bổ sung thêm sau này. Tên gọi chính thức của cuốn sách này do Ngô Sĩ Liên đặt.

    Còn Khâm định Việt sử Thông giám cương mục là bộ chính sử của nhà Nguyễn, do Quốc Sử Quán triều Nguyễn soạn thảo vào khoảng năm 1856-1881.

    Bộ sách này gồm 53 quyển (5 tiền biên và 47 chính biên).

    Nội dung gồm: Tiền biên: Trải từ thời Hồng Bàng cho đến hết năm 967, khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong loạn 12 sứ quân. Chính biên: Từ năm 968 khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi cho đến năm 1789, khi hết thời nhà Hậu Lê (đời Lê Chiêu Thống).

    [​IMG]

    Cá nhân tôi coi 2 bộ sử này là SỬ LIỆU GỐC, có tính chính thống. Cho dù được soạn thảo muộn hơn, nhưng Cương Mục có cách viết khác, dễ đọc hơn, và bổ xung cho Toàn Thư.

    Tất nhiên, có những sự kiện không thấy chép trong cả 2 bộ sử này. Nhưng sự việc (mà tôi cho là đã bị xuyên tạc) có liên quan tới Vua thì Sử quan không thể không chép (đặc biệt là trong Toàn Thư). Nếu đến cả Cương Mục cũng không chép thì chuyện đó là “sáng tác” không đáng tin cậy.

    Bấy giờ, tôi đã đọc lại rất kỹ phần chép về thời nhà Trần trong cả Toàn Thư lẫn Cương Mục. Và tôi thấy Chính sử không hề chép gì về cái gọi là “lễ khai ấn”

    Lúc ấy tôi chỉ mới có 2 phản biện quan trọng là:

    1/Không thể có chuyện như VGP News viết: “… Tục truyền, hàng năm các vua nhà Trần mở lễ khai ấn đầu năm để thưởng công, phong tước… “

    Đọc lại Sử, tôi thấy nhà Trần rất quy củ trong việc PHÂN QUAN PHONG TƯỚC:
    Toàn Thư (Bản Kỷ – Quyển V) chép rất rõ: “ Bính Ngọ, Thiên Ứng Chính Bình năm thứ 15 [1246], Tháng 3, xét duyệt các quan văn, võ, trong ngoài. Cứ 15 năm 1 lần xét duyệt, 10 năm thăng tước 1 cấp, 15 năm thăng chức 1 bậc. Chức quan nào khuyết thì chức chánh kiêm chức phó. Chánh phó đều khuyết thì lấy quan khác tạm giữ, đợi đủ hạn xét duyệt thì bổ chức ấy“

    Năm nào cũng phong thì lấy tước đâu mà phong ?

    Vả chăng, như đã kể trong entry “Sorry” hôm 18/3, vua cha (Thượng hoàng) Nhân tông từng mắng vua con (Anh tông): – “Sao lại có một nước bé bằng bàn tay mà phong quan tước nhiều như thế?” khiến cho vua con rất thận trọng khi ban chức tước

    2/ Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn-Thể-Du) đã đưa ra những thông tin sai : "Tương truyền sau khi chiến thắng quân Nguyên lần thứ nhất, vào ngày 14 tháng Giêng, vua Trần đã mở tiệc chiêu đãi tại phủ Thiên Trường và phong chức cho các quan, quân có công"

    Toàn Thư (Bản Kỷ – Quyển V) chép:

    “Đinh Tỵ, Nguyên Phong năm thứ 7 [1257], (Tống Bảo Hựu năm thứ 5). Tháng 12, ngày 12, tướng Nguyên Ngột Lương Hợp Đải xâm phạm Bình Lệ Nguyên


    Vua thân hành đốc chiến, xông pha tên đạn. Quan quân hơi núng, vua ngoảnh trông tả hữu, chỉ có Lê Phụ Trần một mình một ngựa, ra vào trận giặc, sắc mặt bình thản như không.

    …vua mới lui quân đóng ở sông Lô. Phụ Trần giữ phía sau. Quân giặc bắn loạn xạ, Phụ Trần lấy ván thuyền che cho vua khỏi trúng tên giặc.

    Thế giặc rất mạnh, [vua] lại phải lui giữ sông Thiên Mạc.

    … Vua lập tức dời thuyền đến hỏi Thái sư Trần Thủ Độ, Thủ Độ trả lời: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, bệ hạ đừng lo gì khác”

    Ngày 24, vua và Thái tử ngự lâu thuyền, tiến quân đến Đông Bộ Đầu, đón đánh, cả phá được quân giặc. Quân Nguyên chạy trốn về, đến trại Quy Hóa, chủ trại là Hà Bổng chiêu tập người Man ra tập kích, lại cả phá bọn chúng.

    Mậu Ngọ, Nguyên Phong năm thứ 8 [1258], (từ tháng 3 về sau là Thánh tông Thiệu Long năm thứ nhất, Tống Bảo Hựu năm thứ 6). Mùa Xuân, tháng Giêng, ngày mồng Một, vua ngự chính điện, cho trăm quan vào chầu. Trăm họ yên nghiệp như cũ.

    Định công phong tước: cho Lê Phụ Trần làm Ngự sử đại phu; lại đem công chúa Chiêu Thánh gả cho. Vua nói: “Trẫm không có khanh, thì đâu có ngày nay. Khanh hãy cố gắng để cùng được trọn vẹn về sau“

    Chỉ từng đó cũng đã đủ thấy NGƯỜI TA đã xuyên tạc lịch sử như thế nào


    Bài này được biên tập lại từ bài viết của Nhà văn Phạm Viết Đào trên Baoblog.net tháng hai năm 2011

    Sau bài này sẽ có một bài "bình lựng" của truclamthientruong
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/7/11

Chia sẻ trang này