Lăng Thánh Mẫu Liễu Hạnh Phủ Dầy Thánh Mẫu Liễu Hạnh có ba độ sinh hoá nhưng giai đoạn giáng sinh lần hai ở Phủ Dầy làm con gia đình họ Lê lấy tên Lê Thị Thắng, còn gọi là Giáng Tiên là anh linh hơn cả có sự anh linh hỉên hiện, kì dị bất thường nổi trội hơn cả và cũng để lại nhiều huyền thoại, ấn tượng trong dân gian hơn cả. Trong sách Nam Định địa dư chí của đệ tam giáp tiến sĩ Khiếu Năng Tĩnh, là quan quốc tử giám tế tửu biên soạn năm Tự Đức thứ 32 (1879), Khiếu Năng Tĩnh thi đỗ làm quan, ông đã đề tâm tra cứu mảnh đất, con người quê hương, phải mất mấy thập kỉ sau mới thành sự. Niên hiệu Duy Tân thứ 9 (1915),Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược mới được ra đời . Phần giới thiệu Huyện Vụ Bản có ghi : - Tại xã Tiên Hương có ngôi mộ cổ, bốn phía cây cối xanh tốt, không khí mát mẻ, cảnh sắc u tịch. Tương truyền là mộ Công Chúa Liễu Hạnh, có bia mộ nhỏ nhưng không có chữ. Nhân dân trong vùng, làng xóm các nơi mỗi khi có tật bệnh thường ra khu lăng mộ này hái lá, bẻ cành, hoặc đào rễ cây về sao sắc uống. Thường thì khi đến hái lá phải thắp hương trên mộ, khấn vái cầu xin sẽ khỏi bệnh. Nếu tự tiện hái lá, lại đem lời nhạo báng tất bị ốm đau. Nhưng nếu đem lễ vật ra mộ sám mối thì bệnh tất lại bình thường. Lễ vật chủ yếu là hương hoa, cốt tâm thành là được. Có một viên quan ra mộ nghịch ngợm, về nhà bị ốm lại sửa lễ rất to rồi khấn vái vẻ kiêu căng ngạo mạn, do đó bệnh không khỏi, mà cả vợ y cũng bị sốt cao, sau viên quan đó phải thân hành ra mộ làm lễ xám mối bệnh tình mới lui. Khu mộ này bằng đất, đến thời vua Minh Mệnh quan huyện cho xây viền khu mộ lại xây bệ bằng gạch cho mọi người đến đặt lễ cầu may, tại cổng có câu đối ghi: “ Hoa thảo sao chiên năng liệu bệnh Kính thành tuỳ phục tức an khang ”. ( Lấy cỏ hoa sao sắc mà dùng khi đau ốm Tâm thành cầu khấn lại khoẻ như xưa ) . Những tình tiết trong Nam Định địa dư chí để thấy thêm về sự thể rõ ràng của người con gái họ Lê, lấy chồng họ Trần và 21 tuổi qua đời, có mộ phần an táng tại cánh đồng Quan xứ Cây Đa thuộc Tiên Hương. Từ phần mộ bằng đất qua ảnh chụp Lăng Mẫu 1936 đã dược hoàn chỉnh vào năm 1938. Lăng hoàn toàn bằng đá xanh, trên khu đất rộng hơn ngàn mét vuông ở cánh đồng màu xứ Cây Đa cách núi Tiên Hưong khoảng 1km và bên kia núi là mộ tổ họ Trần Lê. Khi lăng hoàn thành, Thánh Mẫu Liễu Hạnh đã giáng bút, lời thơ giáng bút có bốn câu thơ chữ hán và 23 câu thơ lục bát, được Hội Xuân Kinh phổ hoá Đào chi đệ tử nam nữ phụng lập trên bia đá ngày tốt tháng Ba, Niên hiệu Bảo Đại Mậu Dần (1938): Vạn vật đo tòng tạo hoá công Bạch đầu thương nhĩ phúc du đồng Thông minh tự ngã hoàng thiên phú Vô loan liễu tục dữ đào hồng. Muôn vật từ xưa tạo hoá xây Trẻ già đều hưởng phúc vui đầy Trời cho thông sáng lòng ta được Liễu biếc đào hồng cảnh đẹp thay Dưới bốn câu thơ chữ hán, còn có bài thơ lục bát nói lên việc xây dựng lănglà do tình cảm tốt đẹp, hay nói khác là có duyên của mọi người, việc làm tốt đẹp này sẽ làm vui lòng Mẹ và Mẹ sẽ độ trì cho đàn con có cuộc sống yên vui hạnh phúc : “ Khen người mài sắt có công Nên kim chẳng quản những công dùi mài Có duyên mà cũng có tài Năm trăm năm lẻ lâu dài là đây Đội ơn trời đất cao dầy Lập đền sửa mộ xưa nay mấy người ? Phen này mẹ cũng lòng vui Vui non vui nước vui trời bao la Tiên Hương Vụ Băn quê nhà Mẹ đây Đời xưa cho đến đời nay Lê Triều kim thượng gần rày sáu trăm Đố ai tính được mấy năm Sáu ngàn có lẻ vầng trăng vẫn tròn Xuân kinh Phổ Hoá đàn con Đàn con Phổ Hoá là con hữu tình Hữu tình mẹ cũng thương tỉnh Đắp xây Lăng mộ chứng minh có trời Tiên hương linh tích muôn đời Trường xuân phúc quả thảnh thơi lâu dài Có duyên ở cũng có tài Thực là tình mẹ lâu dài nghĩa con Khá khen một tấm lòng son ”. Tấm bia lưu giữ bài giáng bút đựoc đặt trong nhà bia làm kiểu bốn mái cong cong, đỉnh mái là búp sen, bốn đầu kìm góc đao là chim phượng. Nhà bia làm rất công phu, lại hài hoà duyên dáng. Hệ thống cột vuông lại có đấu thượng và bệ được soi chỉ kép công phu, Đặc biệt là trên mặt hai cột chính diện được khắc nổi câu đối chữ Nôm, nổi lên thân thế ba lần sinh hoá, nêu tấm gương rất hiếu nghĩa, rất mực chung thuỷ với Mẫu. Lăng xây theo kiểu hình vuông mỗi cạnh 24m, từ ngoài vào trong tạo năm lớp tường hoa theo cấp độ khác nhau, tường trong cao hơn tường ngoài, tuy chiều cao tương hoa đều 1m mà vẫn thấy rõ sự vươn dần lên phần mộ, và bốn mặt tường hoa đều có cửa lên mộ, mỗi cửa lại có một bình phong làm kiểu cuốn thư, đục trạm hoa lá cách điệu nghệ thuật. Mỗi cạnh tường hoa có hai trụ góc, hai trụ công do vậy mỗi vòng tường có 12 trụ, trên mặt đấu và 1 búp sen khiến 5 vòng tường có 60 búp sen, đây là con số tròn trĩnh một hội ( 60 ) mà thuyết âm dương đã đề cập. Hoạ tiết trang trí trên các tường hoa cũng không đơn giản, lớp ngoài tạo chấn song, lớp thứ hai tạo chữ “thọ ”, lớp thứ ba tạo nổi chữ “ vạn ” và nền là kiểu trang trí “cẩn qui ” ( hình mai rùa ) đều đặn. Lớp thứ tự trạm các vòng tròn lồng vào nhau và lớp trên cùng tạo hình ống hương bao quanh phần mộ. Các trụ cổng cửa 5 vòng tường hoa đều trạm chỉ, tạo đấu, chạm câu đối mà nét chữ thật tài hoa, gợi cảm. Hoạ tiết và chữ ở vòng tường hoa cũng toát lên ý nghĩa trường tồn và từ thiện. Từ bốn cửa đông, tây, nam, bắc đều lên được phần mộ. Mộ tạo hình bát giác, mỗi cạnh dài 1m. Thân mộ trên có miệng loe ra, rồi vát lên thành mái, nhưng cẫn để lộ phần đất trống có đường kính 2.6m. là đường thông âm dương. Mỗi cạnh ở phần mái vát lại được soi chỉ và tạo 21 bông hoa nhỏ và tất cả quanh mộ có 168 bông hoa nhỏ . Đăc biệt các trụ cổng lên mộ đều khắc câu đối nội dung tán dương công đức Mẫu: - Câu đối cửa phía Đông:Từ ái nhất tâm nhân phụ mộHiếu trinh thiên cổ nữ anh phong ( lòng từ một lòng người kính mộHiếu trinh ngàn thủa đẹp tiếng thơm ) - Câu đối cửa phía Tây:Diệu pháp huy chương chương bác quậnVân phàm phố tế tế Nam Phương . ( phép lạ sáng ngời, ngời đất Bắc Mây lành che chở giúp dân Nam ). - Câu đối cửa phía Nam :Bất tử sinh linh sơn hà tịnh thọNhư sinh khí phách thiên địa trường tồn .( Không thể mất, sự tốt đẹp và anh linh còn mãi với non sôngChết như sống, khí tiết hào hùng tồn tại lâu dài cùng trời đất ) . - Một câu đối khác như sau :Trắc dĩ nan đàn sơn thốn thảoẢm hà bội giác thuỷ chi nguyên .( Uống giọt nước sông càng nghĩ về nguồn nước chảyTrèo lên núi Dĩ ( núi Mẹ ) khó đền tấc cỏ tươi xanh ) . Lăng Mẫu gần đây cũng được tu sửa lại thêm khang trang và hoành tráng. Ví như xây thêm nhà thờ Mẫu khá đồ sộ và khang trang, hay tu sửa lại sân ở Lăng cho rộng rãi và lối vào thật hoành tráng.Lăng Mẫu hiện nay đã trở thành một di tích không thể thiếu được khi mỗi khách hành hương vê với lễ hội Phủ Dầy.Và ngày càng nhiều các du khách về thăm quan dâng hương lên mộ phần bày tỏ tấm lòng thành kính đối với Mẹ.