Lai Lịch Công Chúa Liễu Hạnh

Thảo luận trong 'Bài viết nghiên cứu Đạo Mẫu' bắt đầu bởi Tú bờm, 2/10/13.

Lượt xem: 4,467

  1. Tú bờm

    Tú bờm New Member

    tác giả bài viết : ĐỒNG NGỌC HOA


    Tam thế giáng sinh thiên hạ mẫu
    Thiên thu hiển hoá địa trung thần

    Câu đối của quan giám sát ngự sử Đồng Công Viện viết năm Vĩnh Thịnh( 1712)

    Văn bia tại phủ Nấp với tiêu đề Quảng Cung linh từ bi ký do Nguyễn Đình Việp.(lúc đó là tri huyện Đại An) soạn năm Cảnh Hưng thứ hai(1741) nói về ba lần giáng sinh như sau:

    Lần thứ nhất:

    Truyền ngôn,tiền thân của Phạm Công ở xã Trần Xá là phó sứ có tội.Thượng đế xét lòng thành cầu khẩn của ông bà Phạm Công,mới cho con gáI thứ hai là công chúa Hồng Liên giáng sinh vào nhà ấy vào giờ dần ngày 6-3 niên hiệu Thiệu Bình năm đầu (1434) đặt tên huý là Tiên Nga, lớn lên tài sắc kiêm toàn, phụng dưỡng cha mẹ chọn đạo.Ngày 2-3-Quý Tỵ(1473) niên hiệu Hồng Đức thì hoá về trời đang tuổi 40 Dân sở tai nhớ ơn cứu bệnh giúp người nghèo,bèn lập đền thờ khói nhang tưởng mộ.

    Lần thứ hai:


    Ngài giáng xuống thôn Vân Cát xã Yên Thái ,vào nhà họ Lê có tên thị Thắng,lấy chồng người cùng xã tên là Trần Duy Đào, sinh được một trai tên là Duy Nhâm. Kể từ ngày Giáp dần tháng Giáp Thìn niên hiệu Thiên Hựu năm đầu 1557 đến ngày 3-3 niên hiệu Gia TháI thứ năm (1577) vừa tuổi 21 thì mất.


    Lần thứ ba:

    Ngài giáng xuông Tây Mỗ Huyện Nga Sơn vào giờ dần ngày 10-10 năm Khánh Đức thứ hai 1650 táI hợp với Đào Lang sinh được một con trai tên là Cổn,đến ngày 5-2 Cảnh Trị thứ 6(1668) trăI qua 19 năm mới trở về Đế sở.Từ đó Mẫu tuỳ nghi du ngoạn hoặc Đông Đô hoăc Lạng Sơn, ra oai cùng sĩ tử,tác phúc với muôn dân.

    (Theo Dương Văn Vượng)


    Qua các dị bản:

    Ngày xưa trên thiên đình,con gái Ngoc Hoàng tên là Liễu Hạnh,tính tình phóng túng ngang bướng,không chịu nge khuôn phép nhà trời.Ngọc Hoàng đẩy xuống trần gian ba năm.Liễu Hạnh bèn hoá thân thành cô gái đẹp,dựng quán tai chân Đèo Ngang trên đường thiên lý Bắc Nam là đoạn đường vắng,xưa có nhiều giặc cướp.Từ ngày có quán,mà chủ quán lại là cô gái đẹp nên ngày nào cũng đông khách.

    Khách vào ăn uống ngỉ ngơi rồi đi thì không sao,nhưng kẻ nào thấy chủ quán xinh đẹp giở thói cợt nhả trêu ghẹo,hoặc cậy thế thần làm điều bất chính thì khi về nhà không lăn đùng ra chết thì cũng hoá thành ngây dại bệnh tật.

    Chuyện chủ quán Đèo Ngang lan truyền khắp nơI,người cho nàng võ ngệ hơn người,kẻ bảo nàng là kẻ giang hồ quyến rũ trai tơ và làm điều không lương thiện.Cũng có người cho rằng nàng là tiên giáng thử thách phàm trần…Tiếng đồn đại xa gần khiến nhiều chàng trai vô công rồi ngề,con nhà quyền thế,khá giả đã đến Đèo Ngang.Hoàng tử con vua cũng muốn sai người đI bắt nàng về nhưng sợ vua cha ngiêm khắc quở trách. Song bởi tính hiếu sắc nên hoàng tử đã sai quân lính chuẩn bị võng cáng và cải trang làm con nhà giàu vượt thành đến Đèo Ngang.Khi gần đến nơI,Liễu Hạnh biết hoàng tử là kẻ tầm thường,không bản lĩnh mà kiêu ngạo,đam mê tửu sắc .Nàng hoá phép thành cây đào tiên mọc bên đường ,để hoàng tử ngồi nghỉ chân và trên cây có một quả chín mọng.Hoàng tử trông thấy thèm muốn,không thể ngồi yên ,vội trèo lên háI quả toan ăn. Lạ sao quả đào bỗn dưng mềm nhũn rồi thu nhỏ biến mất.Thấy vậy bọn thị vệ khuyên hoàng tử cẩn trọng, hoàng tử cũng chột dạ nhưng chưa hiểu căn nguyên,ý nghĩa răn đe của chủ quán đèo ngang,nên vẫn thúc dục bọn lính cáng đi cho nhanh…Khi găp chủ quán hoàng tử mê mẩn sững sở trước vẻ đẹp của nàng,cho rằng ở kinh đô các cung tần còn thua kém.Không cứ hoàng tử mà bọn thị vệ cũng ngẩn ngơ trước sắc đep kiều diễm của nàng.Đoàn người lân la ăn uống đến tận chiều,trời gần tối mà chẳng chịu đi,lại ngỏ lời xin ngủ đêm tại quán .Chủ quán khước từ không nổi đành cho nghỉ lại.

    Đêm trăng sáng dưới ngọn đèn dầu, chủ quán vẫn kiên trì ngồi tiếp chuyện hoàng tử.Lời nói của nàng êm dịu càng làm cho hoàng tử đắm say,quên lời hứa tìm cách ong bướm lả lơi.Trước sự thô bạo trăng gió sỗ sàng,chủ quán chạy vào buồng và hoàng tử không giữ thể diện đuổi theo giở trò xằng bậy.Chủ quán liền lên núi bắt con khỉ biến thành cô gái để đánh lừa hoàng tử .Trong cơn si mê không thấy chủ quán,nhưng thấy một cô gái khác trong buồng hoàng tử liền dở trò xuồng xã.Nhưng hắn liền rú lên vì trước mặt hắn không phảI cô gáI mà là con khỉ cáI lông lá đáng sợ và khi bọn lính ùa vào thì con khỉ biến thành con rắn,trườn qua mình hoàng tử leo lên xà nhà phun lửa phì phì ,để lai cảnh hoảng sợ mê sảng của hoàng tử và lính triều đình.Sau cơn hoảng hốt, bọn lính vội vã đua hoàng tử về kinh đô,mang trong mình căn bệnh mất trí,cười nói lảm nhảm.Hoàng hậu lo lắng chạy chữa thuốc thang,vừa bưng bít hành tung sai tráI của con,vừa tính chuyện cầu "Bát vị Kim Cương" trừ yêu quái.

    Nói về bát bộ Kim cương là do Phật Bà Quan Âm hoá phép ra hai cáI túi,một nổi ở biển đông , một ở xứ Thanh.

    Sau hai cái túi nở thành hai đoá hoa và mỗi đoá biến thành bốn vị tướng có đủ phép huyền diệu để đI các nơI tiễu trừ yêu quái.

    Triều đình sai người ra Xứ Thanh xin bùa của các vị Kim cương nên dần dần hoàng tử khỏi bệnh.Sau khi bình phục,hoàng tử kể lại chủ quán Đèo Ngang gieo vạ và vua Lê vô cùng bực tức, một mặt truất ngôI hoàng tử bởi tự tiện vi hành làm điều xằng bậy,một măt sai điều tra hành vi của chủ quán đèo ngang.Sau một thời gian vua Lê nhận được sớ tâu về một nữ yêu quái,hiện hình làm gái đẹp bắt hồn đàn ông,nếu không có tài cao thì khó khuất phục.Triều đình điều các phù thuỷ cao tay đi trừ yêu nhưng đều bị chủ quán đèo ngang làm cho đại bại .

    Triều đình cầu cứu tám vị Kim Cương và đại chiến diễn ra suốt ba ngày không phân thắng bại. Sau nhờ phép Phật Bà,chủ quán bị thu vào cái túi và đưa về triều đình trị tội.

    Vua Lê biết chủ quán là Liễu Hạnh công chúa ,con Ngọc Hoàng xuống trần trừng trị bọn đàn ông chòng ghẹo phụ nữ,áp bức kẻ cô đơn thì đổi giận làm vui,khuyên nàng đừng gây náo động…

    ít lâu sau ,Liễu Hạnh lại bị Ngọc Hoàng điều xuống trần gian ,lần này người dụng lều ở đèo Ba Dội,xây dựng tường hào,tạo vườn đủ hoa thơm cỏ lạ,có cá có chim trở thành thắng cảnh.Ai vào ngắm cảnh,ăn uống rồi đi thì không sao,còn nếu dở thói trăng hoa,trộm cướp lập tức bị trừng trị .

    Mấy năm sau Liễu Hạnh về trời để lại một con trai bàn tay thiếu ngón(lần trước sinh một con trai bàn tay sáu ngón) và đem gửi nhà sư nuôi thành tài.Như vậy là hai lần hạ trần Liễu Hạnh đều để lại cho đời nhân tài và truyền thuyết ở Nghệ tĩnh thì Trạng Quỳnh cũng là con của người.

    Sự tích trên đây có nhiều sự kiên không phù hợp với thư tịch bi ký,nhưng cũng cần suy ngẫm để thấy bối cảnh và sáng thêm huyền tích.

    Một số dị bản còn ghi sự việc Liễu Hạnh công chúa tính tình phóng túng thích đàn hát thi ca.Lúc ở Lạng Sơn làm thơ ngâm vịnh cùng Trạng,khi về Hồ Tây mở quán rượu đối thơ cùng Phùng Khắc Khoan và các nho sĩ họ Ngô,họ Lý.

    Lại có bản ghi Liễu Hạnh cùng hai thị nữ Quế Hoa và Thị Nương hạ trần ở Phố Cát,dân địa phương kính sợ lập đền thờ,triều đình sắc phong "Mã vàng công chúa"

    Có truyền thuyết ghi sự kiên giáng hoạ cho dân xảy ra đại chiến Sòng Sơn,triều đình bó tay ,phái nhờ Tiền quan thánh,hợp lực với bát vị Kim Cương đánh dẹp và nhờ Phật tổ Như Lai quy y mới yên.
    (1)Theo Mẫu Liễu -đạo và đời và Mẫu Liễu sử thi nxb văn hoá dân tộc năm 1999 và 2006

    Việc thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh là nét độc đáo mang bản sắc dân tộc vùng lúa nước châu thổ sông Hồng và các tỉnh trong cả nước có mối liên quan. Từ trên năm thế kỷ nay, tục thờ mẫu Liễu Hạnh song song tồn tại cùng đạo Phật cũng như tín ngưỡng thờ Thành hoàng, thờ danh nhân, danh tướng có công với nước như ở chùa là một điển hình.

    Tâm thức dân gian tôn vinh mẫu Liễu Hạnh trong hàng tứ bất tử Việt Nam, công đức lớn lao như Phù Đổng Thiên Vương, Chử Đồng Tử Tiên ông và Tản Viên Sơn thánh là những bậc thánh thần đạo cao đức trọng có công lớn với dân với nước, với hậu thế từ buổi bình minh lịch sử, mãi mãi tồn tại trong đời sống tinh thần dân tộc.

    Theo "Mẫu Liễu Sử Thi"của Hồ Đức Thọ thì Người xua đã ghi nhận hiện tượng nữ thần Liễu Hạnh công chúa là một sự kỳ lạ, qua sách truyền kỳ tân phả do nữ sĩ tài danh Đoàn Thị Điểm cùng nhiều tác giả khác viết về Thánh mẫu Liễu Hạnh. Song trong ý niệm dân gian thì lai lịch của Mẫu. Trên lãnh thổ Việt Nam vô cùng phong phú. Nó không bị bó hẹp trong thư tịch hán nôm, bi ký mà lan rộng trong truyền thuyết khắp luỹ tre xanh với lời hay ý đẹp của các câu đối, đại tự, các bài văn chầu, thơ ca cũng như hoạt động tín ngưỡng lễ hội… Nó không chỉ thể hiện ở Phủ Giầy Nam Định, Sòng Sơn Phố Cát, các tỉnh miền trung, Tây Hồ Thăng Long, Lạng Sơn, Ninh Bình, Thái Bình, Hà Nam mà xuất hiện khắp mọi nơi. Hình bóng bà chúa Liễu Hạnh như cây tùng bách bao trù m cho tất cả các vị thần linh khác, giúp các vị âm thần, dương thần dựa bóng mẫu để âm phù cho dân cho nước. Cứu chữa cho dân khỏi bệnh tật, vận hạn, đói nghèo do thiên tai… Dân gian tôn vinh Mẫu là Mẹ của thiên hạ, sánh cùng với Hưng Đạo Đại Vương của thời Trần hoặc Bát hải vua cha là những danh thần danh tướng hơn mẫu hàng trăm hàng ngàn năm tuổi.

    Ảnh hưởng của mẫu Liễu, một xu thế hồi cổ của cư dân nông nghiệp trồng lúa thuộc nhiều tỉnh, nhiều vùng đặc biệt là địa bàn châu thổ sông Hồng như Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hưng Yên, Hà Nội, Hà Nam… Vấn đề này không phải ngẫu nhiên mà là sự phát triển theo qui luật xã hội. Mẫu Liễu xuất hiện khi xã hội có đủ yếu tố chủ quan khách quan của tâm thể xã hội. Nó biểu hiện truyền thống tín ngưỡng văn hoá nguyên thuỷ của dân tộc. Nó cũng thể hiện xu hướng bài trừ "Vọng ngoại" do đó mà diện mạo tục thờ Mẫu Liễu Hạnh vừa phong phú, đa dạng vừa có ý nghĩa độc lập tự chủ và mặc dù dân chúng đã đang cảm nhận sự hư hư thực thực. Mặc dù đang có sự bán tín bán nghi hay nói cách khác đó là hình tượng mẫu Liễu Hạnh mờ mờ ảo ảo. Nhưng theo dấu vô hình vẫn tìm thấy hương sắc, tiềm ẩn một sử thi vĩnh cửu văn hoá Việt Nam. Vì bụi thời gian che lấp con đường đến với Mẫu, vì nhận thức của cộng đồng không đồng đều, nhân sinh quan về sự vô hình của thánh mẫu hoặc có, hoặc không cũng tác động đến đời sống tâm linh, một sự tác động thiếu khoa học, khập khễnh. Nên người thì cuồng tín, người lại cho là nhảm nhí vô nghĩa.
    Đề tài thánh mẫu là vấn đề hấp dẫn nên gần đây các nhà nghiên cứu lưu tâm muốn tìm hiểu một cách khoa học nhưng thật khó. Vì đạo mẫu có từ tín ngưỡng dân gian nguyên thuỷ với sự tiếp nhận văn hoá nhân loại biến thành một tôn giáo bản địa cùng các tôn giáo khác song song tồn tại.
    Đến với phủ mẫu, mọi người đặc biệt là phụ nữ như được về quê mẹ, được nhìn thấy mẹ, được mẹ cầm tay xoa đầu, thì một cảm xúc thân quen lại trào lên. Muốn thủ thỉ nhỏ to những chuyện vui buồn để cầu mẹ có sự thông cảm gia ân.

    "Thường nghe, tâm hương một nén, xa bay ngào ngạt đến hương cung, tiếng pháp ba hồi rõ hết nghĩ suy nơi diệu cảnh. Kính cẩn cung nghinh thánh triết, cúi mong quốc mẫu ban ân. Từ trên cao giáng ứng nhân gian, trừ tà phụ chính nơi trần thế, mọi người kính cẩn, đón phúc trữ tai".
    Chính những sự kiện chống lại triều đình, không sợ cường quyền cũng như hành vi trừng trị thói hư tật xấu, trừng trị bọn công quyền cậy thế đè nén, cướp đoạt của dân, bắt bớ chòng ghẹo phụ nữ mà Liễu Hạnh công chúa đã làm giữa thời loạn, nhà Mạc chiếm ngôi nhà Lê, Trịnh, Nguyễn phân tranh, loạn lạc khắp nơi khiến cho nhân dân điêu đứng, trăm họ lầm than liệu có phù hợp với lòng dân. Có là hình tượng anh hùng mà đương thời cần có để làm cho quốc thái dân an.


    . Đăng ngày 28.03.2011 theo nguyên bản của tác giả từ Nam Định.
    . TRÍCH ĐĂNG LẠI VUI LÒNG GHI RÕ NGUỒN NEWVIETART.COM .
     
    Chỉnh sửa cuối: 2/10/13

    Bình Luận Bằng Facebook

  2. Truongtuyen

    Truongtuyen New Member

    Tôi xin bổ sung đôi chút mà tôi biết: Mẫu sau 3 lần đầu thai đã sinh được 2 người con tên là: Nhâm, Hòa, Cổn (Hòa là nữ) ngoài ra 2 người chồng đó chính là 1 người được đầu thai, người đó hiện là Thánh được nhân dân cả nước ngưỡng mộ.
     
  3. sen việt

    sen việt Super Moderator

    Một bài viết hay cảm ơn bạn
     
  4. huongnghialinhtu

    huongnghialinhtu hoạt động

    Nội dung không mới nhưng vẫn thấy hay dù còn thiếu nhiều cám ơn nha
     
  5. Hoa Hồng

    Hoa Hồng New Member

    Có bạn nào biết lang quân của Thánh Mẫu Liễu Hạnh là vị nào không ? Vị đó duoc thờ ở đâu và là vị Thánh nào ạ ?
    Bạn nào biết trả lời liền cho minh nha, cám on nhieu ạ.
     
  6. Truongtuyen

    Truongtuyen New Member

    Ha ha lần đầu tiên thấy có người quan tâm đến điều này, nếu bạn chú ý nghe chầu văn của quan hoàng nghệ an sẽ rõ. Mười phân vẹn mười là ai nhỉ
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/2/14
  7. Hoa Hồng

    Hoa Hồng New Member

    Sao bạn lại cười dữ vậy, có gì đáng cười đâu ?
    Mình không biết thì mình hỏi. Hiểu biết về nhiều đạo cũng tốt mà.
     
  8. Lãng

    Lãng New Member

    là Ông Hoàng Mười sao?
    sốc nặng :|
     
  9. huongnghialinhtu

    huongnghialinhtu hoạt động

    Ai cũng biết ông xã của bà liễu hạnh là ai mà có ai nhắc đến 2 ông ấy đâu .
     
  10. Truongtuyen

    Truongtuyen New Member

    Bạn thông cảm cho mình nhé, mình cười vì vui chứ ko có ý gì cả, vì bạn là người đầu tiên quan tấm đến vấn đề đó. Điều mình nói ko sai đâu, tất cả thời gian, lời hát văn có liên quan đến nhau đấy. Nếu mình nói sai chắc ông Hoàng Mười phạt mình mất.
     
  11. Hoa Hồng

    Hoa Hồng New Member

    Không sao đâu bạn, luc đó minh không hieu sao ban cười dữ vậy nên minh hỏi thôi.
    Minh đâu co nói là ban nói sai đâu, mấy chuyện này phải nói đúng sự thật.
    Chuc bạn ngày cuối tuần vui vẻ !
     
  12. Dungvpp

    Dungvpp New Member

    Lần đầu mình nghe đấy, cũng coi như được mở rộng kiến thức về đạo Mẫu, cảm ơn bạn Trương Tuyêt!
     
  13. Truongtuyen

    Truongtuyen New Member

    Mọi người có biết Mẫu ở trên ngôi cao vậy mà Mẫu cũng có những nỗi khổ riêng, hàng ngày nhìn thấy con của của mình mà khóc nghẹn. Mẹ con gặp nhau mà nước mắt tuôn trào, vì bách gia trăm họ mà phải tạm gạt bỏ tình riêng. Ai cũng có nỗi khổ riêng.
     
  14. Hoa Hồng

    Hoa Hồng New Member

    Mình thắc mắc là Đức Liễu Hạnh hiện tại bây giờ có giáng trần làm người nữa ko ạ ?
     
  15. Truongtuyen

    Truongtuyen New Member

    Hiện giờ thì chưa bạn à!
    Bây giờ đang có con, cháu của Mẫu xuống trần thôi.
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/2/14

Chia sẻ trang này