Hội thảo khoa học quốc tế: Văn hóa thờ nữ thần ở Việt Nam và Châu Á- bản sắc và giá trị được tổ chức trong hai ngày 29, 30/9 tại Nam Định Hội thảo do Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam; Hội Di sản văn hóa Việt Nam, Chi hội Folklore Châu Á phối hợp với Sở Văn hóa- Thể thao- Du lịch tỉnh Nam Định tổ chức.Gần 300 đại biểu trong nước và quốc tế đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, vùng lãnh thổ Đài Loan, Nhật Bản, Singapo, Lào và Vương quốc Anh, bao gồm các học giả, các nhà nghiên cứu, các nhà lãnh đạo đại diện chính quyền các cấp, các cơ quan văn hóa, truyền thông và đông đảo cộng đồng thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tham dự hội thảo.Hội thảo đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các nhà nghiên cứu, quản lý trong nước và quốc tế về văn hóa tín ngưỡng dân gian khu vực châu Á, với hơn 60 tham luận thuộc 15 chủ đề. Các tham luận đã tập trung giới thiệu nguồn gốc, lịch sử hình thành, phát triển, đặc trưng và ý nghĩa của văn hóa thờ nữ thần (Mẫu) ở châu Á và đặc biệt là ở Việt Nam. Là một tín ngưỡng, tục thờ nữ thần (Mẫu) là thế giới quan, nhân sinh quan của cư dân nông nghiệp châu Á; đồng thời là triết lý về tinh thần yêu nước, về sức mạnh, đạo lý của các dân tộc. Trên phương diện văn hoá, tục thờ nữ thần là bức tranh đa dạng, sinh động về nghệ thuật diễn xướng dân gian, phản ánh nhiều giá trị văn hóa đã được sáng tạo, tích tụ và trao truyền từ đời này sang đời khác, làm nên sức sống vĩnh cửu của các Nữ thần và của Mẫu. [TABLE="class: picBox, width: 1, align: center"] <tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; font-size: 12px; font: inherit; vertical-align: baseline; ">[TR] [TD][/TD] [/TR] [TR] [TD="class: desc"]Nguyệt Du Cung- Vụ Bản, Nam Định- nơi thường diễn ra các hoạt động Chầu Văn- nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam[/TD] [/TR] </tbody>[/TABLE] Đây là sự kiện quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 750 năm Thiên Trường-Nam Định, nhằm tôn vinh giá trị của Đạo Mẫu, Lên đồng và Chầu văn- di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc của Việt Nam và thực hiện chủ trương của Nhà nước về việc lập hồ sơ trình UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.Phát biểu tại buổi lễ, giáo sư- tiến sỹ Ngô Đức Thịnh- Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và bảo tồn Văn hóa tín ngưỡng Việt Nam nhấn mạnh việc tổ chức hội thảo này càng có ý nghĩa hơn khi nhận thức của xã hội cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước đang có những đánh giá ngày càng xác thực hơn và có cái nhìn tích cực hơn về Đạo Mẫu.Ông Jang, Jung- Yong- Chủ tịch hội Văn hóa dân gian Châu Á hy vọng rằng các vị đại biểu đại diện cho các quốc gia khác nên hiểu sâu sắc hơn giá trị văn hóa cũng như truyền thống thờ nữ thần của các nước trong khu vực Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Đây là cơ hội để các nước có thể quảng bá thêm về văn hóa thờ nữ thần của chính nước mình đến các nước bạn. Đây cũng chính là nền tảng để nền văn hóa các nước có thể tiến gần hơn với danh hiệu di sản phi vật thể thế giới. [TABLE="class: picBox, width: 1, align: center"] <tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; font-size: 12px; font: inherit; vertical-align: baseline; ">[TR] [TD][/TD] [/TR] [TR] [TD="class: desc"]Ông Jang, Jung-Yong- Chủ tịch hội Văn hóa dân gian Châu Á[/TD] [/TR] </tbody>[/TABLE] Chia sẻ quan điểm về tục thờ nữ thần của chính đất nước mình- Hàn Quốc, ông Jang, Jung- Yong nói thêm: Việt Nam và Hàn Quốc đều có chung tục thờ nữ thần. Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa hai nước chính là người dân Hàn Quốc chủ yếu thờ nữ thần Biển. Còn Việt Nam, nền văn hóa chủ yếu theo truyền thống lúa nước lâu đời, thế nên thường sẽ thờ những nữ thần có công bảo vệ mùa màng, đất đai tươi tốt, phục vụ cho nhu cầu cũng như cuộc sống của người dân.Ông Phạm Cao Phong, Tổng thư ký Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam chia sẻ rằng mọi người nên so sánh phong tục thờ nữ thần ở Việt Nam với các nước Châu Á khác để có thể tìm thấy được nét nổi bật, đặc trưng nhất của văn hóa thờ nữ thần ở Việt Nam. "Tôi hy vọng, mọi người sẽ càng cảm thấy tự hào hơn nếu Việt Nam có phong tục, văn hóa thờ nữ thần đặc trưng mà các nước khác không có. Đây chính là tiền đề để văn hóa thờ nữ thần ở Việt Nam trở thành di sản văn hóa phi vật thể thế giới"./. Kim Dung/ VOV
mới ở phủ giầy hôm 15 xong hi nghe thủ nhang đền quan lớn trong di tích phủ giầy nói là hội thảo nhìn rạo rực lắm 21 này ở phủ giầy kiệu 5 ghế hầu thánh với khoảng 50 người hầu tại 2 đền chính phủ tổ vân cát phủ chính tiên hương và phủ bóng
Hội thảo khoa học '' văn hóa thờ nữ thần ( Mẫu) ở Việt Nam và các nước Châu Á _bản sắc và giá trị.......!
Hội thảo quốc tế khoa học “Văn hóa thờ Nữ thần (Mẫu) ở Việt Nam và Châu Á - Bản sắc và giá trị” Trong hai ngày 29-30/9/2012, tại tỉnh Nam Định, gần 300 đại biểu trong nước và quốc tế tham dự Hội thảo khoa học quốc tế “Văn hóa thờ Nữ thần (Mẫu) ở Việt Nam và Châu Á- Bản sắc và giá trị”. Hội thảo do Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn Văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, Hội Di sản văn hóa Việt Nam, Hội Văn hóa Châu Á (Folklore) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định tổ chức. Các đại biểu quốc tế tham dự Hội nghị đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, vùng lãnh thổ Đài Loan, Nhật Bản, Singapore, Lào và Vương quốc Anh. Đại diện cơ quan Trung ương như: Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tôn giáo Chính phủ- Bộ Nội vụ, Tổng Cục An ninh II- Bộ Công an; Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) Việt Nam; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh Nam định và lãnh đạo huyện Vụ Bản; đại diện thủ nhang, thanh đồng các phủ, đền của một số tỉnh, thành phố. Trong phiên khai mạc toàn thể tại hội trường Khách sạn Vị Hoàng, thành phố Nam Định, các đại biểu tham dự hội thảo nghe các bài phát biểu: Ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân tỉnh Nam Định thay mặt chính quyền địa phương phát biểu chào mừng; GS. TS Jang Jung Yong (Hàn Quốc), Chủ tịch Hội văn hóa Châu Á; ông Lê Cao Phong, Tổng Thư ký Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) Việt Nam; ông Dương Văn Khá, Vụ trưởng Vụ Các tôn giáo khác, Ban Tôn giáo Chính phủ. Giáo sư, tiến sỹ Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam trong đề dẫn hội thảo đã nhấn mạnh việc tổ chức hội thảo này càng có ý nghĩa khi mà nhận thức của xã hội và các cơ quan quản lý Nhà nước đang có những đánh giá ngày càng xác thực hơn về thờ Mẫu, là một tín ngưỡng, tục thờ Nữ thần (Mẫu) là thế giới quan, nhân sinh quan của cư dân nông nghiệp Châu Á; đồng thời là triết lý về tinh thần yêu nước, về sức mạnh, đạo lý của các dân tộc. Trên phương diện văn hoá, tục thờ Nữ thần (Mẫu) là bức tranh đa dạng, sinh động về nghệ thuật diễn xướng dân gian, phản ánh nhiều giá trị văn hóa đã được sáng tạo, tích tụ và trao truyền từ đời này sang đời khác, làm nên sức sống vĩnh cửu của các Nữ thần và của Mẫu. Việc nhận thức đúng những giá trị của Thờ Mẫu Việt Nam có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn, từ đó xác định thái độ của các tín hữu Thờ Mẫu, của những người quản lý xã hội và người dân đối với di sản văn hóa tinh thần này. Có thể thấy một số giá trị tiêu biểu như: Có thể hiểu một thế giới quan khá cổ xưa của người Việt về “người Mẹ tự nhiên”: Mẹ Trời, Mẹ Đất, Mẹ Nước, Mẹ Rừng núi; Xác lập một nhân sinh quan tín ngưỡng của người Việt hướng về đời sống trần thế, đó là cầu mong sức khỏe, tiền tài, phúc lộc; Thờ Mẫu là một dạng thức thể hiện chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã được tâm linh hóa, tín ngưỡng hóa; Hướng con người đến thái độ sống hòa hợp, hòa nhập, khiến cho Thờ Mẫu trở thành biểu tượng đa văn hóa tộc người; Lên đồng là một nghi lễ quan trọng bậc nhất của Thờ Mẫu, là một hình thức diễn xướng tâm linh, một “bảo tàng sống” của văn hóa dân tộc Việt, xứng đáng là một di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam và nhân loại. Sau phiên khai mạc toàn thể, Hội thảo làm việc tại 2 tiểu ban: Tiểu ban 1 với chủ đề: Tục thờ Nữ thần (Mẫu)- Bản sắc văn hóa; chủ trì GS, TS Đào Lập Phiên, GS. TS Trần ích Nguyên và GS. TSKH Trần Ngọc Thêm, tổng luận GS. TS Ngô Đức Thịnh, thảo luận theo 08 nhóm vấn đề. Tiểu ban 2 với chủ đề: Các giá trị văn hóa của tục thờ Nữ thần; chủ trì GS. TS Jang Jung Yong (Hàn Quốc) và GS. TS Nguyễn Văn Huy, tổng luận TS. Lê Thị Minh Lý, thảo luận theo 07 nhóm vấn đề. Hội thảo đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các nhà nghiên cứu, quản lý trong nước và quốc tế về văn hóa tín ngưỡng dân gian khu vực Châu Á, với hơn 60 tham luận thuộc 15 nhóm vấn đề. Các tham luận đã tập trung giới thiệu nguồn gốc, lịch sử hình thành, phát triển, đặc trưng và ý nghĩa của văn hóa thờ Nữ thần (Mẫu) ở Châu Á và đặc biệt là ở Việt Nam. Đây là sự kiện quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 750 năm Thiên Trường - Nam Định như: Triển lãm thành tựu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, Hội chợ làng nghề thương mại- du lịch thành phố; Triển lãm sinh vật cảnh các tỉnh Đồng bằng sông Hồng; Trưng bày cổ vật tại Bảo tàng Nam Định. Nam Định đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chọn là địa phương đại diện cho các tỉnh, thành phố trong cả nước lập hồ sơ khoa học “Nghi lễ chầu văn của người Việt ở Nam Định” đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép đề nghị UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tại hội thảo, các đại biểu khảo sát thực địa, trải nghiệm nghi lễ hầu thánh của Thờ Mẫu Việt Nam, được thực hiện bởi những chủ thể tiêu biểu đại diện cho thanh đồng đạo quan tại Phủ Tiên Hương, Phủ Bóng và một số di tích khác./. Nguồn Ban tôn giáo Chính phủ