Hát ca trù với đời sống tâm linh

Thảo luận trong 'Ca trù' bắt đầu bởi kuangtuan, 13/2/12.

Lượt xem: 1,939

  1. kuangtuan

    kuangtuan New Member



    Hát ca trù ở cửa đình, cửa đền là cuộc hát được tổ chức ở đình làng, đền làng hàng năm, vào những ngày dân làng tế phúc, thường tân, tổ chức đại tế, nhất là những ngày Tết Nguyên Đán hay mở lễ hội. Hát ca trù cửa đình không những trình diễn cho quan viên chức sắc trong làng nghe, dân làng nghe mà cả các đấng linh thần, nhất là Thành hoàng trong làng nghe, thưởng thức.

    Trong các loại hình sân khấu nghệ thuật ở nước ta tôi thấy có 3 loại hình được trình diễn phổ biến ở cửa đình, cửa đền mỗi khi có lễ hội, đại tế, cầu phúc:1) Hát tuồng, hát chèo, người xứ Nghệ gọi chung là hát nhà trò.2) Hát chầu văn.3) Hát ca trùỞ đây xin bàn về hát ca trù với đời sống tâm linh. Như ta đều biết, hát ca trù còn gọi là hát ả đào, hát nhà tơ, hát nhà trò, hát ca công, hát cửa quyền, hát cửa đình,... Riêng hát ca trù ở cửa đình, cửa đền là đáng chú ý hơn cả.
    I. Hát ca trù ở cửa đình, cửa đền.Hát ca trù ở cửa đình, cửa đền là cuộc hát được tổ chức ở đình làng, đền làng hàng năm, vào những ngày dân làng tế phúc, thường tân, tổ chức đại tế, nhất là những ngày Tết Nguyên Đán hay mở lễ hội. Hát ca trù cửa đình không những trình diễn cho quan viên chức sắc trong làng nghe, dân làng nghe mà cả các đấng linh thần, nhất là Thành hoàng trong làng nghe, thưởng thức. Luật lệ hát rất chặt chẽ, nghiêm khắc, nghi lễ hát rất linh thiêng, trọng thể. Trước khi vào hát các đào kép phải trai giới trong vài ba ngày, tắm rửa sạch sẽ. Khi ngồi hát, đào nương phải nhịp theo các tiết mục hành lễ và các động tác của người tế. Đào nương phải hát đúng các khúc như: Nguyên hoà khúc, Thái hoà khúc, Thọ hoà khúc...Các bài hát cửa đình thường gồm: giáo trống, giáo hương, dâng hương, thét nhạc, hát giai.Hình ảnh cả một triều đình uy nghiêm với các quan văn võ, mũ cao, áo thụng, người mặc áo màu vàng, kẻ màu đỏ, màu xanh, đi đứng vái lạy, dâng hương, dâng rượu,... trước Thành hoàng gần như một buổi thiết triều trong cung đình được dựng lên, được hình hoạ lại trong đền, đình của làng xã. Nên đặc điểm của hát cửa đình là uy nghi, kính cẩn, thiêng liêng.Đặc điểm của hát ca trù ở cửa đình là thế nên ca từ của bài hát cũng không thể dùng những lời lẽ suồng sã, trăng hoa như ở chốn giáo phường (sẽ bàn sau); giọng hát cũng phải phù hợp với không khí tế lễ và các nhạc cụ như phách, sênh, đàn đáy, trống,... Dù hát thế nào cũng phải có âm nhạc.Còn tâm linh là gì?
    Trong sách “Văn hoá tâm linh”[SUP]([/SUP][SUP]1)[/SUP], Nguyễn Đăng Duy định nghĩa: “Tâm linh là cái thiêng liêng cao cả trong cuộc sống đời thường, là niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo. Cái thiêng liêng cao cả, niềm tin thiêng liêng ấy được đọng lại ở những biểu tượng, hình ảnh, ý niệm”.[SUP](2)
    [/SUP]
    II. Âm nhạc trong hát ca trù ở cửa đình, cửa đền.Tại sao trong khi tế lễ lại cần phải có âm nhạc?Người xưa cho rằng âm nhạc có thể cảm động đến thần thánh, đất trời; là mối giao hoà giữa người và các đấng tâm linh nên đã lễ phải có nhạc. Trong Kinh Lễ, Khổng Tử nói:“Nhạc phát ra ở bên trong, lễ chế tác ra ở bên ngoài nên có văn vẻ. Đại nhạc tất là phải dễ (hiểu). Đại lễ tất phải giản dị. Nhạc (mà đúng) là nhạc ắt không oán. Lễ (mà đúng) là lễ ắt không tranh giành. Như các đế vương nhường ngôi mà trị thiên hạ là đã tới chỗ (thông hiểu) Lễ Nhạc rồi vậy”[SUP](3)[/SUP].Còn đối với nhân dân:“Nhạc hợp với tình thân của cha con, làm rõ thứ tự của lớn nhỏ làm cho trong vòng bốn bể đều kính yêu. Bậc thiên tử đều như thế (tức nhường ngôi mà trị vì thiên hạ) ắt Lễ được thi hành. Nhạc hoà cùng trời đất, Lễ giữ tiết độ như đất trời. Hoà nên trăm vật không mất (bản tính) của nó; tiết độ nên thờ trời đất, chỗ sáng rõ thì có Lễ Nhạc, chỗ u tối thì có quỷ thần. Như thế trong vòng bốn biển là kính và yêu. Người có Lễ (dù) việc khác nhau nhưng (đều vẫn) kính nhau. Người biết Nhạc (dù) văn hoá khác nhau nhưng vẫn quý nhau. Tình của Lễ và Nhạc là đồng với nhau, nên bậc vua sáng lấy đó (Lễ Nhạc) mà theo.”[SUP](4)[/SUP]
    Do đó ta mới hiểu ở xứ Nghệ và cả Việt Nam trước đây tại các đình, đền hễ có lễ là có nhạc. Gõ trống, gõ chiêng, đánh xụp xoẹ,... là nhạc, chứ không phải sáo, đàn, nhị, sênh, phách,... mới là nhạc. Tế lễ chỉ xôi thịt, hương khói mà âm thầm thì ít hay không không thể cảm động đến thần linh. Nên có âm nhạc hát ca trù ở đình, đền khi tế lễ là thế.
    Nếu âm nhạc của Trung Quốc có 5 bậc: Cung, Thương, Giốc, Chuỷ, Vũ thì âm luật của ca trù Việt Nam cũng có 5 cung chính: Nam, Bắc, Huỳnh, Pha, Nao. Có hai lối hát: hát khuôn và hát hàng hoa. Hát khuôn là hát theo khuôn bậc, nắn nót từng tiếng, luyến láy công phu, tròn vành rõ chữ. Hát hàng hoa là hát theo tính cách tài tử, phóng khoáng, lơi lỏng phần nào về khuôn bậc, tiếng hát ít công phu hơn hát khuôn. Nó dành cho các đào nương những nét sáng tạo nhất định.Hát cửa đình, cửa đền khi tế thần, đào nương phải hát khuôn thật giỏi để ăn nhịp với đàn phách, tức âm nhạc, gọi là quán.Lễ nhạc luôn đi đôi với nhau.
    Khổng Tử nói: “Lễ nhạc không thể xa lìa một khoảnh khắc. Nghiên cứu Nhạc để sửa trị tâm, làm cho tâm ý hiền từ lương thiện sản sinh. Tâm ý hiền từ lương thiện sản sinh tất sẽ an lạc, an lạc tất yên ổn, yên ổn tất dài lâu, dài lâu tất đạt đến chỗ vi diệu của trời đất, đạt đến trời đất tất thông với thần. Trời không nói mà (ai cũng) tin, thần không giận dữ mà (vẫn có) uy. Ấy là chỗ nghiên cứu Nhạc mà sửa trị tâm đó vậy”.
    Ông nói thêm: “Vì vậy nên Nhạc cảm động ở bên trong. Lễ cảm động ở bên ngoài. Nhạc là cực hoà. Lễ là cực thuận. Trong hoà mà ngoài thuận ắt dân (lấy đó) chiêm ngưỡng không xẩy ra tranh giành”. [SUP](5)[/SUP]
    Đến đây ta thấy hát ca trù ở cửa đình, cửa đền:
    1) Hát với mục đích phục vụ cuộc tế thần trong ngày lễ hội hay ngày Tết Nguyên Đán.
    2) Không gian văn hoá của cuộc trình diễn hát ca trù ở cửa đình, cửa đền đầy ắp không khí tâm linh.
    3) Cả hát trong tế lễ và sau tế lễ đều có ca nhạc và ít nhiều có múa. Ca và nhạc quyện lấy nhau nên từ quần áo ăn mặc, khi vào hát, đứng hát (theo nhạc), ngồi hát, bộ điệu, giọng hát cho đến giọng đàn tiếng phách,... đều phải theo lối khuôn hợp với 5 khổ nhạc.
    4) Nhạc ca trù khi tế lễ cảm động đến thần thánh, nối liền cái tâm của con người với thần thánh và cả đất trời, làm cho thần thánh hiểu những ý muốn, những lời chúc mừng, những lời cầu nguyện, mong mỏi mà nhân dân và quan viên chức sắc trong làng đã gửi gắm trong những lời ca.

    III. Xã hội đối với hát ca trù.

    1.
    Làng xã
    Hát ca trù được đưa vào tế thần như vậy, nên hương ước nhiều làng xã có những điều khoản cụ thể.Như hương ước xã Đào Viên có đến 5 điều ước. Các điều ước này cho ta biết rằng, mỗi khi làng xã mở lễ hội hoặc đại tế không chỉ mời 1 giáo phường đến hát ca trù mà mời 2 hoặc 3 giáo phường đến thi hát với nhau. Hương ước cũng ghi rõ cả thể thức thi và các bài hát phải hát trong khi thi cùng vấn đề tiền công và tiền thưởng.[SUP](6)[/SUP]Điều ước họ Trần và các làng thuộc xã Giai Lạc nay là xã Phúc Thành (Huyện Yên Thành) phụng tự tại Phủ Thờ ở làng Diệu Ốc, điều 6 viết: “Sự lệ, nghi tiết và văn thức các giáp đã khắc ở bia đá”. Bia đá đặt tại Phủ Thờ, trong nội dung bia đá có đoạn ý nói: Hàng năm mỗi khi tế thần phải mời ca công Kẻ Gám( tức làng Xuân Nguyên, đến hát để chúc ngài).Về việc này điều ước họ Trần ghi: “ Điều 29 - Hàng năm kỳ tháng Ba, chọn ngày làm lễ ca xướng tế thất vị gọi bằng lễ “Phi Tiên”.“Điều 45 - Cho ca công họ Thanh (chính là họ Thái - Ninh Viết Giao) Kẻ Gám ruộng trí tịch ở địa phận xã Quan Triều 15 mẫu, có lời phó (Có văn bản cấp chung trao cho) để họ này chia nhau cày cấy lây cái sinh nhai mà mỗi đời làm nghề ca công, nghề hát ca trù [SUP](7)[/SUP]”.Có thể nêu nhiều hương ước nữa, song chỉ nêu hương ước ấy, chúng ta đã biết hát ca trù ở Nghệ An đã có vai trò như thế nào trong đời sống văn hóa của nhân dân trước đây.
    2, Cung đình
    Ở Nghệ An trước đây có 3 phường ca trù đại hàng nối tiếp: a, Phường ca trù (Nhà tơ) Cát Ngạn mà chủ yếu là ở thôn Tiên Cung nay thuộc xã Cát Văn, huyện Thanh Chương. b, Phường ca trù Kẻ Gám tức làng Xuân Nguyên, nay thuộc xã Xuân Thành, huyện Yên Thành (Đã nói trên ). C, Phường ca trù Yên Lý nay thuộc xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu.Hai phường ca trù đại hàng ở Cát Ngạn và Xuân Nguyên, do các gia phả, sắc bằng đã mất mát nên được hát ở cung đình, ở cửa tỉnh, cửa huyện ra sao, chũng tôi chưa rõ, còn ở Yên Lý, theo gia phả họ Trần thì tộc giáo phường ở đây vào đời Lê thường được hát ở cung đình, từng nổi tiếng là một ngự giáo phường. Giáo phường này, cũng theo gia phả, cũng đã sinh ra 9 quân giáp tài ba, 2 người được phong tước hầu, nhiều người được phong các tước bá, tử, nam, 19 đào nương xinh đẹp hát hay, nhiều cô được tuyển vào cung vua phủ chúa.Bài viết này nói về hát ca trù với đời sống tâm linh nên không nói kỹ về làng xã và cung đình.
    IV. Về những bài thơ ca trù ở cửa đình, cửa đền.
    Với mục đích tế lễ, không gian văn hoá và lễ hát nhạc ca trù ở cửa đình, cửa đền như đã nói trên, ta thấy các bài thơ hát ca trù, ngoài những bài có tính chất chung mang nội dung khuôn mẫu trong bài hát giáo trống, giáo hương (Nguyên hoà), Thái hoà, Thọ hoà,... còn khi hát giai vịnh cảnh, hát giai vịnh sử, hát giai nói về đời sống của tứ dân trong thôn làng,... ở xứ Nghệ, trong một bài viết ở hội thảo lần trước, tôi đã giới thiệu 2 bài.[SUP](8)[/SUP]
    Bài 1
    : Bài thơ ca trù trong dịp lễ Kỳ phúc ở làng Võ Liệt (Thanh Chương):

    Giời Nam Việt âu vàng chói lói,
    Bắc Nam cùng một mối giang sơn.
    Hội thái bình nước trị nhà an,
    Cây cỏ cũng nhuần ân vũ lộ.
    Làng ta nay sĩ nông công cổ,
    Bốn dân đều vui thú sinh nhai.
    Gió xuân về mát rượi chẳng từ ai,Nay tiệc mở cúng thân kỳ phúc.
    Cầu cho được “tam đa”, “ngũ phúc”áng mây hồng náo nức những niềm vui
    .
    Chúc quan dân no đủ sống dài,Chúc cả làng ta nhà nhà khang thái.
    Gió xuân, mưa huệ còn mãi mãi
    Đâu chỉ là có một mùa xuânVui xuân xin cứ vui đi!
    Bài 2
    : Mừng một quan võ ở làng Hiến Lạng (Thanh Chương) được phong sắc:

    Hiếu tử trung thần đô phận sự,
    Đấng làm trai lập chí đễ ai hay
    .
    Đội ơn trên cơm nặng áo dày,Dám đâu nghĩ dày sương đạp tuyết.
    Bắc phạt tây chinh duy hữu quốc,
    Cao sơn lưu thuỷ thật nhất tâm.
    Tiệc khải ca lừng lững ba quân,
    Sắc thăng thưởng rõ ràng miền cố lý.
    Mới biết anh hùng là chí khí,Trung ư quân, tiện thị hiếu ư thân.
    Vinh hoa bõ lúc phong trần
    Ghi gác Phượng đài Lân còn dài.
    Trần ai ai dễ biết ai!

    Nay thêm một bài nữa:

    Bài 3
    : Bài hát ca trù ở đền làng Tiên Yên, xã Quỳnh Bá, huyện Quỳnh Lưu trong đại tế cầu mưa.

    Đãn nguyện quân vương an bách tính
    Quốc trung kim nhật khán xuân phong.
    Nghĩ gió xuân về mát mẻ trong lòng,Người, vật, cỏ cây đều tươi tốt.
    Ngán nỗi làng ta nay sao ủ dột,Gió xuân về mà không có hạt mưa rơi.
    Nhìn ra đồng khoai lúa chẳng tốt tươi,
    Cứ nắng mãi tứ dân đều khổ cực.
    Kẻ sĩ biếng lười đường bútNgười bán buôn hết vốn nói chi lời.
    Chạy thuế sưu người thuyền chợ cũng đứt hơi,
    Nay cầu nguyện cho phong hoà vũ thuận.
    Rưới mưa nhuần cho vạn vật thắm đẫm,
    Cho tiếng cười con trẻ nở trên môi.
    Sấm sét ra oai cho mưa trắng nagng trời,
    Cảnh no đủ sẽ bày ra trước mắt.
    Lúc đó xuân về đâu đâu cũng ca hát,
    Cứu dân với! Đông Hoàng ơi!
    Đi theo lối hát khuôn khổ của ca trù tại cửa đình, những bài thơ ca trù hát ở đình làng, đền làng trong những dịp tế lễ cũng phải nghiêm túc, lời văn cũng như giọng phải cẩn trọng thanh tao nhưng nhẹ nhàng, thanh thoát. Có thế mới theo tiếng đàn, tiếng phách của ca trù mà làm cảm động các đấng thần linh, mới mong được các đấng thần linh chấp nhận. Từ đó mới giao hoà với trời đất, quỷ thần, với cỏ cây, sông nước, núi non,...
    Phải có thế thì hát ca trù với đôi ba nghệ nhân thôi, với vài ba nhạc cụ thôi mới được đưa vào hát ở cửa đình, cửa đền. Từ đó tôi nghĩ rằng, cả hát chầu văn để hầu bóng, hầu đồng; cả tiếng cồng chiêng của bà con Tây Nguyên,... cũng thế. Và biết bao lễ tục, lễ hội của nhân dân ta đều có âm nhạc, không nhạc cụ này thì nhạc cụ khác, phải có âm nhạc thì lời ước mong, cầu nguyện, lời chúc mừng của con người mới giao hoà với thần linh, đất trời; và thánh thần trời đất mới hiểu ý của dân làng mà độ trì, mà cứu vớt.Bài viết này của tôi là nói về hát ca trù Cổ Đạm nhưng cũng nói về hát ca trù ở nhiều nơi trên xứ Nghệ và cả Việt Nam. Riêng xứ Nghệ, tất cả các giáo phường ca trù từ tiểu hàng đến đại hàng đều coi Cổ Đạm là gốc trung tâm của nghề cầm ca này. Ở đây có điện xứ tức đền thờ 2 thánh sư ca trù là Mãn Đào Hoa công chúa và Thanh Xà đại vương. Điện xứ là điện thờ cả xứ Nghệ. Đến ngày đại tế hai vị thánh sư các giáo phường ở xứ Nghệ đều hành hương về Cổ Đạm để cúng vái.Từ xứ xuất hiện năm Hồng Đức thứ 21/1490 đời vua Lê Thánh Tông sau từ thừa tuyên. Đến đời Hồng Thuận (1509 - 1916) mới gọi trấn. Từ xứ chỉ xuất hiện trong khoảng trên dưới 20 năm nhưng in đậm nét sắc thái văn hoá. Đến bây giờ, nhân dân ta vẫn gọi là xứ Bắc, xứ Thanh, xứ Nghệ, xứ Huế, ... Nếu gọi là điện xứ thì chúng ta có thể nghĩ rằng đền thờ hai vị thánh ca trù vào khoảng cuối đời vua Lê Thánh Tông cho đến đời vua Lê Tương Dực. Nhưng có lẽ giáo phường Cổ Đạm phải có trước đó thì thời gian cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI mới có điện xứ ở Cổ Đạm.

    (1) Văn hoá tâm linh, NXB Thanh Niên, Hà Nội, 1988.(2) (3) (4) (5) Kinh Lễ, bản dịch của Nguyễn Tôn Nhan, NXB Văn học, Hà Nội, 1999, trang 174, 175.(6) Xem “Hương ước Nghệ An”, Ninh Viết Giao chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998, từ trang 178 đến 187.(7) Hương ước Nghệ An- Sđd (8) Hội thảo vào tháng 12 – 1998 tại Khách sạn Lam Kiều - Hà Tĩnh. Xem Kỷ yếu Hội thảo “Ca trù Cổ Đạm”, Sở VHTT Hà Tĩnh ấn hành, 1999.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này