Đừng đổ tội cho... Hầu đồng

Thảo luận trong 'Tin tức Đạo Mẫu' bắt đầu bởi cá bống, 31/5/11.

Lượt xem: 1,324

  1. cá bống

    cá bống New Member

    [​IMG]

    (ANTĐ) Dư luận đang rộ lên chuyện nên hay không xây dựng hồ sơ UNESCO cho nghi lễ Hầu đồng. Đã từng có thời gian dài, nghi lễ này bị các hoạt động mê tín dị đoan lấn lướt, rồi bị cấm. “án oan” đã được gỡ, nhưng rõ ràng xung quanh Hầu đồng chưa hẳn là đã hết những điều tiếng...

    PV Báo ANTĐ đã có cuộc trò chuyện cùng GS. Ngô Đức Thịnh - ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia - Phó Chủ tịch Hội Folklore châu á - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn tín ngưỡng Việt Nam về tín ngưỡng dân gian đặc biệt này.

    - PV: Thưa GS, là một người nghiên cứu sâu về nghi lễ Hầu đồng, GS có thể cho biết nét đặc sắc nhất của nghi lễ tâm linh này?

    - GS Ngô Đức Thịnh: Đây là một nghi lễ tôn thờ nữ thần của đạo Mẫu, nó thể hiện quan niệm đồng nhất con người với tự nhiên. Đạo Mẫu và nghi lễ Hầu đồng không chú trọng vấn đề linh hồn hay cái chết mà quan tâm đến sự sống, đến khát vọng sức khỏe và tài lộc ở thế giới trần gian. Về khía cạnh dân tộc và lịch sử, đạo Mẫu đứng về phía dân tộc, nó chính là chủ nghĩa yêu nước đã được tín ngưỡng hóa.

    Cũng có thể khẳng định, nghi lễ Hầu đồng chính là sân khấu tâm linh. Các hoạt động của nó gắn với âm nhạc, chầu văn, các điệu múa, mỹ thuật, kiến trúc và cả thời trang nữa. Đây là một di sản văn hóa dân tộc độc đáo, một bảo tàng sống về văn hóa truyền thống đáng được trân trọng và nghiên cứu kỹ lưỡng để bảo tồn, phát huy những nét đẹp của nó.

    Hầu đồng, nếu không bị biến tướng
    sẽ là một nghi lễ văn hóa tâm linh


    - PV: Được biết, GS là người nghiên cứu về nghi lễ dân gian này từ khá sớm ?

    - GS Ngô Đức Thịnh: Tôi bắt tay vào nghiên cứu về Hầu đồng cũng đã được hơn 20 năm. Tôi nghiên cứu nghi lễ này chỉ để trả lời một câu hỏi, tại sao Hầu đồng bị cấm đoán như thế nhưng các ông đồng, bà đồng vẫn ngấm ngầm thực hiện? Sau này, tôi hiểu ra rằng, Hầu đồng cũng là vấn đề tâm sinh lý, đối với nhiều người, hầu đồng là một nhu cầu, nên dù có cấm cũng không được. Tôi đã từng viết một cuốn sách là “Lên đồng, hành trình của thần linh và thân phận” để lý giải kỹ về điều này.

    - PV: Theo GS, làm thế nào để nghi lễ này trở về đúng như những gì nó vốn có?

    - GS Ngô Đức Thịnh: Không có một thứ tôn giáo tín ngưỡng nào dạy con người làm điều xấu cả. Chỉ có người ta lợi dụng nó để làm việc sai trái. Vì thế, không nên đổ tội cho Hầu đồng. Nếu không có sự biến tướng, lợi dụng hình thức này để tuyên truyền mê tín dị đoan thì bạn có thể thấy, các hình thức Hầu đồng chỉ như một cuộc sinh hoạt văn hóa - tín ngưỡng.

    Bây giờ không chỉ riêng có Hầu đồng đâu, mà còn nhiều thứ tôn giáo, tín ngưỡng đã bị lợi dụng. Điều mà tôi muốn nhấn mạnh đó là vấn đề con người và thái độ. Nếu Hầu đồng được công nhận là di sản cũng là việc làm tốt, dựa vào đó để xây dựng một hành lang pháp lý, bài trừ tiêu cực, hướng dẫn tích cực để phát triển theo hướng tốt đẹp.

    - PV: Theo GS, chúng ta nên dành sự quan tâm cho việc xây dựng hồ sơ hay tới giá trị của hầu đồng cùng những con người đang duy trì nó?


    - GS Ngô Đức Thịnh: Đang có một thực tế, nhiều địa phương cứ cố tìm cho ra một di sản để lập hồ sơ đưa đi quốc tế. Tôi đang là thành viên Hội động Di sản văn hóa Quốc gia, vì thế luôn phải có ý kiến về việc thẩm định các di sản.

    Nhưng không phải cái gì cũng đưa đi ứng cử cả. Được thế giới tôn vinh là việc làm tốt, nhưng dù họ có công nhận hay không mình vẫn phải bảo tồn. Mục đích cuối cùng của việc làm hồ sơ cũng chỉ là bảo tồn, chứ không phải để mang danh là tôi đã làm việc đó.

    - PV: Nếu xây dựng hồ sơ, theo GS phần trăm cơ hội được UNESCO công nhận của hầu đồng là bao nhiêu?

    - GS Ngô Đức Thịnh: Nếu được làm hồ sơ, tôi nghĩ Hầu đồng có nhiều cơ hội hơn các di sản phi vật thể khác của Việt Nam. Theo như những gì tôi biết, nhiều học giả trên thế giới thích Hầu đồng của chúng ta. Đã từng có cuộc hội thảo quốc tế về đạo Mẫu và Hầu đồng năm 2001 tại Hà Nội. Còn trong các cuộc hội thảo nhân học trên thế giới thì có hàng chục tiểu ban quan tâm tới chủ đề này. Trong đó riêng tục nhập đồng của người Việt được giới nghiên cứu văn hóa dân gian thế giới rất thích và đánh giá cao tín ngưỡng này.

    Vào năm 1996, bên lề hội thảo quốc tế, một cuộc Hầu đồng đã được tổ chức tại phủ Tây Hồ. Nhiều nhà nghiên cứu quốc tế, sau khi chứng kiến nghi lễ Hầu đồng đã phải thốt lên rằng: “Tôi sẽ nhớ mãi cái đêm huy hoàng này!”. Thế nhưng cho tới nay, dù Hầu đồng đã được nhìn nhận lại, nhưng nó vẫn là loại hình nghệ thuật nhạy cảm. Do vậy, tốt hơn là vẫn phải nghiên cứu làm sáng rõ hơn những giá trị của Hầu đồng, tạo nên sự đồng thuận xã hội, trước khi tôn vinh nó ở phạm vi quốc tế.

    - PV: Xin cảm ơn GS!

    ------------------------------------------------------
    http://viettems.com
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này